K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2019

Tố Hữu đã xây dựng hình ảnh nhân vật Lượm thật đẹp. Đó là một chàng thiếu niên, hồn nhiên vô tư, nhưng vô cùng dũng cảm trước bom đạn của kẻ thù. Vì lí tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết nhũng làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

Hình tượng nhân vật Lượm, xuất hiện khiến người đọc hình dung như một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói.


"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh"

Qua miêu tả của tác giả, ta nhận thấy nét hồn nhiên vui tươi trong con người của Lượm, đúng với độ tuổi của em. Nhưng điều bất bình thường ở đây là, em còn bé nhưng đã làm công việc phi thường mà những người lớn chưa chắc đã làm được. Lượm đã coi việc đi liên lạc nguy hiểm khó khăn kí như một chuyến đi chơi, thật vui và thích thú.

"- Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!"

Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước "con của vạn nhà" chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Lời thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ là sự giãi bày của Lượm, cách dẫn dắt như vậy cũng chính là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn mà biểu hiện cái háo hức bên trong không giấu được của mình"

"Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
- Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần..."

Lượm đã dùng từ đồng chí để nói với người đáng tuổi chú mình, vừa có ý nghĩa chứng tỏ Lượm cũng đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng, và người đồng chí kia chỉ là bạn trong chiến đấu của mình, hai từ đồng chí nghe mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.

Sự hồn nhiên nhí nhảnh, lòng dũng cảm kiên cường của em cũng không tránh khỏi bom đạn của kẻ thù. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở thành một tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt đầu từ câu: "Ra thế - Lượm ơi!". Một câu thơ tưởng như đơn giản vật thôi mà hội tủ đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tình và tự sự. Tự sự là mạch nổi, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nổi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. "Ra thế" thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn "Lượm ơi!" là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở?. "Ra thế" thuộc về khách quan, còn "Lượm ơi!" thuộc thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh "tin nhà" kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thế hình dung:

"Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao..."

Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: cháu, chú bé, Lượm... bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hi sinh. Vị trí của người kể chuyện khi hòa nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:

"Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vào
Thư đề "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo".

Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù. Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:

"Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng.

Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh của nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm họa bao vây. Bởi vậy. khi cái chết ập đến. câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi! Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê, nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết? Nhưng thực sự đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chí có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.

Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: "Lượm ơi, còn không". Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỉ tuổi bằng thể thơ bốn chứ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai ) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như "Ra thế - lượm ơi!" hoặc "Lượm ơi, còn không?" là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

"Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng.

Chính chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự tỏa ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh của nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm họa bao vây. Bởi vậy. khi cái chết ập đến. câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi! Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê, nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết? Nhưng thực sự đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chí có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.

Đoạn thơ thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặt biệt: "Lượm ơi, còn không". Đó là lời gọi, lòng tiếc thương và khâm phục trước sự hi sinh của Lượm, Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn còn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ thơ kết lặp lại hai khổ thơ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.

Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỉ tuổi bằng thể thơ bốn chứ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai ) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như "Ra thế - lượm ơi!" hoặc "Lượm ơi, còn không?" là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

23 tháng 3 2016

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

12 tháng 3 2018

Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

12 tháng 3 2018

k nhé

câu ra thế 

Lượm ơi

câu thơ được ngắt ra thành 2 dòng . Cách ngắt câu thơ như vậy tạo ra sự đọt ngôt và khoảng lặn giừa òng thơ . thể hiện sự xúc động đến ngẹn ngào , sững sờ của tác giả về sự hi sinh đột ngột của Lượm

b, Lượm ơi còn không

đực tách ra làm khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh về sự "còn" hay "mất" của Lượm. Câu thơ dưới dang 1 câu hỏi tu từ và tác giả đã gián tiếp gián tiếp trả lời câu hỏi ấy bằng cách nhắc lại hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên , vui tươi , sự lạc quan của chú bé liên lac trong  hai khổ thơ cuối cùng

Chú bé.................

.........................vàng

k

14 tháng 4 2021

các bạn trả lời giúp minh nhanh cái chiều mình đi học rồi

24 tháng 7 2017

Lượm làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển thư ra mặt trận.

31 tháng 7 2021

Tham khảo:

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích / là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam.( Câu trần thuật đơn) Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

5 tháng 8 2024

Tham khảo:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

29 tháng 4 2016

a. 

