K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

bác ngáo chó vl

23 tháng 4 2019

Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.

Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.

Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt.   Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.

Hình ảnh chú công an mang những nét đẹp bình dị đã thắp lên trong em ngọn lửa của khát vọng được chung tay gìn giữ Tổ quốc mình. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú.

23 tháng 4 2019


Ngày nào đi học, em cũng đều đi ngang ngã tư gần nhà. Nơi ấy, xe cộ luôn tấp nập qua lại suốt ngày và đêm. Mẹ em mỗi lần trước khi em ra khỏi nhà đều dặn em nhìn đường cẩn thận ở đoạn đó để tránh xảy ra tai nạn. Nhưng mỗi ngày em đều thấy có một chú công an đứng ngay ở chỗ bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn.

Chú công an còn khá trẻ, trông có vẻ mới chỉ hơn hai mươi lăm tuổi mà thôi. Chú có vóc người cao lớn, làn da màu bánh mật khỏe mạnh. Như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki màu vàng sậm. Em thấy mùa hè chú hay mặc chiếc áo ngắn tay. Trên chiếc áo ấy, ở tay áo có đeo một cái băng đô in logo của đồng phục cảnh sát giao thông. Ở trước ngực là bảng tên, đơn vị bằng tấm mê - ka nền trắng chữ xanh rất nổi bật. Bộ quần áo luôn chỉn chu và thẳng thớm phần nào cho em thấy rằng chú rất trân trọng bộ đồng phục này của mình.

Chú đi giày đen bóng loáng. Chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch xuống dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông. Những thứ ấy trông càng làm cho chú thêm oai vệ và uy nghiêm, mang vẻ đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.

Ngày nào em đi học ngang qua cũng thấy chú đứng đó. Dù trời nắng gắt hay trời lạnh, chú đều đứng nghiêm, mắt quan sát tnhf hình giao thông đường phố. Miệng chú ngậm còi, hai cánh tay thay cho mệnh lệnh, cứ đưa lên rồi hạ xuống, sang trái rồi lại qua phải. Chính nhờ có những mệnh lệnh ấy mà dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, đi một cách có trật tự, có nề nếp.

Thi thoảng có một vài chiếc xe máy hay xe ô tô đậu chớm quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú liền ngay lập tức thổi còi ra hiệu lùi lại. Những chiếc xe ấy vội vã lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn nghe lời như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy vậy. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, không thiên vị một người nào dù có quen biết hay là người nhà đi nữa.

Em nhớ có một lần trên đường đi học về đã chứng kiến một việc rất thanh liêm của chú. Lúc ấy là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại đều rất đông, em rất khó khăn để có thể sang được đường bên kia một cách an toàn. Lúc ấy, có hai người đi một chiếc xe máy lạng lách để vượt qua những xe khác mà đi lên trước. Ngay lập tức, chú tuýt còi gọi hai người ấy lại, yêu cầu họ dừng lại, tắt máy và dắt xe lên vỉa hẻ ngay gần ấy, vừa vặn là chỗ em đứng. Chính vì vậy, em có cơ hội được lắng nghe và chứng kiến toàn bộ sự việc. Vì đi sai nên chú yêu cầu lập biên bản và tiến hành giữ xe vì họ không mang giấy tờ xe đi cùng. Khi nghe đến đấy, họ lập tức lên tiếng nói với chú rằng:
- Dẫu sao cũng là chỗ quen biết, thôi thì anh bỏ qua cho bọn em đi anh.
- Thật xin lỗi nhưng luật là luật. Hai em không tuân thủ, là người quen biết thì anh phải càng phải phạt.

Chú cương quyết đáp lại rồi tiến hành thủ tục làm việc mặc kệ hai người kia có nài nỉ thế nào. Em rất ngưỡng mộ chú ở tính cương trực, tận tâm, tận tụy với nghề. Ngày hôm ấy về nhà, em đã luôn nghĩ đến chú.

Em ngưỡng mộ chú công an nhiều lắm! Nhờ có chú mà đường phố lúc nào cũng an toàn cả. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để có một ngày được trở thành chú cảnh sát giao thông như chú.

