soạn văn lớp 7 bài ý nghĩa văn chương ( ko chép mạng ạ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà
- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.
Đọc hiểu chi tiết:
1. Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng
- Khung cảnh gia đình:
+ Chồng dùi mài kinh sử để nhập hội long vân
+ Vợ ngồi khâu quần áo, dọn kỉ cho chồng, quạt cho chống nghỉ
⇒ Khung cảnh gia đình ấm cúng, hạnh phúc. Thị Kính dịu dáng, hết mực thương yêu, quan tâm chồng
- Thị Kính thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng:
+ Tâm trạng: băn khoăn
+ Suy nghĩ: trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta, dạ thưa chồng lòng thiếp sao an
+ Hành động: cầm dao khâu xén chiếc râu
- Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên
2. Thị Kính bị nhà chồng vu oan và phải theo cha về nhà
- Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ
- Sùng bà:
+ Nói về nhà mình: giống nhà bà đây giống phượng giống công, nhà bà đây cao môn lệnh tộc, trứng rồng lại nở ra rồng
⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo
+ Nói về Thị Kính: liu điu lại nở ra dòng liu điu, mày là con nhà ốc, cả gan say hoa đắm nguyệt, dụng tình bất trắc, gái say trai lập chí giết chồng,mặt trơ như mặt thớt,…
⇒ Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục
+ Hành động: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa đầu lên, không cho Thị Kính phân bua, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống…
⇒ Thô bạo, tàn nhẫn
- Thị Kính:
+ Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được
+ Hành động: theo cha về nhà, đi theo cha mấy bước,quay vào nhìn từ tràng kỉ đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay
⇒ Sự bất lực của Thị Kính
3. Thị Kính từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi tu hành
- Cuộc sống sau khi bị oan:
+ Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được
+ Xấu hổ không về được nhà cha mẹ
+ Không thể lấy người khác
+ Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính
+ Minh oan không ai tin
⇒ Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc
- Thị Kính quyết định giả dạng nam nhi để đi tu
- Ý nghĩa hành động đi tu của Thị Kính:
+ Tích cực: Thị Kính muốn sống để tỏ rõ mình là người đoan chính
+ Tiêu cực: Thị Kính không tìm ra nguyên nhân nỗi khổ của mình,không đấu tranh mà nhẫn nhịn, cam chịu
⇒ Thị Kính không thể thoát khỏi đau khổ.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.
Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
+ 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên
+ 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất
Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
Luyện tập
Một số câu tục ngữ về hiện tượng mưa nắng, bão lụt:
- Chớp đằng tây mưa dây bão giật
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
- Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua bài học này, học sinh nhận ra được giá trị, những kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên và lao động sản xuất chứa đựng trong những câu tục ngữ của dân gian, đồng thời xem tục ngữ như một kênh học tập, tích lũy vốn sống bản thân.
- Bên cạnh đó, học sinh còn phân tích được lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Bố cục:
Chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu... muôn vật muôn loài) Nguồn gốc của thơ ca.
+ Phần 2 ( Còn lại): Nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với con người.
Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.
Câu 2 (Trang 63 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Văn chương là:
- Hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống.
+ Cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng
+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác trên thế giới.
- Văn chương còn tạo ra sự sống
+ Thông qua văn chương ta biết một cuộc sống mơ ước của con người.
Câu 3 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Công dụng văn chương theo Hoài Thanh:
- Giúp con người có tình cảm và gợi lòng vị tha
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
Câu 4 (trang 62 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Câu hỏi (trang 63 SGK): Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Và những dẫn chứng chứng minh câu nói đó:
+ Giải thích:
→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,...
→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
→ Bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo cho người đọc sự xúc động trước vẻ đẹp sông nước Cà Mau dù người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
→ Bài thơ Lượm gây cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng cuộc sống hòa bình mà mình đang sống.
Ý nghĩa
Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học sinh thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên nghèo nàn nếu không có văn chương.