SÁNG TÁC 1 BÀI THƠ KHUYẾN KHÍCH MỌI NGƯỜI ĐỌC SÁCH
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha!! :))
Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Mở bài:
VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm trọn non sông cả kiếp người
Nhắc đến Bác là ta nhắc đến Vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Viết về Người có bao câu chuyện cảm động, bao lời ca đẹp, bao áng thơ hay. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Thi phẩm gói trọn niềm xúc động, thành kính, thiêng liêng của người con Miền Nam có dịp ra thăm lăng Bác.
Thân bài:
1.1. Tác giả Viễn Phương
- Là gương mặt nhà thơ trẻ trưởng thành trong Kháng chiến chống Mĩ.
- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
1.2. Tác phẩm “Viếng lăng Bác”
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1976
+ Sau giải phóng, và cũng là khi lăng Bác hoàn thành, Viễn Phương có dịp ra thăm lăng.
-Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.
3. Phân tích:
3.1. Cảm xúc của tác giả trước không gian và cảnh vật ngoài lăng.
*Câu thơ đầu
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Cách xưng hô: Con – Bác => Tình cảm gắn bó, thiêng liêng của Viễn Phương dành cho Bác. Bác không còn là Vị lãnh tụ vĩ đại, cao xa nữa mà đã trở thành một người cha của nhân dân Việt Nam.
- Khoảng cách địa lí: Tận Miền Nam ra thăm lăng Bác => Xa xôi, cách trở nhưng vẫn đến thăm bởi sự hối thúc của tình yêu, khao khát được một lần thấy Bác.
- Cách sử dụng từ “thăm”: Khi Bác mất, đúng ngữ cảnh phải dùng từ viếng. Nhưng khi Viễn Phương lựa chọn từ “Thăm” để thấy như Bác vẫn còn đây, chưa đi xa. Đồng thời cũng thể hiện sự gần gũi trong mối quan hệ.
*Ba câu thơ sau: Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Hình ảnh cây tre trong văn học Việt Nam:
+ Xuất hiện nhiều trong văn học
+ Là hình ảnh mang tính biểu tượng cho những PHẨM CHẤT tốt đẹp và CON NGƯỜI VIỆT NAM.
- Hình ảnh cây tre trong thơ của Viễn Phương:
+ Hình ảnh sương, bão táp mưa sa trong khổ thơ như biểu tượng của những khó khăn, trở ngại, thách thức. Là chặng đường đầy đau thương mà lịch sử dân tộc đã đi qua.
+ Trước khó khăn chồng chất, hàng tre vẫn bát ngát màu xanh. Nhà thơ đã sử dụng những từ láy tượng hình: bát ngát, xanh xanh để gợi lên sức sống mãnh liệt của cây tre Việt Nam. Như sức sống bất tử của nhân dân, đất nước.
+ Hình ảnh những hàng tre “đứng thẳng hàng” trước lăng Người, như hình ảnh những đứa con thân yêu của đất nước về đây tề tựu trước lăng Người để báo công dâng Bác chiến thắng vinh quang của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng thành kính trước anh linh của Bác.
- Thán từ “ôi!”: Thái độ ngỡ ngàng đầy ngạc nhiên của nhà thơ khi phát hiện ra sức sống mãnh liệt, hiên ngang của cây tre – của nhân dân, đất nước.
*Nhận xét: Hình ảnh hàng tre như trải suốt chiều dài lịch sử: Trong chiến đấu kiên cường anh dũng, đi qua mọi khó khăn gian khổ. Khi hòa bình vẫn một lòng trung thành với lí tưởng mà vị lãnh tụ vĩ đại đã định hướng cho non sông, đất nước. Qua đó, thể hiện được tình cảm của Viễn Phương nói riêng và dân tộc nói chung với Người.
3.2. Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào viếng lăng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
*2 câu đầu: Bác – vầng mặt trời vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật ẩn dụ: Trong hai câu thơ, hình ảnh mặt trời xuất hiện 2 lần. Nếu mặt trời thứ nhất, là mặt trời của thiên nhiên ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian thì vầng mặt trời thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Với dân tộc Việt Nam Bác ấm nóng tựa vầng mặt trời. Bác soi đường chỉ lối cho cách mạng của dân tộc. Chính Người đã mang luận cương Mác – Lê nin về để lấy lại cơm áo, tự cho nhân dân, đất nước. Bác là sự sống diệu kì, là sự hồi sinh sau đêm trường nô lệ dưới ách phong kiến và thực dân.
