ai có truyện ma vào đăng cho mk nha!!mk tick cho
1+1=
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
x+6+7=90
x + 13 = 90
x = 90 -13
x = 77
K MK NHA BẠN THANK NHÌU
Hôm wa em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết. Hôm nay mẹ lên nương, một mình em đốt tiếp. Hương rừng thơm mùi khói, nước suối đen si si. Cả nhà em chết cháy, em án tù chung thân. Tù của em be bé, nằm ở giữa rừng xanh. Chú công an tre trẻ đập em rất dã man.Hương rừng tanh mùi máu, nước suối pha màu hồng.Tù của em trên gác, xác em ở Tây Nguyên la` la' la la` la
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
rong cuộc sống của con người, gặp gỡ, giao tiếp chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người. Trong cuộc sống hàng ngày, cả trong học tập và những hoạt động thường ngày thì em đã gặp gỡ với rất nhiều người, cũng từ đó là em có thêm nhiều bạn bè thân thiết hơn. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ, giao tiếp ấy, có lẽ đặc biệt nhất có lẽ chính là cuộc gặp gỡ với Thạch Sanh, đây không phải là một con người thông thường mà em gặp hàng ngày, Thạch Sanh là một người anh hùng bước ra từ câu chuyện cổ tích. Chính vì vậy mà cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã tạo cho em một ấn tượng khó phai.
Sau khi được học câu chuyện cổ tích Thạch Sanh trên lớp và nghe cô giáo giảng bài về nhân vật cổ tích này thì em đã vô cùng ngưỡng mộ, chàng là một hình mẫu anh hùng điển hình, không chỉ là một người nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho dân lành, mà Thạch Sanh còn là một người anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Ngỡ tưởng hình tượng nhân vật Thạch Sanh chỉ là sự hư cấu của các tác giả dân gian, nhằm thể hiện khát vọng về cái thiện, lẽ công bằng và chính nghĩa ở đời. Em luôn nghĩ rằng nếu Thạch Sanh là một con người trần mắt thịt thì nhất định em sẽ tìm gặp, thể hiện sự ngưỡng mộ của em với Thạch Sanh.
Thật ngoài sức tưởng tượng, khi em đang ngồi học bài về nhà, em mang sách ra học bài cũ, em ngồi ngâm nga câu thơ trong sách giáo khoa ngữ văn tập một: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”
Vừa ngâm nga những câu thơ, em vừa hình dung, mường tượng ra dáng vẻ của Thạch Sanh khi ngồi ôm đàn và hát lên những lời ca đầy tha thiết ấy, thì bỗng dưng bùm một tiếng, xuất hiện trước mặt em là hình ảnh của một chàng trai cao lớn, khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Trang phục của người này cũng rất lạ mắt, đó là một bộ quần áo vải giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, mái tóc của người này cũng rất khác với bình thường, không phải kiểu tóc ngắn giống những người con trai ngày nay vẫn cắt mà mái tóc của người này rất dài, được buộc gọn gàng ở trên đầu.
Bình thường em vốn rất nhát gan, lại vô cùng sợ những câu chuyện ma quái, đột nhiên trong phòng em xuất hiện một người đàn ông lạ mặt, theo lẽ thường em phải hét lên và cầu cứu bố mẹ mới đúng. Nhưng thật kì lạ, sự xuất hiện của người đàn ông này chỉ làm em bất ngờ, bất ngờ đến mức đôi mắt mở lớn tròn xoe, nhìn chằm chằm vào người ấy, miệng thì há to ra trông rất tức cười. Có lẽ cũng vì khuôn mặt của người đàn ông ấy khá là hiền lành, phúc hậu nên em cũng không phản ứng như bình thường. Đang chìm vào sự bất ngờ, những suy nghĩ của mình thì người đàn ông lạ mặt đó đã chủ động đến giới thiệu mình, cũng là cách thức hiệu quả nhất để em trở về từ cõi mộng.
