Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã diễn ra tại tư dinh của ông ta, bên cạnh lão trưởng giả còn có lão phó may, một kẻ ranh mãnh và bịp bợm; bọn thợ phụ giỏi hót, khéo moi tiền. Qua những nhân vật này, Mô-li-e đã châm biếm, diễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuôc-đanh, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-e là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc; mang ý nghĩa xã hội rất tiến bộ. Hai cánh màn của sân khấu đã khép lại, kết thúc lớp 5 hồi II của vở kịch Trưởng giả học làm sang nhưng không khép được những trận cười thú vị hướng về Đức ông xúng xính trong trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng một trưởng giả học làm sang vừa ngu dốt vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy của Mô-li-e, tạo nên tiếng cười thoải mái cho khán giả, sau những trận cười là những suy ngẫm về những trò lố bịch và được trình diễn trên sân khâu! Đây đúng sân khấu cũng là cuộc đời!
cái này hơi lạc đề bạn ak!! mk cần câu trả lời chính xác hơn:) cảm ơn
Tham Khảo
Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện về nhân vật ông lão đánh cá. Trong một lần đi đánh cá, ông lão đã bắt được con cá vàng, nhưng nhận được lời cầu xin tha mạng nên ông đã thả nó đi. Từ hành động này, chúng ta thấy được ông lão là một người hiền lành, nhân hậu. Ông cứu cá vàng mà không cần đến sự trả ơn. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ vợ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy, ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.
tk
Mỗi câu chuyện cổ tích là những bài học sâu sắc dạy ta cách đối nhân xử thế trong cuộc đời. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng xoay quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá ban cho những điều ước. Ông là người hiền lành, nhân hậu, ông đã cứu con cá và không đòi hỏi điều gì cho bản thân. Qua đó có thể thấy ông là người không màng lợi danh, có tấm lòng vị tha dù hoàn cảnh sống của ông vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Nhưng chính sự hiền lành của lão đã khiến mụ vợ nổi lòng tham lam, lúc đầu mụ yêu cầu chiếc máng mới thay cho chiếc máng lợn đã vỡ. Điều mong muốn ấy có thể hiểu và cũng thông cảm được vì nó thiết thực trong cuộc sống của vợ chồng lão. Ông lão vì tôn trọng những ý muốn của vợ nên đã ra biển cầu xin cá vàng, lúc này cá vàng nổi lên đáp ứng nguyện vọng của mụ. Nhưng càng lúc, lòng tham của mụ càng trở nên quá quắt: một ngôi nhà mới, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng và làm Long Vương ngự trên mặt biển, để bắt cá vàng phải hầu hạ mụ. Ông lão trở nên đáng thương vô cùng, hết lần này tới lần khác, ông lầm lũi ra biển cầu xin cá vàng giúp đỡ dù ông không hề muốn cho mình. Có thể thấy ông lão thực hiện những mong muốn của vợ vì muốn tránh những bất hòa và giữ sự yên ấm trong gia đình. Nhưng điều đáng trách ở ông lão là đã quá nhu nhược, không có chính kiến nên mụ vợ ngày càng lấn tới với những đòi hỏi quá quắt. Ông lão phải thực hiện những yêu cầu của mụ dù biết là không đúng. Để rồi cuối cùng, mọi hư danh đều biến mất, trả lại cho vợ chồng lão túp lều nát và cái cái máng lợn sứt mẻ. Ông được trở về với cuộc sống vốn như trước đây, tuy nghèo khổ về vật chất nhưng yên bình, thanh thản trong tâm hồn. Truyện đã ngợi ca những con người có tấm lòng nhân hậu như ông lão và cũng là bài học sâu sắc cho chúng ta trong cuộc sống.
Tham khảo:
Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm nghĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham Khảo
Sau khi học xong văn bản bài học đường đời đầu tiên, trong tôi có rất nhiều cảm ngĩ về nhân vặt dế Choắt. Dế Choắt có dáng hình dài lêu ngêu trông như một gã bị nghiện thuốc nghiện. Cánh ngắn tun ngủn, cái càng thì bè bè, râu ria cụt ngủn. Mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tuy dáng vẻ, bề ngoài của dế Choắt không có vẻ dẹp giống dế Mèn nhưng ai biết được ttrong sâu thẳm Choắt là một trái tim nhân hậu có lòng vị tha, Choắt đã giúp Dế Mèn hiểu ra được bà học đường đời đầu tiên cho mình.