5 tháng 5 2018

Bác bảo vệ năm nay đã hơn sáu mươi tuổi. Trước đây, bác là bộ đội ở biên giới, lập được rất nhiều chiến công. Vì thế, chúng tôi thường gọi bác là dũng sĩ. Sau chiến tranh, bác trở về phục vụ quê hương. Mấy năm nay, bác vào làm bảo vệ ở trường tôi.
 Điều ấn tượng đầu tiên với tôi và mọi người là làn da đặc biệt của bác. Làn da bị cháy đen, có chỗ loang lổ nhưng vết sạm. Nhìn da bác, người ta như thấy được cả cái nắng, cái mưa khắc nghiệt của núi rừng bao năm tháng phá huỷ con người. Bác có gương mặt cương trực, nghiêm nghị mà lúc đầu nhìn thấy chúng tôi sợ lắm. Tuy đã nhiều tuổi nhưng đôi mát bác vẫn sáng và tinh nhanh. Tôn thêm cho khuôn mặt là đôi lông mày dày rậm, toát lên vẽ mạnh mẽ.
 Bác bảo vệ đậm người, không cao mà cũng không thấp. Bác còn khoẻ mạnh, vững chắc lắm. Những bắp tay cuồn cuộn như một lực sĩ. Duy có đôi chân của bác không còn lành lặn nữa, một bên là chiếc chân gỗ. Trong chiến dịch năm xưa bác bị thương nặng nên muốn giữ tính mạng bác đã phải cưa mất một bên chân. Nhưng nhìn bác đi, khó ai có thể đoán được đấy không phải là chân thật. Bác đã quen lắm rồi, cái chân gỗ này đã là tri kỉ, nó đã thành máu thịt của bác từ bao giờ không biết.
Bác bảo vệ có nhiều thói quen mà ở ngôi trường này không học sinh nào là không biết. Thoáng nhìn qua là nhận ra ngay bác. Dường như ngày nào, tháng nào bác cũng mặc những chiếc áo bộ đội đã cũ và bạc màu. Trên cầu vai có một mảnh vá nhỏ. Nhưng với bác, chiếc áo ấy là kỉ niệm cả một thời đạn bom oanh liệt. Nom bác mặc chiếc áo thật oai hùng. Nhất là những ngày lễ lớn, bác mặc nguyên một bộ quân phục nghiêm trang, đẹp đẽ.
 Sáng nào bác cũng dậy từ rất sớm. Từ khi ông mặt trời vẫn còn đang ngái ngủ, bác đã dậy làm việc rồi. Bác đi kiểm tra một vòng, cẩn thận từng phòng, từng ngóc ngách, thấy cái gì hỏng bác liền sửa ngay. Rồi bác chăm vườn cây sau trường, chăm chút tỉ mỉ như đứa con của mình. Xong việc đâu đấy, bác ra mở rộng cánh cổng sắt, mỉm cười chào đón chúng tôi.
 Thoạt nhìn thấy bác bảo vệ khó tính, nghiêm khắc và khó gần. Nhưng khi chuyện trò, tiếp xúc rồi thấy bác là cả một kho tàng, một thế giới. Nghe những câu chuyện về chiến tranh mà chúng tôi như nhìn thấy cả dân tộc qua bác. Không chỉ thế, bác còn thuộc rất nhiều dân ca, ca dao, hò vè, thuộc nhiều thơ văn cổ... Bác hát chèo rất hay nữa. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, bác hát một trích đoạn cho học trò nghe. Chúng tôi nghe thích thú, say sưa quên cả về nhà...
 Bác bảo vệ của chúng tôi không có một gia đình riêng. Bác coi ngôi trường này là nhà, coi các thầy cô giáo là anh chị em, coi học trò chúng tôi là con cháu... Bác đã hi sinh cả đời mình cho dân tộc, quê hương và giờ đây bác lại cống hiến sức lực còn lại cho thế hệ tương lai.
 Hình ảnh bác bảo vệ đã quá thân quen và gần gũi với mỗi học sinh của nhà trường. Nhìn bác, chiều chiều lầm lũi một mình chúng tôi thầm hỏi, trên đất nước Việt Nam ta còn bao nhiêu con người như thế.

