K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

12 tháng 2 2019

PTBĐ:Biểu cảm+Miêu tả

Đoạn thơ mở đầu trong bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã vẽ ra trước mắt ta một khoảng trời xuân tươi đẹp náo nức
" Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc "
Đẹp làm sao khi mùa xuân được thể hiện qua hai hình ảnh rất quen thuộc bình dị trên quê hương xứ Huế của ông . Đó là bông hoa tím biếc , mọc giữa dòng sông xanh . Với động từ " mọc " được đặt ở đầu câu cùng với lối đảo ngữ ( lối đảo ngữ trật tự cú pháp ) đã làm cho hình ảnh thơ càng nổi bật . Phải chăng hoa lục bình đang vươn mình đón nắng xuân trên dòng sông Hương êm đềm của xứ Huế . Câu thơ vừa tạo hình vừa thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên lúc xuân về .
Hòa cùng với vẻ đẹp mùa xuân là âm thanh của tiếng chim chiền chiện
" Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời "
Trên trời cao , chim chiền chiện râm vang tiếng hót tạo thành khúc nhạc chào đón mùa xuân . Từ "ơi " đi kèm với từ "chi" vốn là vời ăn tiếng nói của địa phương khiến cho giọng thơ trở nên đầm thấm tha thiết . Âm thanh của tiếng chim hót làm cho bức tranh thiên nhiên của mùa xuân càng trở nên rộn ràng , tươi vui , náo nức
Trước vẻ đẹp ấy , nhà thơ không ném được cmả xúc của lòng mình
" Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi húng "
Hình ảnh tượng trưng " giọt long lanh " có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân ... Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống . Điệp từ "tôi" cùng với động từ "hứng" đã thể hiện cảm xúc , say sưa , ngay ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên . Ông muốn cẩm lấy được để thể nâng niu cất giữ vẻ đẹp đó
Mùa xuân của thiên nhiên đã đẹp mà tình yêu thiên nhiên của nhà thơ càng thiết tha biết trân trọng biết bao

28 tháng 8 2018

Đoạn thơ mở đầu trong bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã vẽ ra trước mắt ta một khoảng trời xuân tươi đẹp náo nức
" Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc "
Đẹp làm sao khi mùa xuân được thể hiện qua hai hình ảnh rất quen thuộc bình dị trên quê hương xứ Huế của ông . Đó là bông hoa tím biếc , mọc giữa dòng sông xanh . Với động từ " mọc " được đặt ở đầu câu cùng với lối đảo ngữ ( lối đảo ngữ trật tự cú pháp ) đã làm cho hình ảnh thơ càng nổi bật . Phải chăng hoa lục bình đang vươn mình đón nắng xuân trên dòng sông Hương êm đềm của xứ Huế . Câu thơ vừa tạo hình vừa thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên lúc xuân về .
Hòa cùng với vẻ đẹp mùa xuân là âm thanh của tiếng chim chiền chiện
" Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời "
Trên trời cao , chim chiền chiện râm vang tiếng hót tạo thành khúc nhạc chào đón mùa xuân . Từ "ơi " đi kèm với từ "chi" vốn là vời ăn tiếng nói của địa phương khiến cho giọng thơ trở nên đầm thấm tha thiết . Âm thanh của tiếng chim hót làm cho bức tranh thiên nhiên của mùa xuân càng trở nên rộn ràng , tươi vui , náo nức
Trước vẻ đẹp ấy , nhà thơ không ném được cmả xúc của lòng mình
" Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi húng "
Hình ảnh tượng trưng " giọt long lanh " có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân ... Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống . Điệp từ "tôi" cùng với động từ "hứng" đã thể hiện cảm xúc , say sưa , ngay ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên . Ông muốn cẩm lấy được để thể nâng niu cất giữ vẻ đẹp đó
Mùa xuân của thiên nhiên đã đẹp mà tình yêu thiên nhiên của nhà thơ càng thiết tha biết trân trọng biết bao

9 tháng 12 2017

I. MỞ BÀI
– Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
– Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ.

II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu chung:
Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời.
2. Cảm nhận bài thơ:
KHỔ 1: “Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
– “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”:
+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).
+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.
+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
( Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
– “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”:
+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện.Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.
+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi…hót chi mà…
+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
– “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.
+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.
KHỔ 2: “Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
– Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
– Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của màu xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.
– Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
+ “Lộc” không nằm trên những cành non
+ “lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.
“Lộc giắt đầy quanh lưng
………………………………….
Lộc trải dài nương lúa”
+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển……
( Phải chăng hình ảnh mùa xuân)

III. KẾT BÀI

Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, sáng tạo thể hiện tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành của nhà thơ là muốn giúp mọi người một mùa xuân nho nhỏ của mìnhvào mùa xuân lớn của đát nước.

