cahs viết thư xin lỗi khi đốt xổ lớp trưởng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO:
Bố kính yêu của con!
Thưa bố con đã đọc thư của bố cả hàng chục lần và con vô cùng xúc động bố à, cổ họng con như ứ đọng lại con không sao nói lên lời nào. Giờ đây con đã thuộc từng dòng từng câu chữ một. Trước mặt bố con có thể đọc cho bố nghe không thiếu từ nào.
Đọc thư bố con đã nhận ra sự hy sinh lớn lao của mẹ mà giờ con mới biết. Con đã không biết rằng cả đời mẹ đã hi sinh vì con. Mẹ đã phải mệt mỏi khổ như thế nào khi mang thai con chín tháng mười ngày và hi sinh biết nhường nào khi nuôi con khôn lớn. Con đã không biết được rằng mẹ đã không hề ngủ khi con ốm, con đau.
Cả đời mẹ đã hi sinh cho con. Con vô cùng xấu hổ vì hành động vô lễ của mình. Nếu không nhờ bố chỉ ra thì con mãi sẽ không nhận thấy sai lầm to lớn của mình được. Con thật bất hiếu phải không bố? Con đã không biết quý trọng tình thương mà bố mẹ dành cho con mà còn phụ nhận nó. Con đã làm cho mẹ con buồn, mẹ phải suy nghĩ nhiều, mẹ phải khổ vì con.
Nhìn mẹ càng ngày càng già đi vì phải lo toan đủ thứ con mới biết mình sai lầm đến mức nào. Trưa nay khi mẹ đi làm về con nhìn thấy lưng mẹ ướt vì mồ hôi, mặt mẹ tái nhợt da xanh xao vì mệt mỏi. Con càng ân hận vô cùng và thương mẹ biết nhường nào. Tối nay sau bữa cơm con sẽ đến bên mẹ và xin mẹ tha thứ lúc đó con muốn bố đứng bên cạnh để chứng kiến được không bố?
Bố ơi! Con xin lỗi bố! Con mong bố hãy tha thứ cho con. Con mong là mỗi lần mà con mắc khuyết điểm thì bố lại giúp con chỉ ra khuyết điểm bố nhé! Con hôn bố.
Con yêu bố nhiều lắm. Con yêu mẹ lắm lắm…..!
En-ri-cô
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Gửi mẹ kính yêu của con,
Mẹ ơi, lời đầu tiên con chỉ muốn xin lỗi mẹ thật nhiều vì đã có những lời lẽ và hành động không đúng với mẹ vào ngày hôm trước. Mẹ ơi, con đã biết lỗi và ân hận rồi ạ. Con thực sự mong mẹ có thể tha thứ cho con.
Mẹ ơi, từ lúc mẹ sinh con ra và nuôi con lớn cho đến bây giờ, con mang công ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ. Con biết ơn điều đó nhiều lắm ạ. Nhờ có mẹ, con mới được sinh ra và có con ngày hôm nay. Con vẫn nhớ như in những lần mẹ chăm sóc con ốm, vẫn nhớ những lần mẹ đã khóc vì thương con. Con thực sự thương mẹ. Thương mẹ bao nhiêu thì con càng tự trách mình bấy nhiêu. Con hiểu được hành động của mình là sai trái. Con thực sự biết sai rồi và hiểu được công ơn của mẹ dành cho con.
Con viết thư này muốn mẹ tha lỗi cho con. Con xin lỗi mẹ thật nhiều.
Ký tên,
En-ri-cô
Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.
Gửi cha yêu dấu!
Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.
Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho mình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.
Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹ sợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.
Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.
Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.
Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.
Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.
Con yêu bố!
Mẹ thân yêu của con! Sau khi đọc xong bức thư của bố, con cảm thấy rất ân hận về việc làm sai trái đó. Con đã thức suốt đêm để mở lời nói với bố nhưng thật sự con không thể. Vì con rụt rè, sợ bố đánh hay con vẫn ương bướng cho mình là đúng? Vì sao con không thể giải đáp được! Nên con mong những lời xám hối củ con trong bức thư nhỏ bé này sẽ phần nào xóa đi nỗi buồn trong lòng mẹ, để con được ôm và hôn mẹ như mọi khi. mẹ biết không, những lời nói chứa chan tình yêu thương của bố làm con giận mình. Giận mình tại sao làm cho bố mẹ buồn, tại sao không nghĩ về những tình cảm mình nhận được từ bố mẹ. Trong những ngày này, con day dứt lắm. Mẹ đối với con như thế mà con nỡ làm mẹ đau lòng. mẸ ạ! Con là đứa trẻ hư, không vâng lời bố mẹ. Và bây giờ con đã hiểu. Con cảm ơn mẹ vì những điều mẹ làm cho con
Mẹ của con, con xin lỗi, nhiều lúc đã làm bố mẹ buồn phiền! Con muốn được mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa. Con muốn ôm hôn cả hai người, muốn được mẹ yêu thương như những ngày nào!