5 tháng 5 2018

 Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ.  Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.
     Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng  chú vẫn mạnh khoẻ. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng , lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày tướng to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền hột điếu lún sâu ở phần má. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản – mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định.

    Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua , những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì. Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu .
    Chú Bảo rất thân thiện và yêu mếm học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm  biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.

2 tháng 2 2019

Bác Chính là bảo vệ trường em. Bác công tác ở trường em đã trên mười năm, chị em bảo thế.

Bác là thương binh, mất một cánh tay trái, tại chiến trường biên giới. Người bác cao, gầy. Bụng và mông bác còn nhiều mảnh đạn. Tóc cắt ngắn, cặp mắt sâu, cái mũi cao hơi đỏ. Bác nói nhẹ nhàng, cử chỉ lịch thiệp, hay cười. Bác vui tính nên ai cũng mến. Các thầy cô giáo trong trường đều thân mật kính trọng gọi là: "Chú”, "Chú Chính”. 

Khách đến trường, các vị phụ huynh đều gọi là "Bác". Bác đã 45 tuổi, rất nhanh nhẹn. Học sinh cần gì, các thầy cô giáo cần gì, bác nhiệt tình giúp đỡ ngay. Bác đánh trống báo giờ học, báo giờ ra chơi không bao giờ sai một phút. Trong bộ quân phục bạc màu, ống áo trái dắt vai, trông bác vừa nghiêm trang vừa bình dị. Một bọn cờ bạc bịp đến cổng trường giở trò móc túi trẻ con, bác nhẹ nhàng nói, chỉ một lúc sau, chúng đều đi thẳng. 

Có một tay "thiện xạ" ăn mặc rất bảnh, nghe nói là "con ông cháu cha" ngang nhiên xách súng vào bắn chào mào trên các ngọn cây bàng. Chẳng cần to tiếng gì cả, chàng "thiện xạ" đã hứa với bác là không bao giờ đến bắn chim trong trường  nữa. Thằng Quý, thằng Phương vào trộm bàng chiều chủ nhật. Bác bắt được khi đang leo trên ngọn cây. Bác gọi xuống và ôn tồn nhắc: "Cứ từ từ, kẻo ngã…".

Hai cu cậu phải viết vào một tờ giấy chỉ có ba chữ: "Cháu xin chừa", với chữ kí kèm theo. Bác chẳng báo cáo với ai, thế mà hai bạn ấy không leo bàng nữa. Mỗi lần có học sinh bị ốm đau, bác giúp đỡ tận tình, coi như con cháu trong gia đình. Bác gần gũi và quan tâm tới tụi học trò. Nhiều khi ngồi nghe bác kể chuyện về ngôi trường này hay những câu chuyện về các anh chị khóa trước đã ra trường rất thú vị.

Em mong sao bác bảo vệ trường em luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục công tác, cống hiến cho mái trường mến yêu của chúng em. Mai này dù có đi đâu xa, hình ảnh mái trường với thầy cô, bạn bè trong đó có cả bác bảo vệ sẽ in đậm trong tâm trí em.

2 tháng 2 2019

Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.

Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khỏe. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng, lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường. 

Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền lún sâu ở phần má. 

Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản, mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định. Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. 

Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua, những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì.

Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu. Chú Bảo rất thân thiện và yêu mến học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm  biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.

5 tháng 1 2022

Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

 
17 tháng 5 2020

"Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người"

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

   Đoạn đối thoại trực tiếp giữa anh đội viên và Bác càng bộc lộ rõ hơn nữa những đức tính, tình cảm tốt đẹp ở Bác. Trước thái độ năn nỉ mong Bác đi ngủ của anh đội viên, Bác tâm sự đầy chân thành và xúc động: “Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau” . Làm sao có thể ngủ được khi những chiến sĩ ngoài kia vẫn đang phải chịu khổ cực, gió rét. Bác thương vô cùng những người chiến sĩ khi họ được trang bị vô cùng ít ỏi, thiếu thốn nhiều thứ, chỉ có lá cây thay chiếu để nằm, manh áo mỏng manh dùng để làm chăn, trong khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, những cơn mưa rả rích suốt đêm khiến cho cái lạnh càng trở nên giá buốt hơn. Bởi vậy, một người cha như Bác sao có thể yên lòng mà ngủ ngon khi những đứa con thương yêu của mình phải chịu cực khổ.