9 tháng 12 2017

Thanh Hải là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh của cuộc sống, Thanh Hải đã dâng cho đời nhiều áng thơ có giá trị. Ngòi bút của ông đã góp phần xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tâm sự của ông trong những ngày cuối của cuộc đời. Tình cảm dạt dào và suy nghĩ sâu lắng trong tâm tư của ông đã gởi gắm vào bài thơ. Đó là tình yêu đất nước bao la, niềm yêu mến thiết tha đối với cuộc sống đang bước vào thời kì xây dựng.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đưa ta về với thiên nhiên tươi đẹp, về với đất trời đang bước vào mùa xuân mới:

Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.

Mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím biếc cùng với tiếng hót trong trẻo của chim chiền chiện. Cảnh mùa xuân ấy gợi ra một không gian tươi mát, dịu dàng và đằm thắm. Cảnh vật mùa xuân đã làm tác giả dâng lên một niềm cảm xúc. Tiếng ơi trong câu thơ là hô ngữ, là từ gợi cảm biểu lộ sự thân thiết, yêu thương. Hai tiếng hót chi là cách, nói dịu ngọt của người dân xứ Huế đã làm tăng tính biểu cảm của vần thơ. Tác giả đã mượn tiếng chim hót để biểu lộ cảm xúc của mình về bức tranh mùa xuân. Tác giả không chỉ biểu lộ sự trân trọng, nâng niu những cái đẹp trong mùa xuân ấy:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Động từ hứng đã diễn tả được tâm trạng của tác giả trước cảnh sắc mùa xuân. Có ai ngờ tiếng chim hót vang trời lại đọng thành giọt long lanh rơi xuống? Phải chăng đây không chỉ là âm thanh của tiếng chim mà là âm thanh của mùa xuân, âm thanh của cuộc sống đang khơi dậy trong lòng tác giả? Tâm hồn nhà thơ đang chan hòa cùng cuộc sống, cùng mùa xuân tươi đẹp một cách bất ngờ.
Từ mùa xuân của đất trời, cảm xúc thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trài dài nương mạ.

Đây là hình ảnh của đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu và sản xuất. Mùa xuân của đất nước hòa cung niềm vui trong chiến đấu và niềm vui trong lao động sản xuất. Lộc là hình ảnh của mùa xuân. Đó là chồi non, cành biếc mơn mởn. Lộc là sự sinh sôi, nảy nở, là sức sống mãnh liệt đang vươn lên. Trong chiến đấu, lộc giắt đầy quanh lưng là hình ảnh người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc để che mắt quân thù và còn là biểu tượng của sức sống mùa xuân, là sức mạnh của dân tộc. Trong sản xuất, lộc trải dài nương mạ là hình ảnh của sự lao động cần cù đã làm nên một màu xanh bát ngát ruộng đồng. Người nông dân đã góp phần tô điểm cho mùa xuân đất nước. Hậu phương và tiền tuyến luôn song hành. Người cầm súng và người nông dân lao động, đều đem đến mùa xuân cho đất nước giữa mùa xuân của đất trời. Cả dân tộc đang bước vào mùa xuân với tâm thế khẩn trương và hào hứng:

Tất cả như hổi hả
Tất cả như xôn xao.

Hối hả, xôn xao là những từ láy diễn tả sự gấp gáp, khẩn trương, náo nhiệt. Cặp từ láy ấy cùng với điệp ngữ tất cả như… làm cho câu thơ vang lên nhịp diệu vui tươi, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh đất nước và dân tộc đang bước vào mùa xuân của thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Trong mùa xuân tươi đẹp ấy tác giả không quên suy ngẫm về quá khứ của đất nước và cội nguồi dân tộc:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Tác giả đã bộc lộ niềm cảm thụ và tự hào về đất nước. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả. Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt, sức mạnh dân tộc được khẳng định, đất nước vẫn trường tồn và đi lên. Đất nước như vì sao là sự so sánh đầy ý nghĩa. Sao là nguồn sáng vô tận, là vẻ đẹp của vũ trụ, vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Đây là niềm tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng, bất diệt.

Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.

Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xưởng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.

Cảm xúc chân thành của nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát vọng về cuộc sống, tâm niệm về cuộc đời, tình cảm đối với quê hương, đất nước mà còn thể hệ qua khúc hát yêu thương:

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế, phách tiền là một nhạc cụ dân tộc điểm nhịp cho lời ca. Hình ảnh xin hát diễn tả tình yêu thương, gắn bó với quê hương, sự khao khát về cuộc sống mùa xuân. Tiếng hát ở đây cũng là tiếng lòng của tác giả, nó ngọt ngào sâu lắng và gây được sự đồng cảm với tất cả mọi người.