Người đàn ông ấy dùng giọng nói trầm ấm, đầy thiết tha mà giới thiệu mình: “Ta là Thạch Sanh, là người đã hát câu hát mà cháu vừa ngâm nga”. Nghe thấy vậy tôi càng thêm bất ngờ, không dám tin vào những điều mình đang chứng kiến là thật nữa, mọi thứ như trong giấc mơ vậy, tại sao một người ở trong chuyện có thể bước ra ngoài như vậy được chứ. Thấy em ngây ngốc như vậy, Thạch Sanh đã đến ngày và véo nhẹ vào má em, miệng thì cười nhẹ đầy hiền lành: “Cháu đã tin ta là thật chưa”. Lúc ấy tôi vẫn chưa thể nói được như bình thường, mà chỉ biết dùng hành động để ra hiệu cho Thạch Sanh biết là mình có nghe và đã tin, tôi gật đầu lia lịa làm Thạch Sanh cũng phải phá lên cười đầy thích thú.
Sau khi đã bình tĩnh lại thì em và Thạch Sanh đã có một cuộc nói chuyện đầy thú vị, em đã rất tò mò và yêu cầu Thạch Sanh kể lại chi tiết hơn các câu chuyện diệt yêu quái, chằn tinh, đại bàng như thế nào. Thạch Sanh đã rất thân thiện và gần gũi khi tiếp xúc với em, dù em là một người xa lạ, và những yêu cầu cũng rất trẻ con nhưng Thạch Sanh đều rất nhiệt tình giải đáp cho em từng vấn đề một. Câu chuyện của Thạch Sanh hấp dẫn hơn nhiều so với đoạn trích trong sách giáo khoa, bởi không chỉ câu chuyện diệt chằn tinh mà quá trình ấy diễn ra như thế nào, Thạch Sanh đã gặp phải những khó khăn gì trong quá trình tiêu diệt cái ác ấy, đều được kể một cách chân thực và vô cùng sinh động.
Qua đó em cũng nhận thấy được việc tiêu diệt chằn tinh, đại bàng của Thạch Sanh vô cùng đáng khen ngợi, đáng cảm phục; nhưng em cũng thấy được sự cố gắng, nỗ lực của Thạch Sanh lớn như thế nào mới có thể tiêu diệt được bọn xấu xa, độc ác ấy. Bởi suy cho cùng, dù Thạch Sanh là thái tử nhà trời được phái xuống, nhưng khi đã đầu thai vào kiếp người thì cũng không còn những phép thần thông nữa, mọi việc giải quyết đều phải dựa vào sức mạnh, ý chí mà niềm tin của chính bản thân chàng. Vì vậy mà tấm gương người tốt việc tốt của Thạch Sanh càng đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
Đây là một cuộc gặp gỡ đầy thú vị giữa em và một nhân vật thần kì mà trước đó em cho rằng, người này chỉ có thể xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, trong thế giới của những tưởng tượng. Nhưng, khi em đã được gặp Thạch Sanh thì em hoàn toàn tin tưởng vào sự thần kì ấy. Cũng qua cuộc gặp gỡ bất ngờ này, em cũng đã được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện thú vị mà người kể chính là nhân vật em hàng ngưỡng mộ, thần tượng. Cuộc gặp gỡ này vô cùng tuyệt vời, thú vị, là một kỉ niệm mà em không bao giờ quên.
Cái này là bạn cố tình paste dòng quảng cáo trên để " cú lừa " mọi người cho việc đăng linh tinh của mình
~ Hok tốt ~
Follow rồi nha, tui là đứa có tên dài dài ấy (Cái Acc Cục Đá Bé Nhỏ .... ấy =))) Dài nên lười viết =)))))))) )
Thảo luận 1
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ... Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc . Nội dung Nội dung của truyện cười có các mục đích: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang ... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, Truyện ông Ó). Phân loại Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn: Truyện cười kết chuỗi: nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn) nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh). Truyện cười không kết chuỗi: truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và truyện tiếu lâm (có yếu tố tục). Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...) Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...) Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)
Thảo luận 2
Truyện cười là những truyện chủ yếu gây cười cho người đọc nhưng cũng có loại truyện cười mang cả tính ngụ ngôn, giáo dục con người trong đó Truyện ngụ ngôn có cả yếu tố gây cười nhưng ít, truyện ngụ ngôn chứa đựng nhiều tính giáo dục, triết lý nhân sinh quan, giúp cho người đọc, người nge rút ra bài học cho bản thân qua các tình huống và nhân vạt trong truyện
Thảo luận 3
nếu chỉ phân biệt thì đơn giản thôi bạn .truyện cười là truyện nói về của đời sông hằng ngày của con người như đối thoại hiểu nhầm ý khác ... mục đích chinh là gây cười cho người đọc giả . Truyện ngụ ngôn là truyện có tính ẩn dụ của tác giả mượn hình ảnh nhân vật (có thật hoặc không có thật ) hoặc con vật để giáo dục hoặc đã phá những sự tiêu cực ,tính cách ,hủ lậu của con người ,xã hội .... như truyện con ve sầu và con kiến
Thảo luận 4
Truyện cười chỉ để mà cười thôi thì là truyện cười , truyện cười nhằm mục đích răn dạy cái xấu cái tốt của con người trong xã hội thì là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là mượn cái này mà nói cái kia , ngụ ý khuyên răn người đời.
