K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 G. Ru-xô (1712 – 1788) là nhà triết học lớn của nước Pháp ở Thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII). Năm 14 tuổi học nghề thợ chạm, rồi sống lang thang, làm đủ các nghề như dạy nhạc, làm đầy tớ, làm gia sư… Nhờ thông minh, biết tự học và sáng tạo, ông đã trở thành nổi tiếng với 10 tác phẩm gồm nhạc, kịch, tiểu thuyết, luận văn, triết học, tiêu biểu nhất là hai tác phẩm Khế ước xã hội và Ê-min hay Về giáo dục.

    Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762, là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng, được nuôi dưỡng từ thơ bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do mà trí tuệ, nhân cách và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.

    Trích đoạn Đi bộ ngao du gồm có ba đoạn văn: mỗi đoạn văn là một luận điểm: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do; Đi bộ ngao du rất có ích vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên bao la; Đi bộ ngao du rất thú vị.

    Thứ nhất, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất thoải mái, chủ động và tự do. 

    Tác giả kể chuyện bằng ngôi thứ nhất và lấy những kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du để thuyết phục mọi người: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích, làm chủ hành động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai.

    Khi quả quyết rằng: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ, tác giả khẳng định mình là người ưa thích ngao du bằng đi bộ và muốn mọi người cũng nên thích đi bộ ngao du như mình. Các cụm từ ta ưa đi, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi hưởng thụ xuất hiện liên tục để nhấn mạnh cảm giác tự do cá nhân; từ đó tác giả muốn thuyết phục bạn đọc tin vào lợi ích to lớn của việc đi bộ ngao du. Đó là cách tốt nhất để con người hòa hợp với thiên nhiên tuyệt mĩ.

    Căn cứ vào lời lẽ phân tích, giảng giải của vị gia sư cho cậu bé Ê-min thì đi bộ ngao du quả là thú vị nhất trần đời, vì nó đem lại cho con người cảm giác sảng khoái của tự do tuyệt đối. Mà trên đời, còn gì sung sướng hơn được tự do? Ta là chủ bản thân ta, không bị lệ thuộc hay chi phối bởi bất cứ ai, bất cứ điều gì. Nhờ vậy mà ta thỏa mãn được những nhu cầu đặt ra trước chuyến đi.

    Ở Pháp và Tây Âu trong thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng, văn minh. Nhưng Ru-xô đã so sánh và khẳng định: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa. Đi bộ ngao du rất thoải mái và chủ động: có thể đi hay dừng, có thể quay phải, quay trái, quan sát khắp nơi, xem xét tất cả tùy thích. Có thể đến với bao cảnh đẹp, cảnh lạ đó đây: một dòng sông, một khu rừng rậm, một hang động, một mô đá… Đến đâu ưa thích thì ta lưu lại đấy, lúc nào thấy chán thì đi. Đi bộ ngao du rất tự do, ta chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm, có thể đi theo những con đường mà ta thích, gặp thời tiết xấu thì ta đi ngựa, chẳng hềvội vã… E-min to khỏe, không mệt mỏi, em tìm được nhiều thú để giải trí, để làm việc, để vận động chần tay.

Đối với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trong hàng đầu. Ông luôn khao khát tự do. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ lúc còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm ăn như làm đầy tớ, làm gia sự, dạy âm nhạc,… Suốt đời ông đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ phong kiến.

    Tiếp theo, Ru-xô khẳng định: Đi bộ ngao du rất có ích.  Đó chính là thông qua việc đi bộ thì ta có thể có cơ hội để trau dồi những vốn tri thức vốn vô hạn. Nhà văn nêu ra những dẫn chứng cụ thể, đó là những tấm gương của việc đi bộ ngao du như: Ta – lét, Pla- tông và Pi- ta- go. Họ đều là những nhà toán học, nhà triết học nổi tiếng của thế giới. Thông qua việc đi bộ, họ phát hiện ra nhiều điều lí thú, tiền đề cho những phát minh, những quan điểm vĩ đại. Đi bộ ngao du, vừa là để du ngoạn, thưởng thức cảnh sắc của tự nhiên mà thông qua vùng đất mình đi qua, ta có thể có thêm cho mình những kinh nghiệm, học hỏi thêm được nhiều thứ lí thú, có ích phù hợp với những vấn đề mà mình quan tâm. Đó là, bạn có thể xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất, tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng tạo ra chúng, sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên… Phòng sưu tập của Ê-min có được qua việc đi bộ ngao du phong phú và đa dạng hơn phòng sưu tập của các vua chúa, hơn cả của phòng sưu tập của Đô-băng-tông – một nhà tự nhiên học nổi tiếng của Pháp. Với phòng sưu tập của mình, E-min hiểu rõ chúng, "mỗi vật đều ở đúng vị trí của nó" và qua việc đi bộ, em hiểu rõ về tự nhiên hơn hết tất cả những nhà sưu tập phòng khách. Như vậy, ở đây Ru-xô khuyến khích việc đi bộ để học hỏi được những kiến thực thực tế từ cuộc sống thay vì học những kiến thức lí thuyết trên sách vở.

    Ru-xô là người thuở nhỏ hầu như không được học hành. Thời thơ ấu, ông chỉ được đi học vài năm, từ năm 12 đến năm 14 tuổi, sau đó tìm cuộc sống tự do, lang thang nhiều nơi. Vì vậy, ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Có lẽ vì thế nên lập luận trau dồi vốn tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên, được ông xếp ở vị trí thứ hai trong số các lợi ích của đi bộ ngao du.