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một bài thơ đặc sắc. Với thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang, âm hưởng nhẹ nhàng xuyên khổ thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muôn được dâng hiến cho cuộc đời trước lúc đi xa.

4 tháng 8 2018

*PTBĐ:BIỂU CẢM+MT

*Cảm nhận:(gợi ý)

- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.

5 tháng 8 2018

thanks

25 tháng 8 2018

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

a) Em làm thế nào khi cần biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết? Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu).

b) Chỉ dùng một câu có thể biểu đạt một cách trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết được không? Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ.

c) Làm cách nào để có thể biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình? Phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình.

d) Đọc kĩ câu ca dao sau: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Hãy suy nghĩ để trả lời: - Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì? - Nó nói lên điều gì (chủ đề)? - Câu 6 và câu 8 trong câu ca dao này quan hệ với nhau như thế nào? Chúng liên kết về luật thơ và về ý với nhau ra sao? - Câu ca dao này đã biểu đạt được trọn vẹn một ý chưa? - Có thể xem câu ca dao này là một văn bản không?

Gợi ý: Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền. Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8. Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Câu ca dao này là một văn bản. đ) Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản? Lời thầy (cô) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản (nói) vì: - Nó gồm một chuỗi lời - Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới. - Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt. e) Em viết một bức thư cho bạn bè, có phải là em tạo lập một văn bản không? - Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận; - Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản. g) Bài thơ, truyện kể (có thể là kể bằng miệng hoặc bằng chữ viết), câu đối có phải là văn bản không? Bài thơ, truyện kể - truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản. h) Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời có phải là văn bản không? Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời cũng là những dạng văn bản. Như vậy, thế nào là văn bản?Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

a) Với những mục đích giao tiếp cụ thể khác nhau, người ta sẽ phải sử dụng những kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt khác nhau sao cho phù hợp. Dưới đây là sáu kiểu văn bản tương ứng với sáu phương thức biểu đạt, em hãy lựa chọn mục đích giao tiếp cho sẵn để điền vào bảng sao cho phù hợp. - Các mục đích giao tiếp: + Trình bày diễn biến sự việc; + Tái hiện trạng thái sự vật, con người; + Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; + Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp; + Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

TT Kiểu văn bản - phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp
1 Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
2 Miêu tả
3 Biểu cảm
4 Nghị luận
5 Thuyết minh
6 Hành chính - công vụ

b) Với các tình huống giao tiếp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng: - Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố;

- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá;

- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu;

- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội;

- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá;

- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

Gợi ý trả lời: Sắp xếp các tình huống giao tiếp đã cho vào bảng trên, ta có thứ tự lần lượt là: (6), (1), (2), (5), (3), (4).

25 tháng 8 2018

I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

Câu 2 (trang 16 sgk ngữ văn 6 tập 1)

TT Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy…
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người Tả người, tả cảnh, tả con vật…
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Thơ trữ tình, ca dao trữ tình…
4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận Tục ngữ, ca dao…
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Thuyết minh về đồ dùng học tập, thuyết minh về nón lá…
6 Hành chính công vụ Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người Đơn từ, báo cáo, thông báo

- Hành chính công vụ

- Tự sự

- Miêu tả

- Thuyết minh

- Biểu cảm

- Nghị luận

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 17 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Phương thức tự sự: Vì có người, có việc, có diễn biến của việc

b, Phương thức miêu tả: miêu tả cảnh thiên nhiên: đêm trăng trên sông

c, Phương thức biểu cảm: bàn luận về điều kiện làm cho đất nước giàu mạnh

d, Phương thức thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu.

Bài 2 (trang 17 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự, vì:

- Có một chuỗi các sự việc, hành động, nhân vật được trình bày theo một diễn biến mạch lạc.

- Có sự kiện mở đầu, sự kiện kết thúc

2 tháng 3 2019

1. Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

2. Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi - PTBĐ: Miêu tả xen lẫn với kể chuyện

3. Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh - PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4. Vượt thác - Võ Quảng - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

5. Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê - PTBĐ: Tự sự + Miêu tả

6. Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ - PTBĐ: Tự sự+ Biểu cảm + Miêu tả

7. Lượm - Tố Hữu - PTĐB: Miêu tả + tự sự + biểu cảm

29 tháng 4 2019

PTBĐ chính : Miêu tả

~Study well~

29 tháng 4 2019

miêu tả nha

lạnh lùng

7 tháng 4 2016

là sao??????? ghi dấu giùm