K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xin Thái sư tha cho!

Nhân vật: Trần Thủ Độ ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương ; mấy anh lính hầu.

Cảnh trí : Công đường có đặt một án thu lớn. Trên án thu có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đúmg cung kính.

Thời gian : Buổi sáng. 

Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phú nông vào.

- Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông.

- Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương.

- Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương.

- Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu.

- Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.

- Trần Thủ Độ tha cho anh ta.

Lính :      - (Bước vào) Bẩm Thái sư ! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

Trần Thủ Độ : - Cho anh ta vào !

(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)

Phú nông : - Lạy Đức Ông !

Trần Thủ Độ : - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không ?

Phú nông:...

Trả lời: Viết tiếp một số lời đối thoại

Ví dụ:

Phú nông: - Bẩm, vâng

Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương đúng vậy không?

Phú nông: -   (vui vẻ mừng) Dạ, đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thoả nguyện ước.

Trần Thủ Độ: -  Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... (gãi đầu, lúng túng) con phải... phải, đi bắt tội phạm ạ.

Trần Thủ Độ: -  Làm sao ngươi biết kẻ nào là tội phạm?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.

Bài làm

Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc. Vua bảo: “Súc lại đây”.

Nhan Súc cũng bảo: “Vua lại đây”.

Các quan thấy vậy, nói: “Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ thần hạ, Vua bảo: “Súc lại đây”, Súc cũng bảo: “Vua lại đây” như thế có nghe được hay không?”

Nhan Súc nói: “Vua gọi Súc mà Súc lại thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng hâm mộ quyền thế thì sao bằng để nhà vua được tiếng quý trọng hiền tài”.

Vua nghe nói giận lắm, gắt lên rằng: “Vua quý, hay kẻ sĩ quý?”

Nhan Súc đáp: “Sĩ quý, vua không quý”.

Vua hỏi: “Có sách nào nói thế không?”

Nhan Súc thưa: “Có, ngày trước, nước Tần sang đánh nước Tề, có hạ lệnh: “Ai dám đến gần mộ ông Liễu Hạ Quí(1) mà kiếm củi thì phải xử tử”. Lại có lệnh: “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu và thưởng nghìn lạng vàng”. Xem thế đủ biết cái đầu ông vua sống thực không bằng cái mả kẻ sĩ đã chết”.

Vua Tuyên Vương nói: “Than ôi! Người quân tử ai mà dám khinh! Quả nhân cam chịu lỗi. Nay quả nhân xin làm đệ tử để tiên sinh dạy bảo cho. Tiên sinh mà về với quả nhân, thì được ăn sung mặc sướng, lên xe, xuống ngựa, vợ con được quần áo xênh xang tha hồ đẹp!”

Nhan Súc từ chối, nói: “Ngọc vốn ở núi, lấy ra mài dũa, chế làm đồ vật, tuy đem bày biện có phần quý báu, nhưng cũng là hỏng, vì vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh nơi thôn dã bỏ ra làm quan, tuy vinh hiển thật, song tinh thần không còn được toàn. Súc xin ở nhà, lúc đói mới ăn, thì cũng ngon miệng như ăn cơm thịt; lúc đi cứ bước một khoan thai, thì cũng nhẹ nhàng như lên xe, xuống ngựa; suốt đời không tội lỗi cùng ai, thì cũng sung sướng như quan cao chức trọng. Hình thần lúc nào cũng được trong sạch chính đáng, thế là đủ khoan khoái cho Súc rồi”.

Nói đoạn, Nhan Súc tạ vua Tuyên Vương mà lui vào.

Lời bàn: Xem lời Nhan Súc đối đáp với vua Tuyên Vương thì đủ biết phẩm giá con người ta thực quí hơn ngôi vua chúa. Thế mà ở đời, nhiều kẻ ham mê phú quý, đến nỗi mất cả nhân cách, chôn cả lương tâm, thì thật là khờ dại, đem một sự rất quý mà đổi lấy những sự hão huyền bề ngoài rất đáng khinh. Người ta có vô cầu mà giữ được thiên tước, không mất bản tính thì suốt đời mới không nhục và nhân phẩm mới cao.

# Chúc bạn học tốt #

Lớp: 5A...Câu 1. Đọc đoạn trích sau:PHIẾU TIẾNG VIỆTLuyện tập liên kết câu, viết đoạn đối thoạiTập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ​Một hôm cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”.​Cô giáo...
Đọc tiếp

Lớp: 5A...
Câu 1. Đọc đoạn trích sau:
PHIẾU TIẾNG VIỆT
Luyện tập liên kết câu, viết đoạn đối thoại
Tập làm văn: Tập viết đoạn đối thoại A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ​Một hôm cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rồi đấy!”.
​Cô giáo không hài lòng chút nào, cô cho Lan về chỗ ngồi.
​Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn lan nghèo lắm, mẹ lại bị bệnh. Sáng hôm sau, tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động. Cũng từ đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan.
​ ​ ​ ​ ​ ​ ​Nguyễn Thu Phương (Thanh Hóa)
Hãy thay thế từ ngữ lặp lại trong đoạn văn trên bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa. Câu 2. Tìm những từ ngữ dùng theo phép thay thế để liên kết câu trong các đoạn văn.
a. Từ đó oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mệt mỏi, chán chê, vẫn không thắng nổi thần núi để cưới Mị Nương đành rút quân.
b. Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chi bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.
Câu 3. Dùng từ ngữ thay thế cho các từ ngữ đi trước và đặt vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau.
a. Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới, chồng.............là một ngưới dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy .............cau có gắt gỏng. Không biết làm thế nào..............đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
b. Trời dần về chiều, trên cành cây, chú chim họa mi cố gắng hót vài bản nhạc cuối cùng trước khi bay về tổ. Tiếng hót của ........cứ bay cao, bay cao mãi.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau:
Thời trẻ, Lép Tôn-xtôi hay có những hành động bột phát. Có lúc Tôn-xtôi tự mình leo
lên cây bằng một nửa mái tóc. Sau đó, Tôn-xtôi lại cạo sạch lông mày. Tôn-xtôi muốn tìm hiểu xem đối với những hành động như vậy, mọi người có phản ứng như thế nào. Có hôm, Tôn-xtôi muốn mình cũng được bay như chim. Thế là Tôn-xtôi trèo lên gác, chui qua cửa sổ lao xuống sân với đôi cánh tay dang rộng như cánh chim. Khi mọi người chạy đến, thấy Tôn-xtôi nằm ngất lịm ở giữa sân.
a. Tìm từ trùng lặp nhiều lần trong đoạn trích trên. Có thể thay thế được bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa không ?
b. Từ ngữ thay thế ở đây là từ ngữ nào? Ghi lại các từ thay thế từ trùng lặp bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa.
B. TẬP LÀM VĂN:
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn. Trong đoạn văn đó có sử dụng phép thay
thế từ ngữ để liên kết câu. (Viết xong gạch dưới các từ ngữ dùng thay thế trong đoạn văn).
 
 Câu 6. Cho tình huống:
Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi
lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.

0
15 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 2:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b.Hiện nay, hiện tượng học đối phó đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.

 

18 tháng 11 2021

Em tham khảo:

 Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bài học.

      Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. 

     Buổi sáng hôm ấy.

      Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. 

     Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. 

 

     Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? 

     Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra.

      Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm.

      Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa.

      Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình.

      Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở:

 - Bà ơi... Hu hu...! 

Bà lo lắng hỏi: 

- Con làm sao vậy? 

- Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... 

Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ:

 - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu...

     Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. 

     Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.

2 tháng 12 2018

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:
- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!
- Ừ.
Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:
- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!