    Cuối cùng: đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe và có tinh thần sảng khoái. Đây là đoạn văn tác giả viết ngắn gọn, dùng phương pháp so sánh: Tôi thường thấy những kẻ ngồi xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng ,buồn bã,cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. biện pháp so sánh này đã chỉ ra mặt tích cực, thực tế nếu dùng phương tiện đi bộ. Con người không mong muốn gì hơn khi việc họ làm lại mang đến sự thoải mái và kết quả đạt được lại là sự hài lòng. Đi bộ là việc mọi người bình thường đều có thể làm nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn như vậy.  Hơn những thế, người ta có tiền có thể mua được nhiều thứ  nhưng lại không thể mua được sức khoẻ, thì đi bộ lại đem đến một sức khỏe dẻo dai mà tiền bạc không mua được: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ". Kết luận tác giả đưa ra “khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ” rất tập trung và giản dị thôi thúc mọi người: không thể không đi bộ ngao du.

    Ngày nay, tuy phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, thế nhưng, chúng ta đừng vì thế mà phụ thuộc vào nó. Những lúc cần nhanh, bạn có thể đi xe máy, ô tô,… nhưng những lúc cần thiết chúng ta nên rèn luyện sức khỏe bằng việc đi bộ. Vì như Ru-xô đã khẳng định, đi bộ có rất nhiều lợi ích to lớn. Bạn hãy lập thời gian biểu đi bộ hàng tuần để nâng cao thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, hãy tập sống một cách lành mạnh như Ru-xô, bạn nhé 

18 tháng 11 2016

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

 

4 tháng 12 2023

“Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đoạn trích, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Võ Tòng.

Qua lời kể của nhân vật “tôi” - cậu bé An, nhân vật Võ Tòng hiện lên với đầy đủ nét ngoại hình, tính cách. Không ai biết tên tuổi, quê quán của chú là gì. Mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Mọi người vẫn truyền nhau kể lại cái sự tích một mình chú đã giết chết con hổ dữ. Cái tên Võ Tòng có lẽ cũng có nguồn gốc từ đó.

Ngoại hình của Võ Tòng hiện lên với nét kì hình dị tướng. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Cuộc đời của Võ Tòng đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Chú cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Vợ của chú là một người đàn bà xinh xắn. Chú hết mực yêu thương vợ của mình. Lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Chú một mực minh oan, nhưng tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh mắng chú. Võ Tòng đã khiến hắn bị thương. Nhưng chú không chạy trốn mà đường hoàng chịu tội, đó là sự dũng cảm, dám làm dám chịu của một đáng nam nhi.

Ở tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ, còn đứa con trai đã mất. Võ Tòng liền bỏ làng đi, vào trong rừng sống. Dù vẻ ngoài khác người, nhưng chú lại có tính tình chất phác, thật thà và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Ai cũng đều yêu mến và trân trọng chú.

Trong đoạn trích, nhân vật này còn hiện lên với tính cách gan dạ, giàu lòng yêu nước. Điều đó được thể hiện qua cuộc trò chuyện của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng.

Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi được xây dựng với vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp của người dân Nam Bộ.

7 tháng 10 2018

Không liên quan tới chủ đề nhưng mình sẽ giúp bạn

Mùa hè tới cũng là lúc các cô cậu học trò tưng bừng trong những ngày nghỉ. Họ được bố mẹ cho đi chơi để được khuây khỏa, thư giãn đầu óc cho 1 năm học dài đằng đẵng. Các bạn học sinh nhỏ tuổi có thể rất vui tuy vậy, một số bạn đã tới tuổi biết làm đẹp sẽ băn khoăn suy nghĩ mặc cái nào cho phù hợp để đi chơi ? Mình sẽ cho các bạn một vài ví dụ như nếu các bạn muốn chọn một bộ đồ thật phù hợp để đi chơi cùng với bạn bè trong lớp thì nên chọn một chiếc áo phông màu tối cộc tay cùng với một chiếc quần ngố màu tím than thêm kiểu tóc buộc đuôi ngựa, kiểu đó sẽ rất hợp với vài bạn nữ cá tính hơn nữa còn tiện cho việc đi lại. Còn với một số bạn nữ dịu dàng mình nghĩ nên chọn một cái áo cộc tay màu sắc tươi sáng cùng với một chiếc quần đùi không quá ngắn và với kiểu tóc búi củ hành đảm bảo sẽ rất dễ thương. Dù có chơi đâu làm gì thì cũng đừng quên luôn mang theo mình một chiếc mũ nhé vì trong những ngày hè thời tiết sẽ rất nắng nóng, những bạn nữ như mình hãy nhớ dưỡng da nhé.

mình thuyết trình xong phần mùa hè rùi đó ai mún mình thuyết trình về mùa gì nữa mình xin cho các bạn một tràng hihi

4 tháng 12 2017

Sáng mai mk nộp rùi , giúp với nha , mk tặng 10 tk

24 tháng 5 2022

vậy lên khác gì lên đây để lấy bài mạng về chép?

24 tháng 5 2022

mình lên hỏi chỉ viết thêm ý vào bài thôi ạ nhưng mình vẫn yêu cầu các ý tưởng của mọi người chứ khong phải mấy bài trên mạng