– Khổ thơ  trích  trong bài thơ “Lượm”

– Tác giả của bài thơ là: Tố Hữu 

b. Đây là một câu thơ rất độc đáo trong bài. Câu thơ bốn chữ bị ngắt làm đôi. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở.Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thương xót. Thể hiện sự ngỡ ngàng, tình cảm tiếc thương đau đớn của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh.

29 tháng 4 2016

khổ thơ hay và độc đáo của một đoạn văn thì mk làm được 
VD : sau trận bão , chân trời ngấn bể,....

Khổ thơ được lặp lại hai lần :

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Mục đích : Bài thơ "Lượm" để lại một cái kết tuyệt đẹp về cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn ấy. Mở đầu, tác giả đã miêu tả chú bé Lượm một cahcs sinh động. Và cuối bài, tuy hình ảnh bé Lượm đã hi sinh, nhưng tác giả vẫn lặp lại những chi tiết ấy để cho thấy cậu bé vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi bạn đọc, sống mãi với quê hương đất nước với lòng anh dũng, nhiệt huyết với Cách mạng.

11 tháng 6 2021

Tham khảo cũng phải biết lọc ý

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại trong cuối bài thơ, đó giống như những hình ảnh hồi ức về người đồng chí nhỏ. Những dòng thơ cuối muốn nhắn nhủ rằng Lượm vẫn sống mãi trong trái tim của mỗi người chúng ta.

4 tháng 4 2021

cho thấy lượm vẫn còn sống mãi trong trái tim của tác giả nói riêng và của nhân dân ta nói chung.

TL
16 tháng 3 2021

Tk của Thu Trang 

1. Mở bài: GIới thiệu tác giả Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng. Giới thiệu khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba của bài

 

2. Thân bài:

 

_ Khổ hai: nỗi nhớ về rừng đại ngàn.

 

_ Khổ ba: bức tranh tứ bình cùng muôn vàn xúc cảm trong chúa sơn lâm

 

3. Kết bài:

 

Cảm nghĩ của bản thân.

 

Bài làm

 

Văn học hiện đại Việt Nam gắn liền với sự đổi mới lớn lao của thời kì văn học, nền văn học. Thơ mới chính là bước cách tân của nghệ thuật thơ ca. Nhà thơ Thế Lữ là cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Sáng tác của ông, đặc biệt là Nhớ rừng với khổ hai, khổ ba, để lại trong mỗi chúng ta muôn vàn tâm trạng.

 

Nỗi nhớ da diết về rừng đại ngàn của chúa sơn lâm được thể hiện ở trong khổ thơ thứ hai của bài: 

 

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội"

 

Những kỉ niệm xưa ùa về trong trí nhớ của con hổ vói niềm thiết tha, đẹp đẽ. Nhà thơ Thế Lữ vô cùng thành công với những hình ảnh liệt kết như bóng cả, câu già, gió, đại ngàn.. Bức tranh rừng núi hiện lên sinh động và gắn với muôn ngàn những khao khát rạo rực trong chúa sơn lâm. Những bóng cả, cây già, những tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, ầm vang cả một khung trời và thế giới ấy rạo rực trong niềm vui sướng. Những khúc trường ấy là trường ca của sự sống, chiến công và hơn cả là không khí đại ngàn. Giữa bầu không gian rộng lớn ấy, hổ vươn mình kiêu hãnh trong tâm thế, tư thế vị chúa tể: 

 

"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi."

 

Quá khứ huy hoàng rực rỡ hiện lên trong tiếng thở dài ai oán, tiếc nuối. Vị chúa tể muôn loài khi xưa với bước đi dõng dạc, hiên ngang làm vạn vật e sợ và kính nể. Những bước chân của hổ cũng là bước chân của tự do, bước chân của quyền lực khám phá cuộc đời. Hình ảnh so sánh đượ dùng trong khổ thơ thật đẹp. Không chỉ có cái gai góc, chú hổ còn dẻo dai. Tấm thân dẻo dai, uyển chuyển vô cùng cùng sống, cùng hòa nhịp trong vũ khúc tự do: 

 

"Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sức".

 

Thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá làm hổ thêm đường bệ, đẹp đẽ và uy nghi. Vẻ đẹp ở đây chính là vẻ đẹp của cuộc sống của chúa tể sơn lâm. 