- Hình ảnh đoàn người vào viếng lăng qua cảm nhận của nhà thơ:
+ Điệp từ “ngày ngày”: Được lặp lại hai lần trong 4 câu thơ như nhấn mạnh vòng tuần hoàn bất tận của thời gian. Bác mãi mãi còn đó như vầng dương bất tử, và nhân dân, đất nước mãi mãi còn thương nhớ Người.
+ Hình ảnh “dòng người” nối đuôi nhau vào viếng lăng, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân, đất nước dành cho Bác.
+ Từ “dòng” đặt trong văn cảnh, khi xuất hiện cùng cảm xúc nhớ thương cho ta liên tưởng đến dòng nước mắt – sự hiện hữu của nỗi đau và mất mát.
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Đi trong thương nhớ. Như có ai đó vô hình dệt nên nỗi nhớ thương, để tạo ra một khoảng thương vùng nhớ cứ đầy lên, cứ đầy mãi trong tâm trí của nhân dân về Vị lãnh tụ vĩ đại.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Bảy chín mùa xuân: Vừa là số tuổi của Bác, nhưng hình ảnh thơ còn mang tính ẩn dụ. Cuộc đời Bác đẹp tựa mùa xuân. Sự nghiệp vĩ đại của người là mùa xuân của dân tộc. Bác đã đi hết hành trình dài rộng của cuộc đời và mang về mùa xuân cho đất nước.
+ Hình ảnh tràng hoa dâng Người: Cũng hiểu theo hai cách. Dòng người vào viếng lăng, dâng lên Bác những vòng hoa thơm để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cũng là những bông hoa chiến công mà nhân dân ta, dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu để mang về độc lập tự do cho đất nước. Giờ là giây phút thành kính, thiêng liêng dâng lên trước anh linh của Người.
3.3. Khổ 3 – NIỀM XÚC ĐỘNG DÂNG TRÀO KHI VÀO VIẾNG LĂNG BÁC.
*3 câu thơ đầu – hình ảnh của Bác khi năm trong lăng:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
-Nghệ thuật nói giảm, nói tránh: Sự thật đau thương – là đất nước, nhân dân ta đã mất Bác. Nhưng giờ đây, khi đối diện trước Người, Viễn Phương thấy Bác như đang chìm vào giấc ngủ bình yên. Câu thơ đầu tiên của bài thơ, tác giả dùng từ “thăm” và đến câu thơ này, lại thấy Bác như đang Ngủ. Phải chăng trong trái tim người dân VN, Bác chưa một giây phút đi xa.
*Câu thơ cuối:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
- Liên từ nối giữa câu thơ thứ 4 và 3 câu thơ đầu “mà sao” mang dụng ý nghệ thuật: Nét nghĩa giữa 3 câu đầu và câu thơ thứ 4 tương phản, đối lập nhau.
+ Đúng ra, khi đất nước, dân tộc được độc lập tự do, chúng ta phải hạnh phúc, hân hoan chào đón tự do ấy. Nhưng trái ngược lại, cảm giác mất mát, đau thương xâm chiếm trọn trái tim – đau nhói trong tim.
+ Người dành cả cuộc đời, sự nghiệp, đánh đổi cả tính mạng để đi tìm độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, độc lập đã về, tự do đã có thì con người ấy mãi mãi ra đi.
=>Còn đau đớn, mất mát nào hơn nỗi đau này.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe nhói ở trong tim. Trái tim, vốn là biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp, trọn vẹn nhất của cảm xúc. Trái tim ấy giờ đây đang nghe muôn vàn nhịp đập của đau thương. Tính từ “nhói” đủ diễn tả tận cùng của nỗi đau, sự mất mát.
3.4. Khổ 4 – CẢM XÚC, ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ KHI RỜI LĂNG BÁC.
*Câu thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- Tác giả hình dung ra cảm xúc của mình khi chia xa nơi đây: Thương trào nước mắt.