   Tấm lòng, tình yêu thương bao la của Bác dành cho mọi người đã khiến anh đội viên vô cùng cảm phục, yêu mến, cũng bởi vậy mà “Anh thức luôn cùng Bác” , để chia sẻ nỗi lo toan, vất vả với Bác. Quá trình tiếp xúc, chứng kiến những hành động, việc làm, những lời tâm sự chân thật, đầy ấm áp của Bác đã đưa anh đội viên đi đến một nhận thức, một khái quát: “Đêm nay Bác ngồi đó/ Đêm nay Bác không ngủ. Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” . Hai câu thơ cuối đã nói lên trọn vẹn tấm lòng bao la, tình yêu thương tha thiết mà cả cuộc đời này Bác dành cho dân tộc, cho đất nước.

   Qua lời kể của anh đội viên với lớp ngôn ngữ giản dị, những hình ảnh so sánh đặc sắc (Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lựa hồng) , hoán dụ (Người cha mái tóc bác/ Đốt lửa cho anh nằm); điệp ngữ (Đêm nay Bác không ngủ) ,… Ngoài ra, bài thơ như một câu chuyện, với sự sắp đặt các sự kiện một cách tinh tế, khéo léo, tác giả đã lần lượt mở ra vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân cách của Bác. Với sự kết hợp hài hòa của tất cả các yếu tố nghệ thuật trên, Minh Huệ đã dựng lên chân dung Bác Hồ vừa dung dị, đẹp đẽ vừa ngời sáng nhân cách.

   Đọc những dòng thơ cuối cùng, gấp lại trang sách, hình ảnh của Bác hiện lên qua trang thơ thật đẹp biết bao. Vẻ đẹp của bác là sự hòa quyện giữa cái bình thường và cái phi thường, giữa cái giản dị và thanh cao của nhân cách, của tấm lòng bao dung, vị tha, luôn yêu thương và quan tâm đến mọi người bằng cả trái tim chân thành và tin yêu.

Chúc bạn học tốt~

22 tháng 4 2021

Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.

Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.

Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...

Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.

Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.

Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm.

22 tháng 4 2021

Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.

Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.

Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...

Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.

Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.

Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm .

15 tháng 3 2021

TK :

I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

II. Thân bài

1. Tả bao quát

- Chị em bao nhiêu tuổi?

- Chị em học ở đâu?

- Chị em học trường gì?

- Em thương chị em như thế nào?

2. Tả chi tiết

a. Tả hình dáng

- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6

- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp

- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

b. Tả tính tình

- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương

- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn

- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

- Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em

Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

15 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

1. Mở bài :

VD : Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài :

a) Hình dáng :

Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.Mái tóc đen óng mượt mà.Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắngĐôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình :

Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài :

Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
22 tháng 4 2018

Năm học mới lại bắt đầu và đối với tôi đây là một năm học vô cùng đặc biệt bởi đây là năm đầu của tôi ở trường cấp hai. Tôi còn nhớ ngày đầu khi mới bước vào trường tôi có biết bao nhiêu lo sợ nhưng may mắn tôi đã được những động viên rất ân cần của bác bảo vệ và ngay từ giây phút ấy, tôi đã vô cùng yêu quý bác.

