Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ trái nghĩa?
A. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa không giống nhau.
B. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
D. Từ trái nghĩa là từ có nghĩa rộng, hẹp khác nhau.
Câu 2. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Gần nhà xa ngõ B. Lên thác xuống ghềnh
C. Nước chảy đá mòn D. Ba chìm bảy nổi
Câu 3. Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái?
A. Vạm vỡ - gầy gò B. Thật thà - gian xảo
C. Hèn nhát - dũng cảm D. Sung sướng - đau khổ
Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “hoà bình” là:
A. Bình yên B. Thanh bình C. Hiền hoà D. a,b,c đều sai
Câu 5. Từ nào trái nghĩa với từ “chăm chỉ”?
A. Chăm bẵm B. Lười biếng C. Siêng năng D. Chuyên cần
Câu 6. Từ nào không đồng nghĩa với từ “quyền lực”?
A. Quyền công dân B. Quyền hạn C. Quyền thế D. Quyền hành
Câu 7. Trái nghĩa với từ “hạnh phúc” là:
A. Túng tiếu B. Bất hạnh C. Gian khổ D. vui vẻ
Câu 8. Cặp từ nào dưới đây không phải cặp từ trái nghĩa?
A. trẻ-già B. sáng-tối C. sang-hèn D. bay - nhảy
Câu 9. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
A. Dữ dội- dịu êm B. Ồn ào- lặng lẽ C. Sông-sóng D. Ý A và B
Câu 10. Từ nào trái nghĩa với “im lặng”?
A. Ồn ào B. Lặng lẽ C. Vắng vẻ D. Thanh bình
Câu 11. Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Từ đồng âm B. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng nghĩa D. Từ trái nghĩa
Câu 12. Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ?
A. Uơn B. Thiu C. Non D. Sống
Câu 13. Trái nghĩa với từ “căng” trong “bụng căng” là ?
A. Phệ B. Nhỏ C. Yếu D. Lép
Câu 14. Dòng nào dưới đây gồm những tữ đồng nghĩa với từ “hòa bình”?
A. Yên bình, hiền hòa, yên ả B. Yên bình, thanh bình, thái bình
C. Thanh bình, xung đột, lặng yên D. Thái bình, yên tĩnh, thanh thản
Câu 15. Những từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”?
A. bình yên B. thanh bình C. xung đột D. phá hoại
Câu 16. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của từ đồng âm?
A. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
B. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm và về nghĩa.
C. Từ đồng âm là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
D. Từ đồng âm là những từ giống nhau về cách đọc và viết.
Câu 17. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. Cây bằng lăng / cây thước kẻ. B. Mặt vỏ cây / mặt trái xoan.
C. Tìm bắt sâu / moi rất sâu. D. Chim vỗ cánh / hoa năm cánh.
Câu 18. Từ trong ở cụm từ "phấp phới trong gió" và từ trong ở cụm từ "nắng đẹp trời trong" có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là hai từ đồng nghĩa B. Đó là hai từ nhiều nghĩa
C. Đó là hai từ đồng âm D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 19. Dãy câu nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm?
A. Tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. / Tai của chiếc ấm pha trà rất đẹp.
B. Hoàng đế triệu chàng vào cung. / Hàng triệu người nô nức đi trảy hội.
C. Cọng rơm chui mãi vào bụng tượng. / Nước ngập đến ngang bụng chân.
D. Tuy nhà nghèo nhưng Lan rất chăm học./ Ngôi nhà được lợp bằng lá cọ.
Câu 20. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm?
A. Đất phù sa / Đất mũi Cà Mau. C. Biển rộng/ Biển lúa bát ngát.
B. Nước biển / Nước Việt Nam. D. Nhà lá / Nhà tôi có bốn người
Câu 21. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nghĩa của từ "chiều chiều" và "chiều" trong từng câu trên là:
A.Thời gian và nỗi lòng B.Thời gian và phương hướng
C.Thời gian và đáp ứng yêu cầu D.Thời gian và địa điểm
Câu 22. Khoanh vào đáp án có từ in đậm là từ đồng âm
A. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. Sao lá đơn này thành ba bản.
B. Sao tẩm chè. Sao cho thuốc khô rồi mới sắc.
C. Sao ngồi lâu thế. Sao không đi học ngay.
D. Đồng lúa mượt mà sao ! Chiếc áo này đẹp sao!
Câu 23. Dòng nào chỉ chứa từ có nghĩa chuyển trong các dòng sau:
A. Lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cày
B. Miệng bát, miệng thúng, đau miệng, miệng cống
C. Mũi dao, mũi lao, mũi tẹt, ngạt mũi
D. Cổ chai, cổ chân, bàn cổ, cổ áo
Câu 24. Trong thành ngữ “Chạy thầy chạy thuốc”, dòng nào nêu đúng nét nghĩa chung của từ “chạy”:
A. Di chuyển bằng chân
B. Hoạt động của máy móc
C. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được việc mình muốn.
D. Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra
Câu 25. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:
A. Mỗi bữa cháu chỉ ăn một bát cơm.
B. Con mà không chăm chỉ là bố cho ăn đòn.
C. Chiếc xe đạp này ăn phanh thật đấy.
D. Hàng ngày, tàu vào bến cảng ăn than.
Câu 26. Câu nào dưới đây có từ “đánh” được dùng với nghĩa ( xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp).
A. Chị đánh vào tay em.
B. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng.
C. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.
D. Tuần nào, bố tôi cũng đánh giày.
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây từ “cứng” được dùng với nghĩa chuyển:
A. Đất bùn sau khi phơi nắng thì nó đã cứng lại.
B. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng lại.
C. Đá thì cứng hơn đất
Câu 28. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
A. Những chiếc lá lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
B . Một làn gió rì rào chạy qua.
C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sồi.
D. Miệng em bé rất xinh.
Câu 29. Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?
A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
D. Đôi mắt bé to tròn, long lanh./Quả na chín đã mở mắt.
Câu 30. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là:
A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống
B. Trong veo, trong vắt, trong xanh
C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành
D. Ca hát, dân ca, ca sĩ, ca dao.
Trái nghĩa với "đầu óc" đặc là : "đầu óc" loãng
đầu óc đặc là đầu óc loãng vì đặc và loãng là từ trái nghĩa. đúng k cho mình nha sai cũng k nha