viết 1 đoạn văn diễn dịch 10-12 câu làm rõ về phẩm chất đức hạnh, chung thủy với chồng của nhân vật Vũ Nương , trong đoạn có sử dụng câu ghép và thành phần biệt lập tình thái(gạch chân và chú thích rõ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Một trong những phẩm chất cao quý nhất của Vũ Nương là giàu tình yêu thương. Tình yêu thương ấy được thể hiện trong mối quan hệ của nàng với chồng, mẹ chồng và con trai. Với chồng, nàng hiểu chồng, cảm thông cho nỗi vất vả phải đi chinh chiến của chồng. Không chỉ vậy, nàng rất mực thủy chung, lúc nào cũng nhớ mong chồng. Với mẹ chồng, nàng là một người con dâu hiếu thảo. Một mình nàng tận tình chăm sóc, khuyên lơn mỗi khi mẹ chồng ốm đau. Khi bà mất, Vũ Nương lo ma chay tế lễ cho đáo như lo cho cha mẹ mình. Vũ Nương một mình chăm sóc con bấy nhiêu năm qua. Cũng vì thương con, nàng mới trỏ cái bóng trên tường, vờ nói đó là cha. Nàng là người vợ hiền, người con thảo, người mẹ tốt. Chỉ tiếc là nàng bị số phận dồn đến con đường bi thương. Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
* Gạch chân:in đậm nghiêng
Tham khảo:
Câu bị động: in đậm
Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng
Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn nói với Phan Lang: "Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”, ý muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
Em tham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Câu bị động: In đậm nghiêng
Phép thế: Vũ Nương => nàng
nịt