Thảo luận 5
Truyện cười chắc chắn là gây cười. Bạn đọc chúng đầu tiên sẽ thấy buồn cười. Có nhiều truyện cười có tính giáo dục. Nhưng cũng có truyện cười chỉ để cười không mang theo một thông điệp nào đặc biệt cả. Còn truyện ngụ ngôn đôi khi có gây cười. Đôi khi không gây cười nhưng có một đặc tính là chắc chắn phải có một thông điệp nào đó do người sáng tác cố ý gửi gắm vào. Mình phân biệt như vậy có đúng ko ạ? Nếu có gì chưa được chuẩn mong bạn chỉ giáo nhé.
nhanh nha
1 + 1 = 2 ! Mk có truyện nè :))
Bọn họ gồm bốn người: Hà, Hạnh, Tuyết và Hữu, nhân vật nam duy nhất trong nhóm.
Họ được lời mời của Thiện, bạn cùng khóa, lại là người có quê ở Thủ Dầu Một. Các bạn cứ đi xe đò về tới khỏi chợ Búng 200 mét, thấy cây dầu lớn đầu tiên thì dừng lại, xuống xe đứng đó đợi, mình sẽ ra đón, lúc 2 giờ chiều nhé.
Thiện là người đúng nguyên tắc, trọng giờ giấc và lời hẹn, nên bọn bốn người cố tranh thủ đi đúng giờ. Từ Sài Gòn lên cũng không xa lắm, vả lại đường quá quen thuộc, bởi họ thường cùng nhau đi vườn trái cây Lái Thiêu gần đó nhiều lần, nên lúc kém 10 phút 3 giờ thì cả bọn đã đến nơi. Hà là cô bạn vui tính nhất bọn, nói đùa:
– Nếu chút nữa mà ông Thiện cho bọn này leo cây thì bắt ông Hữu này bao cả bọn một chầu bánh bèo bì xứ Búng nhé!
Hạnh lên tiếng phản đối:
– Sao ông Thiện lỡ hẹn mà lại bắt Hữu phải gánh chịu?
Hà, Tuyết đều cười to:
– Coi người ta bênh nhau kia!
Ai cũng biết Hạnh và Hữu yêu nhau, nên có dịp là họ trêu chọc. Chỉ có Hữu là xởi lởi:
– Được rồi, bao ăn cho bể bụng luôn, lúc gặp Thiện bắt đền nó chớ lo gì!
Nhưng họ không phải chờ lâu, Thiện đã xuất hiện như cái máy thời gian. Anh chàng cười thân thiện:
– Mình đoán các cậu thế nào cũng đúng giờ, nên đã chuẩn bị đủ thứ ở nhà rồi mới ra đây đón các bạn. Nào, bây giờ ta cuốc bộ một đoạn cho giãn gân nhé!
Hà kêu lên:
– Phải đi bộ với đôi giày mới cáu thế này sao?
Hữu trêu chọc lại:
– Hà tiểu thư nghe nói về quê Thiện nên đã sắm ngay đôi giày xịn, cưng như cưng trứng từ sáng đến giờ đó nghe!
Vừa đi bộ vừa đùa giỡn như thế nên chỉ khoảng 15 phút sau cả bọn đã đến nhà Thiện, một ngôi nhà ngói xưa với chung quanh là vườn cây ăn trái khá rộng.
