K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2019

Hiện tượng thủng tần ozon ảnh hưởng đối với sinh vật trên trái đất là : tuy mỏng manh nhưng có 1 vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất . Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời , không cho những tai này đến với trái đất . Có thể nói sự sống là xuất hiện trái đất có tầng ozon . Vì vậy nếu tầng ozon bị thủng thì sẽ gây nên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất . Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tai UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hon là tăng bệnh nhân bị ung thư da đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến sự sinh thái biển

1 tháng 4 2019

-Hiện tượng suy giảm tầng ô zôn là hiện tượng giảm lượng ô zôn trong tầng bình lưu

-lỗ thủng tầng ô zôn dùng để chỉ sự suy giảm ô zôn nhất thời hằng năm ở hai cực của Trái Đất

- Nguyên nhân: các chất khí được thải ra bầu khí quyển trong quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,....

-Hậu quả: làm gia tăng các tia cực tím ở gần mặt đất, làm ảnh hưởng đến con người, gia súc chăn thả, mùa màng, sản lượng nhiều loại cây trồng bị giảm sút ở khu vực bị ảnh hưởng của sự suy giảm tầng ô zôn

15 tháng 7 2017

Đáp án

5 tháng 10 2016

băng tan ở 2 cực .

27 tháng 12 2020

Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống

Ví dụ minh họa:

-Cây quang hợp nhờ ánh sáng

-Một số loài động vật hoạt động vào ban ngày

12 tháng 3 2018

D nha 100%

Hok tốt

12 tháng 3 2018

A nha bn

3 tháng 3 2022

Nói đến hậu quả của hiện tượng tan băng châu Nam Cực thì phải kể đến rất nhiều. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đặc điểm hệ sinh thái tự nhiên mà còn gây ra những thảm họa cho con người.

*Nguyên nhân :

– Do sự phát triển ồ ạt của quá trình công nghiệp hóa, nhiều nhà máy xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Số lượng phương tiện xe cộ lưu thông cũng thải ra lượng lớn khí CO2.

– Hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cùng lượng khí thải khác khiến cho lượng nhiệt bị giữ lại trong bầu khí quyển.

– Cánh rừng bị tàn phá nặng nề, khiến cho việc phân giải lượng khí CO2 trong môi trường bị triệt tiêu khiến Trái Đất nóng lên rõ rệt.

– Cùng với đó, diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng khiến tia nắng Mặt trời chiếu xuống không được các tầng lá xanh bảo vệ. Vì thế, nhiều vùng đất trở nên khô cằn, nóng như hoang mạc, lũ lụt, hạn hán khắp nơi.

3 tháng 3 2022

ảnh hưởng như thế nào đến con người và động vật và thực vật mà bạn chứ có phải nguyên nhân đâu

 

24 tháng 12 2018

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô cạn hơn rất nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài.

26 tháng 3 2022

Refer

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên  một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

-Động vật ưa ẩm :(ếch, nhái, giun đất...) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

-Động vật ưa khô: sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

26 tháng 3 2022

REFER

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ nhất định (0oC – 50oC). Tuy nhiên có một số sinh vật sống được ở vùng nhiệt độ rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90 oC), hoặc nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC).

- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

+ Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Đối với thực vật:

+ Cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có tầng cutin dày để hạn chế bớt sự thoát hơi nước.

+ Cây ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày bao bọc, cách nhiệt bảo vệ cây. Ngoài hình thái của cây nhiệt độ còn ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục.

 

- Đối với động vật:

+ Động vật hằng nhiệt ở xứ lạnh kích thước cơ thể lớn hơn, tai, các chi, đuôi, mỏ cũng lớn hơn động vật xứ nóng, góp phần giảm toả nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định.Khi nhiệt độ môi trường quá cao động vật có hiện tượng nghỉ hè. Còn nhiệt độ xuống thấp động vật có hiện tượng trú đông hoặc ngủ đông. Mặt khác nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí, lượng thức ăn, tốc độ tiêu hoá thức ăn, ảnh hưởng tới mức độ trao đổi khí, quá trình sinh sản của động vật. Ví dụ: Chuột sinh sản mạnh ở 18oC.

-Động vật ưa ẩm :(ếch, nhái, giun đất...) nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao. Da ẩm ướt và là cơ quan trao đổi nước, khí của cơ thể (ếch nhái). Hoạt động nhiều vào ban đêm, trong bóng râm hoặc trốn tránh vào các hang hốc. Vào mùa đông lạnh hoặc khi thiếu nước thì ếch nhái có thể ngủ thời gian dài trong hang hoặc vùi mình trong bùn ẩm ướt.

-Động vật ưa khô: sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài. Có một số đặc điểm:

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

 

22 tháng 12 2021

tk:

 

Lời giải chi tiết

- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần : giữa hai chí tuyến Bắc và Nam (nội chí tuyến).

- Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh: đường chí tuyến Bắc và đường chí tuyến Nam.

Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (66độ33' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27’ N lên 23̊ 27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh : từ chí tuyến về hai cực.

Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66độ33'. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23độ27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23độ27’.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cau-hoi-ly-thuyet-1-sgk-trang-22-dia-li-10--c93a11958.html#ixzz7Fpl7qnB4

22 tháng 12 2021

bạn ơi tớ hỏi là sự ảnh hưởng phân bố nhiệt độ trên Trái Đất

26 tháng 4 2017

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì cùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô cạn hơn rất nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần,… dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.

26 tháng 4 2017

Trả lời:

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ, khi các lục địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì cùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của sinh vật. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất. sóng thần... dẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vât.