 

Bức tranh của điều đẹp tươi, huy hoàng càng được thể hiện rõ nét trong khung cảnh tứ bình nơi núi rừng hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ:

 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suôí

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

 

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

 

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

 

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết, mảnh mặt trời gay gắt

 

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

Bức tranh đêm trăng trong bài hiện lên với cảnh đẹp và thi vị vô cùng: 

 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

 

Không gian tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Đặc biệt hơn, vẻ đẹp bức tranh còn được tô điểm với suối. Không gian lung linh huyền ảo vô cùng. Tiếng suối róc rách, tiếng lòng thướt tha xúc cảm trong đêm làm xúc cảm như thêm đong đầy. Con hổ, chúa tể sơn lâm vươn mình trong làn sóng biếc ấy. HÌnh ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm. Hổ say mồi và tự ngắm nhìn mình trong làn suối. Thiên nhiên nơi rừng hoang vu với vẻ huyền bí và ngập tràn sức sống với màu vàng tươi của trăng đêm. Từ "say mồi", chỉ với hai từ thôi, nhưng nhà thơ đã diễn tả vô cùng sống động và chân thực cái đẹp của cảnh đêm và hình ảnh thi sĩ núi rừng.

 

Bức tranh thứ hai xuất hiện và bao trùm bài thơ là bức tranh ngày mưa: 

 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

 

Chúa sơn lâm không còn say sưa bên dòng suối. Khung cảnh ở đây có sự chuyển mình với “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Mưa giăng ngập tràn khắp lối khiến vạn vật rung chuyển và bừng lên sức sống. Chúa tể núi rừng hiên ngang, điềm tĩnh trong cái "lặng" mình. Nó cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng trong nơi nó thuộc về. 

 

Sự tươi mới, rộn ràng của bức tranh hiện lên đẹp tuyệt trong cảnh bình minh:

 

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

 

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

 

Bầu trời buổi sớm muôn phần đẹp tươi. Khung cảnh ấy trong trẻo với cây cối xanh tươi. Một từ "gội" được nhà thơ sử dụng vô cùng tinh tế. Sức sống bừng lên trong từng nhánh cây ngọn cỏ ấy là tiếng reo ca rộn rã của bầy chim. Giấc ngủ “tưng bừng” của "ta"- chúa sơm lâm vô cùng rực rỡ. Vẻ đẹp lúc này tươi mới, ngập tràn những vui thú, hạnh phúc với chúa sơm lâm. Mưa rào, nắng ấm đều ngọt nào khi chúa tể muôn loài được sống trong ca vang núi rừng rực rỡ. 

 

Bức tranh về chiều lại gắn liền với những bi tráng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi màu trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội. Bức tranh mang màu sắc mạnh mẽ vô cùng: 

 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

 

Cảnh tượng hiện lên rực rỡ với “chiều lênh láng máu sau rừng”. Gam màu nóng lúc này trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh. Phải chăng đó là màu của máu đỏ hay là màu của nắng chiều rực rỡ? Theo một lẽ tự nhiên, khi mặt trời khuất bóng thì vạn vật cũng chìm vào trong những nghỉ ngơi. Có thể muôn loài nghỉ ngơi, nhưng vị chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khao khát lớn: 

 

“Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu

 

“Bí mật” trong lời thơ ấy là bí mật về sự sống, về cuộc đời này. Khát khao to lớn, khung cảnh hùng vĩ, nguy nga song là dĩ vãng hào hùng xót xa. Thế Lữ đã dùng rất nhiều hình ảnh, biện pháp tu từ như điệp ngữ “nào đâu”, “đâu những” cùng hàng loạt các câu hỏi tu từ nhằm diễn tả nỗi niềm tâm trạng: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Lời than của con hổ cũng chính là nỗi niềm của nhà thơ nhưng cũng là nỗi lòng dân tộc và nỗi niềm khao khát tự do. 

 

Hai khổ thơ thứ hai và thứ ba là dòng hồi tưởng của quá khứ đẹp tươi. Có lẽ, dòng thơ rộn ràng ấy cũng chính là dòng tâm trạng cuộn trào trong thi nhân với bao niềm hoài cảm. Để rồi, quá khứ đẹp tươi len lỏi mình trong thực tại tối tăm để cổ vũ con hổ trong khao khát tự do vô cùng, vô tận.