Bà mẹ của Thiện đã gần 70, chỉ có Thiện là con trai nên rất quý bạn bè của con, bởi vậy khi nhìn thấy một đám đông gồm đủ trai, gái về chơi, bà mừng lắm, cứ nắm lấy tay hết đứa này đến đứa kia vồn vã:
– Tụi con về chơi má mừng lắm. Sao lâu nay không thấy đứa nào về hết? Đứa nào là thằng Hữu, má nghe thằng Thiện nhắc hoài?
– Dạ, con đây má. Nhưng hình như thằng Thiện còn nhắc ai khác nhiều hơn, chớ đâu phải con?
Tuyết đã chủ động nắm tay Hà kéo tới trước mặt bà mẹ.
– Đây mới là người phải ra mắt má. Làm lễ đi tân nương!
Hà thẹn đỏ mặt, khác xa với sự lém lỉnh lúc nãy. Được dịp cả bọn còn trêu dữ hơn:
– Con dâu tương lai của má đó! Coi, con nhỏ không biết lễ phép gì hết sao chưa ra mắt mẹ chồng?
Thiện cũng phát quýnh:
– Má, đây là….
Cũng may là bà già rất tâm lý:
– Tụi con làm quá con gái cưng của má ngượng. Được rồi, con dâu của má đâu? Lại đây má coi nào.
Bà nắm tay Hà kéo lại bộ ván gõ gần đó, ngồi xuống, bà kéo Hà ngồi cùng:
– Con đừng ngại, tụi nó chọc làm con run, nhưng má còn run hơn, bởi lâu nay má chờ hoài mà có nghe thằng Thiện nói gì đến chuyện vợ con đâu…
Thật sự tự dưng trong lòng Hà rộn lên cảm xúc lạ thường. Đời con gái mấy ai không rung động trước tình huống này… Nhất là từ lâu nay tình yêu mà cô và Thiện dành cho nhau chỉ giữ riêng cho hai người, chưa dám công khai với ai trong gia đình hai bên.
Hữu phá tan bầu không khí:
– Tối nay ta bắt hai cô cậu làm lễ ra mắt cho ra trò đấy nhé!
Tiếng cười rộn rã trong gian nhà rộng mà bấy lâu nay vốn dĩ âm thầm, lặng lẽ, người vui nhất có lẽ là bà mẹ già, bởi vậy bà Tám hối con:
– Thiện, con biểu đứa nào đó lo dọn cơm ngay, chắc tụi nó đói lắm rồi. Nấu thêm nồi cháo gà nữa.
– Dạ, xong rồi má.
Bà Tám mắng yêu con trai:
– Tao biết là mày đã lo từ hồi giữa trưa lận. Chính nó làm cá, làm gà, đặc biệt là món cá lóc hấp, nó nói là các con thích lắm.
Hạnh nói to:
– Đó là sở thích của chỉ một người thôi má ơi, đó là con dâu tương lai của má đó!
– Ủa, té ra con thích ăn cá hấp?
Hà ngượng nghịu thấy mà tội:
– Dạ, con… Con thích…
Thiện cứu bồ:
– Hà khoái cá lóc hấp nên con có hứa, lúc nào về đây con sẽ đãi món đó. Nào, bây giờ mình xuống ăn kẻo nguội hết.
Cả bọn kéo xuống nhà sau, Tuyết đi gần Hà trêu chọc:
– Còn bị chọc nữa, cho chừa!
Tuổi sôi nổi, đùa đó, quên đó, rồi chuyển sang đề tài khác. Suốt bữa ăn họ cười nói, chọc ghẹo nhau đủ thứ chuyện. Thấy vui với cảnh đó, bà Tám dặn Thiện:
– Con nhớ tối nay cho bạn con ăn thêm món gì đó cho ngon, má đã dành sẵn hơn 10 con gà cho tụi con tha hồ mà nấu nướng. Trái cây thì đầy vườn, muốn ăn gì cứ hái, đứa nào không leo cây được thì bắt thằng Thiện nó leo hái cho ăn.