Bác bảo vệ trường tôi có lẽ ở tuổi ngoài năm mươi. Dáng người bác dong dỏng cao, trên mái tóc đã điểm những sợi bạc. Bác có khuôn mặt chữ điền, chác hẳn ai trông thấy bác lần đầu cũng cho rằng bác là một người khá nghiêm nghị nhưng thực ra nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ thấy là bác rất hiền lại dễ gần. Nước da bác hơi ngăm đen nhưng toát lên sự khỏe khoắn của một con người dãi dầu mưa nắng. Ở bác có đôi mắt đen sâu thẳm, hằn rõ những dấu hiệu của một cuộc đời từng trải nhưng nụ cười không vì thế mà khô khan, trái lại nó hiền lành, dịu dàng, đem lại cho người ta cảm giác dễ gần. Tôi chú ý nhất ở bác là đôi bàn tay chắc với nhiều vết chai, những ngón tay thuôn dài khiến cho bàn tay trông to và khỏe khoắn. Bác ăn mặc khá giản dị, tôi thường thấy bác mặc áo sơ mi hoặc áo phông với quần âu đã sờn cùng với chiếc mũ lưỡi chai cũng đã sờn vải. Bác có lẽ là một người rất yêu chó, phòng bác nuôi một chú cún con có bộ lông tráng muốt rất khôn và tôi hay thấy chú quấn quýt bên bác, bác cũng rất dịu dàng và chiều chuộng chú ta, luôn cho chú nằm trên đùi của mình mỗi khi rảnh rỗi. Tôi tin rằng bác nuôi chú cún ấy để làm bạn những lúc buồn là chính chứ không phải với mục đích bắt trộm.

Tôi nghe mọi người nói bác làm bảo vệ ở đây đã được hai năm và rất ân cần, chu đáo, ai cũng yêu mến. Quả là vậy, hôm đầu tiên tôi đến trường, còn bỡ ngỡ, cứ chần chừ mãi không dám bước vào, giống như đoán biết được ý tôi, bác nở một nụ cười thật tươi rồi ân cần ra hỏi tôi là học sinh mới phải không, khi tôi trả lời, bác liền dắt xe cho tôi vào nhà để xe, thấy tôi có vẻ bối rối, cứ nhìn quanh mà không dám bước, bác lại nói chuyện với tôi cho tôi đỡ lo.Vì không biết lớp mình học ở vị trí nào trong trường, tôi lúng túng không biết phải làm thế nào, bác không ngại ngần mà đưa tôi tới tận lớp học, điều đó khiến tôi cảm kích rất nhiều.

Bác bảo vệ trong mắt chúng tôi như một người “hiệp sĩ” hiền lành luôn ân cần với mọi người và âm thầm trông coi trường lớp cho dù chúng tôi có ỏ đó hay không. Có bác, chúng tôi thấy an toàn và an tâm hơn rất nhiều. Tôi thực sự rất yêu quý bác.

22 tháng 4 2018

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TẢ BÁC BẢO VỆ TRƯỜNG EM LỚP 6 1
1. MỞ BÀI:
Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu.

2. THÂN BÀI:

  • Tả ngoại hình của bác bảo vệ(bác có vẻ đã ngoài đã trạc tuổi tứ tuần, nước da ngăm đen, khuôn mặt vuông chữ điền trông vừa hiền lành, phúc hậu nhưng cũng rất nghiêm khắc..)
  • Tả tính cách của bác bảo vệ(tốt bụng, quan tâm chúng em, nhưng rất nghiêm khắc với những ai có thái độ không tốt...)
  • Nêu một vài nét về công việc của bác, vất vả như thế nào, làm việc đòi hỏi những gì?


3.KẾT BÀI:
Nêu tình cảm của em đối với bác.

12 tháng 3 2019

Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa thu mới là mùa của hoa cúc.

Cúc không mọc riêng lẻ mà mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm rất tự nhiên. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày. Nhánh cây tỏa đều bốn phía, đan xen vào nhau, mềm mại nhưng chắc khỏe. Lá cúc cũng được phân phát đều khắp thân cây, mỗi chiếc lá như một bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm.

Cúc cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của mùa hè để đợi thu sang đâm bông vàng rực. Đầu tiên là một vài chiếc nụ xinh xinh hé nở, rồi sau đó chúng như gọi nhau, từng chùm nụ đồng loạt bung ra khoe sắc vàng tươi, kết thành một thảm hoa cúc vàng tuyệt đẹp. Mỗi bông cúc có nhiều tầng nhiều lớp cánh hoa, kết tròn lại xoay quanh nhụy. Bông nào bông nấy ngào ngạt đưa hương đến tận từng lớp học, vào tận từng bàn, từng bài học của chúng em.

12 tháng 3 2019

Đề 1 : Tả đồ dùng học tập

                              Tả về hộp đựng bút

Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.

Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.

Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em.