Tham khảo nhé :
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh .
P/s : Không nhận gạch đá !
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tham khảo nhé!!!
1)hành động kịch trước khi Giu ốc Đanh mặc lễ phục:
-cảnh trên sân khấu được diễn ra tại phòng khách ở nhà Giuốc Đanh
=>ko gian nghệ thuật toát lên tính cách của Giuốc Đanh thích phô trương vẻ giàu có cũng như học đòi cách sống sang của quý tộc.
-Giuốc Đanh đối thoại vơi phó may 4 sự việc:
+đôi bít tất chật,đưt 2 mắt=>chất lượng sản phẩm><Gtrị sử dụng
+đôi giày quá chật làm đau chân=>kích cỡ ko phù hợp><Gtrị sử dụng
+ăn bớt vải áo trước=>nhận ra mình bị ăn bớt,bị mất của
+áo may hoa ngược=>chất lượng may kém
Từ 4 dấu + trên=>Giuốc Đanh còn rất minh mẫn trong việc nhận định đánh giá sự việc.
cuộc tranh luận khá gay gắt.Giuốc Đanh chê những sản phẩm mà phó may mang tới ko đạt chất lượng.Giuốc Đanh rất ngu dốt và cả tin,tin những lời của phó may,sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng.Phó may lanh lợi.mưu mẹo,dùng những lời lẽ để ăn chặn bịt Giuốc Đanh.
2)hành động kịch trong và sau khi mặc lễ phục
-cảnh trên sân khấu:đó là cảnh hết sức đáng cười,lố bịch.
Điều này chứng tỏ rằng Giuốc Đanh mặc chưa có kinh nghiệm khi ăn mặc quần áo theo kiểu quý tộc phong kiến.
Giuốc Đanh tiếp tục bị lợi dụng do lời nói tâng bốc của thợ phụ:ông lớn->cụ lớn->đức ông...
=>thợ phụ nịnh hót khôn ngoan moi tiền,còn Giuốc Đanh tự nguyện thưởng tiền để lấy cái danh hão...=>Giuốc Đanh trở thành kẻ bị lợi dụng làm trò cười cho thiên hạ,ông là 1 tay rất lố lăng khi muốn học đòi làm sang gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Bạn tự triển khai nó ra mà làm thành 1 bài văn hay nha.Chúc bạn vui.
*************Bạn muốn 1 lời nhận xét ngắn hả,từ các ý trên tui có thể tóm lại như sau:
Ông Giuốc Đanh là người thích phô trương vẻ giàu có cũng như học đòi cách sống sang của quý tộc nhưng ông lại ko biết cách ăn mặc làm sao cho đẹp(cảnh ông đứng trên sân khấu thật là lố bịch).Có lẽ vì vậy nên lão là một người rất ngu dốt và cả tin,tin những gì người khác nói,và cũng vì thế nên lão rất hay bị lợi dụng,làm trò cười cho thiên hạ,ông là 1 tay rất lố lăng khi muốn học đòi làm sang đã gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả cũng như bạn đọc.
Cảnh Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục đã diễn ra tại tư dinh của ông ta, bên cạnh lão trưởng giả còn có lão phó may, một kẻ ranh mãnh và bịp bợm; bọn thợ phụ giỏi hót, khéo moi tiền. Qua những nhân vật này, Mô-li-e đã châm biếm, diễu cợt và đả kích sự ngu dốt, ngờ nghệch, thói háo danh và vô cùng lố bịch của Giuôc-đanh, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang. Tiếng cười trong hài kịch của Mô-li-e là tiếng cười có giá trị phê phán sâu sắc; mang ý nghĩa xã hội rất tiến bộ. Hai cánh màn của sân khấu đã khép lại, kết thúc lớp 5 hồi II của vở kịch Trưởng giả học làm sang nhưng không khép được những trận cười thú vị hướng về Đức ông xúng xính trong trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng một trưởng giả học làm sang vừa ngu dốt vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Thật là một cuộc hội ngộ hiếm có. Tất cả được thể hiện bằng nghệ thuật châm biếm bậc thầy của Mô-li-e, tạo nên tiếng cười thoải mái cho khán giả, sau những trận cười là những suy ngẫm về những trò lố bịch và được trình diễn trên sân khâu! Đây đúng sân khấu cũng là cuộc đời!