Trăng bắt đầu lên sau rặng tre. Hữu là người hăng hái nhất:
– Chờ chút nữa cho trăng sáng, mình nấu cháo gà bày ra gốc nhãn vừa ăn vừa thi kể chuyện, ai thua phải uống!
Mấy cô gái phản đối:
– Ai dám uống ba thứ cay xè đó mà đố!
– Uống rượu không được thì ăn. Hễ ai thua thì một là uống một ly, hai là phải ăn một chén cháo!
Qua phân công của Thiện đi bắt gà, Hữu chuẩn bị bếp dã chiến dưới gốc nhãn, còn ba cô gái thì lo làm gà, nấu cháo và dọn ăn. Vào khoảng gần 10 giờ đêm thì mọi thứ cơ bản đã xong. Hà được cử đi mời mẹ chồng, nhưng lát sau cô trở ra cho biết bà Tám mệt nên không thức khuya được, có nhắn là cả bọn cứ vui chơi thoải mái, nhưng đừng uống nhiều rượu.
Trong lúc chờ cháo sôi, Hữu gợi ý:
– Hôm nay mình thi kể chuyện tiếu lâm, mấy bà dám tham gia không?
Hạnh và Tuyết xua tay quyết liệt:
– Thôi đi cha, ghê thấy mồ! Kể chuyện vui thôi!
– Thì chuyện vui mang chất tiếu lâm, có như thế mới lý thú chớ! Chỉ có điều là cấm “Tiếu lâm nặng”.
Hà cũng lắc dầu:
– Ai mà cản được mấy ông quá đà, thôi đổi đề tài đi!
Chợt Thiện đưa ý kiến:
– Mình có chuyện này, đố ai làm được thì được cả bọn gọi bằng anh, bằng chị. Chỉ tiếc là…
Anh hơi do dự. Hữu chen vào:
– Còn điều kiện gì nữa?
Thiện nhìn ba bạn gái, ái ngại:
– Phải có thêm vài nam nữa thì vui hơn. Nữ e rằng hơi khó.
– Sao lại khó, bộ mấy ông chê bọn này hả, phân biệt đối xử hả?
Đó là phản ứng của Hạnh. Thiện phải nói rõ:
– Đây là cuộc đánh cược đòi hỏi phải có thần kinh thép và cả sức lực nữa, đó phải là nam giới, chớ nữ thì e không xong. Ở đây chỉ có mỗi mình với Hữu, nên không hứng thú lắm, nhất là sợ Hữu không đủ can đảm…
Chưa biết nội dung thi ra sao, nhưng bị chê, nên Hữu sung lên:
– Có hai người cũng chơi, để mấy cô làm trọng tài!
Thiện hơi ngập ngừng, nhưng rồi cuối cùng cũng nói về cuộc chơi:
– Cách chỗ mình ngồi khoảng 500 mét là nghĩa địa của làng, nơi đó có nhiều mồ mả, đặc biệt là ngôi mộ bằng đá đỏ lâu đời, được tiếng là có nhiều chuyện bí ẩn, thiên hạ đồn rằng: Đêm đêm thường có ánh sáng lập lòe từ mộ bốc lên, kể cả những tiếng kêu, rú lạ lùng cũng từ phía đó… Ở xứ này từ lâu có lệ đố nếu ai có can đảm vào nửa đêm đến đó rồi quay trở về sẽ được thưởng lớn. Đêm nay mình vừa ra thách đố lại cũng sẵn sàng tham gia nếu không có ai nhập cuộc.
Các cô vừa nghe xong đã thè lưỡi, kêu lên:
– Thôi, ghê lắm, đừng chơi dại!
Nhưng Hữu thì lại khác, anh chàng bình tĩnh lên tiếng:
– Mình thích cuộc chơi cảm giác mạnh như thế này. Mình nhận lời!
Tuyết là người ngăn đầu tiên:
– Không, anh Hữu đừng có điên lên.
Nhưng Hữu đã trấn tỉnh người yêu:
– Có gì đâu mà sợ, như đi dạo ấy mà.
Không cần nghe về giải thưởng nếu thắng cuộc. Hữu đã đứng lên hăng hái:
– Được, cho mình mượn con dao phay và cây đèn pin, mình sẽ đi ngay ra đó.