+ Từ ngữ sử dụng đậm chất Nam Bộ: Thương. Khi họ nói thương là đã dốc cạn lòng, chạm đáy của tình cảm, là mức độ yêu thương sâu sắc, chân thành nhất.
+ Hình ảnh “trào nước mắt”: Từ đầu bài thơ, nhà thơ dường như cố che giấu cảm xúc của mình. Đến giờ có lẽ, không thể ngăn nổi những giọt nước mắt của chia xa.
*3 câu thơ cuối: Ước nguyện của nhà thơ.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
- Nghệ thuật điệp + liệt kê: Nhấn mạnh ước nguyện, khát khao thiết tha, mãnh liệt của nhà thơ.
- Dấu ba chấm ở câu thơ cuối như sự nối dài miên man, bất tận của những ước mơ. Còn nhiều lắm bao điều muốn nói, bao việc muốn làm nhưng không thể kể hết.
- Ước nguyện của nhà thơ:
+ Muốn làm con chim: dâng tiếng hót cho cuộc đời
+ Muốn làm đóa hoa: Tỏa hương sắc cho đời
+ Muốn làm cây tre: mãi trung hiếu với non sông, đất nước.
=>Ước nguyện nhỏ bé, giản dị của nhà thơ để góp phần làm đẹp cho cuộc đời
-Liên hệ: Khổ thơ Mùa xuân nho nhỏ.
=> Ước nguyện ấy cũng cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho Bác – không muốn rời xa, muốn được ở mãi bên người.
=> Từ tình yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc, Viễn Phương đã chuyển thành tình cảm đối với quê hương, đất nước.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài thơ:
+ Đầu bài thơ là hình ảnh “hàng tre” – biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của nhân dân VN
+ Cuối bài thơ là hình ảnh “cây tre” – biểu tượng cho cá nhân tác giả, với sự đóng góp nhỏ bé của mình, góp phần chung cùng nhân dân dựng xây quê hương, đất nước.
ð Ta thấy sự khiêm nhường của nhà thơ trước đóng góp của mình. Từ đó, khẳng định tinh thần yêu nước.
4. Tổng kết:
- Thể thơ tự do, giúp tác giả dễ bộc lộ những cảm xúc trong lòng tự nhiên, phù hợp.
- Nhịp thơ chậm rãi, phù hợp với ngữ cảnh – viếng lăng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc yêu thương, thành kính, thiêng liêng.
- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh, đóa hoa, con chim, cây tre…
- Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc: Viếng, thăm, đau nhói…
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ, tạo hiệu quả nghệ thuật cao: Ẩn dụ, điệp, liệt kê, nói giảm, tương phản đối lập…
Tham khảo!
Cách thu hút và khích lệ người đọc tìm hiểu cuốn sách trong lời giới thiệu có điểm đáng chú là những mẩu chuyện mới chưa bao giờ được kể này đeesn tay các bạn thì bức màn sân khấu đã mãi mãi khép lại những cuộc phiêu lưu. Người đọc thấy được sự phó thác cho trí tưởng tượng không giới hạn của những nhà sáng tạo.
Bài thơ là cảm nhận tinh tế trước những dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu.
Bài thơ cho em những rung động man mác, bâng khuâng trước khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp, trước những biến chuyển kì diệu của thiên nhiên: hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã và đặc biệt là hình ảnh đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
Đọc Sách
Miệt mài từng chữ tới từng chương
Mỗi trang mỗi chữ mỗi tình ý
Mỗi nghĩa mỗi câu mỗi vấn vương
Đọc trước ra sau thật tỉ mỉ
Đọc trên xuống dưới chớ ương ương
Đọc xong ôm sách vào lòng xiết
Trong giấc mộng vàng gặp bạn đường
Bài 2
Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua
Đọc sách có thể không giàu, nhưng không đọc chắc nghèo
Bạn cô đơn ư, mọi cuốn sách đều sẵn sàng kết thân với bạn
Để mai đọc ư? Thứ 2,3,4,5,6,7 chủ nhật. Đâu có thứ nào gọi là thứ mai
Có một tội còn đáng trách hơn cả đốt sách, đó là không đọc chúng
Nhà có thể không có cửa sổ nhưng phải có sách
Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc cả thế giới sẽ mở ra cho bạn
Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với cả một bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua