K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.

Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:
  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng…”
Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:
  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:
  • “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”
Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”
Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:
  • “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”
Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cod đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn…”
Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:
  • “ Dù ở xa con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con”
Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:
  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  • Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
  • Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.
17 tháng 3 2019

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.

Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:

  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng…”

Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:

  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:

  • “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”

Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:

  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”

Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:

  • “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”

Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:

  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cod đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn…”

Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:

  • “ Dù ở xa con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con”

Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:

  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  • Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
  • Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.

28 tháng 10 2019

Hình ảnh con cò: đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, tần tảo, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.

- Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của người mẹ, theo con suốt cuộc đời

     + Quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc, bền vững: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – khẳng định sự bao la, rộng lớn của lòng mẹ khi yêu thương con

     + Hình ảnh con cò chính là lòng mẹ, luôn yêu thương, dịu dàng, bền bỉ dành cho con

16 tháng 4 2018

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.


 

31 tháng 3 2022

refernếu mak đúng

Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp, không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử giúp vạch ra những con đường đi rõ ràng cho một đứa trẻ bằng tất cả sự dìu dắt và chăm lo của người mẹ. Khi ta vấp ngã trên con đường đời, mẹ chính là người đã mở rộng bàn tay để che chở, động viên ta. Nhờ có tình mẫu tử mà con người đã có thể tự đứng dậy sau những vấp ngã.

30 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Tình yêu thương của cha mẹ với con cái là thứ tình cảm thiêng liêng và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời của mỗi con người. Đó trước hết là  tình cảm tự nhiên, bất biến ". Chẳng ai trên đời có thể tự nhiên cho ta một điều gì đó mà không mong trả lại ngoài cha mẹ. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là các người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là vô cùng bao la rộng lớn, chẳng thể nào mà đông đếm được. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời. Cha mẹ dạy cho ta từ những điều nhỏ nhất, từ cách ăn cách uống, cách đi cách đứng. Hơn thế, đó còn là những bài học làm người, những lời dạy sẽ đi cùng con suốt năm tháng của cuộc đời. Đó đều xuất phát từ tình yêu thương bao la trời bể mà cha mẹ dàng cho con. Vì vậy, mỗi đứa con, được sống trong vòng tay yêu thương ấy cần phải biết trân trọng và biết ơn công lao của cha mẹ, phải nhớ "chín chữ cù lao", phải biết chăm sóc cha mẹ khi về già.

30 tháng 6 2021

Em tham khảo các ý, các ý này chỉ cần ráp vào là thành đoạn văn hay bài văn cũng được á

 

Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

 

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

18 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

5 tháng 1 2022

Tham khảo:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Nghìn năm lịch sử chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào húng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mạnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.

Tham khảo in đậm

25 tháng 10 2021
Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9 Suy nghĩ của em về tình mẫu tử
25 tháng 10 2021

Tham khảo?