Mặc cho Tuyết cố ngăn lại, Hữu vẫn băng mình vào trong đêm tối. Chỉ năm phút sau, anh đã ra tới khu đất hoang, có nhiều mồ mả. Trong lúc anh còn soi đèn tìm đúng ngôi mộ mà Thiện nói thì đột nhiên một luồng ánh sáng xanh từ ngôi mộ đá bay vọt lên.
Hữu che mắt lại để tránh luồng sáng, khi mở ra anh giật mình kêu lên:
– Cô là ai?
Trước mặt anh, một cô gái mặc y phục toàn trắng, đang đứng dựa người vào mộ bia, mái tóc xõa dài xuống tận lưng đang bay bay theo chiều gió thổi ngược từ sau tới. Nhìn Hữu một lượt rồi cô nàng mới lên tiếng giọng nhỏ nhưng rõ ràng:
– Là chủ ngôi mộ này!
Vốn là người dạn dĩ nhất bọn, tánh lại hay ngang tàng, liều mạng, vậy mà sau khi nghe cô gái nói Hữu vẫn còn chưa tin hẳn anh hỏi lại:
– Cô muốn đùa tôi?
Không đáp, cô ta bước thẳng tới trước mặt Hữu và bất thần lao thẳng vào người anh! Hữu không kịp tránh, nhưng lạ quá khi người cô ta chạm vào Hữu thì anh không hề có cảm giác gì, mà chỉ nghe như có luồng gió thoảng qua.
Còn đang ngơ ngác thì Hữu nghe có tiếng cất lên từ sau lưng:
– Anh tin tôi là người cõi âm chưa?
Hữu quay lại thì thấy chính cô nàng đứng cách mình vài bước chân. Lần này giọng nàng gay gắt hơn:
– Anh hăng hái quá mức để bị người ta lợi dụng rồi!
Hữu cau mày:
– Lợi dụng việc gì? Ai lợi dụng?
– Anh bạn thân thiết của anh chớ còn ai.
– Bạn thân của tôi thì hiện ở đây cũng có vài người…
– Thiện!
– Cô quên là Thiện mời chúng tôi về đây. Anh ta là chủ nhà tốt bụng nữa.
Đột nhiên nàng phá lên cười. Tiếng cười như xé màn đêm bay xa theo gió. Rồi chợt chùng xuống:
– Các anh chỉ mới quen thằng Thiện đó vài năm nay thôi, khi anh ta lên học ở thành phố. Chớ thời gian anh ta còn ở chốn quê này có biết anh ta ra sao không?
Câu hỏi cô nàng khiến Hữu lúng túng:
– Đúng là chúng tôi chỉ mới quen Thiện ở thành phố. Nhưng anh ấy tốt bụng, được lòng mọi người…
Cô nàng cười gằn:
– Đặc biệt là tốt bụng với các người đẹp.
Một cách vô tình Hữu nói:
– Đúng như vậy! Hôm nay về đây còn có người yêu của Thiện nữa. Cô ấy yêu Thiện, họ có thể làm đám cưới một ngày gần đây nữa.
– Tôi đang chờ cái đám cưới ấy đây và chờ anh ta nữa! Đồ mặt dày, đồ bội bạc!
Những lời này cô nàng nói vừa nghiến răng, khiến cho Hữu ngạc nhiên:
– Cô… cô là gì của Thiện?
Nàng chỉ vào bia mộ:
– Anh nhìn xem tôi là gì của anh ta?
Lúc này Hữu mới để ý. Anh đọc được mấy dòng chữ:
– Chi Lan, người vợ hiền của tôi, Ngọc Thiện.
Hữu kêu lên:
– Thằng Thiện bạn tôi!
– Làng này chỉ có một người tên Ngọc Thiện mà thôi. Là anh ta đó!
Hữu lẩm bẩm:
– Có lẽ nào…
Nàng nói chậm để Hữu nghe rõ:
– Tôi là người được anh ta yêu hơn năm năm, cho đến khi tôi báo tin là có thai thì anh ta hốt hoảng xúi tôi đi phá cái thai. Tôi quyết liệt từ chối và buộc anh ta phải làm đám cưới. Chẳng còn cách nào khác, nên anh ta chấp nhận. Đám cưới được tổ chức rình rang, nhưng ngay trong đêm động phòng thì anh ta đã hạ thủ: Cho tôi uống một ly nước có chứa chất hủy thai. Tôi uống xong bị thuốc hành, bị băng huyết và chết khi chưa kịp chuyển đến bệnh viện! Để che miệng thế gian, anh ta lập mộ đàng hoàng, nhưng từ ngày tôi chết, anh ta bỏ đi biệt ở Sài Gòn. Gần đây mỗi lần về nghe người ở đây đồn là oan hồn tôi thường hiện về, anh ta sẽ bị báo thù, cho nên vừa rồi anh ta đi nhờ một tay thầy bùa yếm bùa phép vô con dao phay mà anh đang cầm trên tay. Thâm ý của anh ta khi đưa ra lời thách đố khi nãy là muốn mượn tay anh trừ khử tôi, để anh ta rãnh nợ mà cưới vợ mới! Dẫu anh ta thừa biết là khi anh thực hiện việc này anh có thể bị vong mạng!
Hữu tái mặt đưa con dao lên xem. Quả nhiên trên bảng dao có viết những chữ màu đỏ ngoằn ngoèo không thể đọc được, theo kiểu bùa chú mà Hữu từng thấy qua. Giọng anh hơi run:
– Có… có chuyện này sao?
Cô gái buông một tiếng thở dài:
– Lòng dạ đàn ông là thế đó! Tôi đã cho anh ta cả cuộc đời con gái, vậy mà kết cuộc như bây giờ đây…
Nàng bước thẳng tới phần mộ, nói với Hữu:
– Tôi thừa sức báo thù hắn ta và thừa sức để hại anh, nhưng tôi nghĩ lại, thà cứ để hắn ta tiếp tục thủ đoạn của hắn. Vậy anh cứ cắm con dao xuống đầu mộ đi, tôi sẽ vĩnh viễn biến mất!
Hữu bất nhẫn, anh ném con dao xuống dòng sông gần đó, nói như lời thề:
– Tôi không bao giờ làm chuyện vô đạo đức này!
Anh quay bước đi nhanh trở vào nhà. Thiện và các bạn đang đợi bên nồi cháo gà. Vừa thấy anh về Tuyết đã chạy tới, giọng lo lắng:
– Em lo quá…
Riêng Thiện thì quan tâm đặc biệt hơn, anh ta bước tới gần hỏi khẽ:
– Làm đúng như vậy chớ?
Hữu nhìn thẳng vào mắt anh ta, gằn giọng:
– Cô Chi Lan hỏi thăm mày!
Thiện đang tươi rói, chợt sa sầm mặt, rồi run cả người. Hà kêu lên:
– Anh Thiện! Sao vậy?
Hữu vẫn dửng dưng quay đi trong khi Thiện lảo đảo gần ngã xuống đất.
– Đưa nó rời đây ngay đi, sắp có chuyện đó!
Chẳng ai hiểu gì, chỉ biết đưa mắt nhìn nhau và chờ câu nói tiếp của Hữu…
Thiện đã bỏ nhà đi Sài Gòn ngay sáng hôm sau. Hữu kể hết mọi chuyện cho bà mẹ của Thiện nghe, bà rầy la Thiện một trận dữ dội, rồi đích thân bà sắm lễ vật đem ra mộ của Chi Lan cúng vái rất trọng thể. Bà xin linh hồn của cô con dâu tha cho con trai bà.
Phần Thiện thì có lẽ đã biết sợ, biết lỗi, nên từ đó anh lánh xa Hà luôn, không hề tính chuyện cưới xin gì nữa.
Có lẽ oan hồn cũng biết thứ tha, nên từ ấy không ai thấy những hiện tượng lạ quanh ngôi mộ của Chi Lan nữa. Ngày ngày bà mẹ chồng đều ra đốt nhang, ngồi trước mộ nàng dâu mà khóc và van vái cho cô siêu thoát.
Những bạn bè của Thiện dần dần biết chuyện, họ thành tâm đi theo Hữu thỉnh thoảng về đốt nhang cho Chi Lan. Trong số này có cả Hà.
Chẳng hề thấy hồn ma làm hại gì Hà cả.
Hok tốt !