Ôimẹ của con! Con ko biết nói gì hơn nữa! Con đã sai và con sẽ sửa lỗi - đó là lời hứa danh dự của con! Con yêu mẹ nhiều!
Con của mẹ
En-ri-cô.
I Mở bài: phần đầu lá thư ( thời gian, địa điểm, xưng hô, lí do viết thư )
II Thân bài: ND_ chính lá thư
_ Nếu nguyên nhân mắc lỗi
_ Nhận thư của bố
_ Cảm nhận tấm lòng của mẹ dành cho mình
_ Xin lỗi được tha thứ
III Kết bài: Kết thúc lá thư ( kí tên )
Ngắn gọn diễn đạt đủ ý nhé Nhi!
Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...
Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.
Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.
Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.
Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.
Đứa con đã biết lỗi của mẹ.
En-ri-cô
Tham khảo nhé!:
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Bài làm: (Tham khảo nhé)
Gửi em gái,
Anh dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em , đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em. Anh đứng xem bức tranh của em với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là anh. Từ ngạc nhiên, anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với em , anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của em , đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối , anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em . Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của em. Mong em hãy thứ lỗi cho anh nhé !
Anh trai
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Thầy phát cho mỗi bạn một tờ giấy trắng và nói, về nhà suy nghĩ cho thật kỹ rồi viết những nhận xét của mình vào đây. Mà viết cái gì bây giờ? Trâm ngồi mãi mà vẫn không viết được chữ nào. Viết là các bạn trong ban đại diện lớp làm thật tốt một cách chung chung thì không được. Thế nào thầy cũng nói là không biết đóng góp ý kiến xây dựng lớp. Mà nêu vào đây những gì Trâm muốn nói về lớp trưởng thì sợ rằng thầy sẽ giật mình hỏi, ủa, tui nhớ là cô bé này đề cử cái anh chàng Bảo làm trưởng lớp mà. Chưa kế, lỡ mà Bảo đọc được không biết sẽ thế nào? Đó là những ngày đầu tiên, lớp của Trâm thành hình. Năm thứ nhất chuyên ngành ngữ văn chỉ vỏn vẹn có hai lớp. Lớp của Trâm là lớp 6C2 (tại lớp kia là 6C1 rồi, lớp Trâm là lớp khối C thứ 2. Còn số 6 phía trước là khóa thứ sáu). Sĩ số của lớp là 45 bạn mà chỉ có sáu người là con trai (tất nhiên, còn lại bao nhiêu toàn là con gái thích ăn hàng vặt và “tám” chuyện trên trời dưới đất). Bảo là một trong số sáu thanh gươm lạc giữa rừng hoa đó. Cao lớn, hơi đẹp trai nhưng khi đứng thì hay một chân thẳng một chân hơi co lại làm cho thân hình như nghiêng về một bên, có vẻ như là hơi bướng bỉnh bất cẫn, (ủa, mà sao để ý tới cái tướng người ta đứng vậy cà). Hôm tuần lễ đầu tiên nhập học, ở trường cho tụi Trâm bồi dưỡng cả một tuần lễ giáo dục công dân trước khi vào học văn hóa. Thì đủ thứ để học, nào là mấy bài chính trị về đường lối chủ trương chính sách của nhà nước, nào là mấy thầy cô trưởng phòng ban của trường đứng lớp giới thiệu về chức năng quyền hạn của mình. Ví dụ như là phòng đào tạo tự giới thiệu (chắc là để sinh viên mai mốt liên hệ làm đơn xin thi lại), phòng tài vụ hướng dẫn cho sinh viên đi lãnh học bổng (mà chắc là không có Trâm rồi vì sinh viên phải có học lực từ khá trở lên mới được xét học bổng, trong khi hôm rồi điểm đầu vào của Trâm ngay bon điểm tuyển. May mà hộ khẩu nhà Trâm ở vùng sâu, vùng xa. Không thì rớt một cái bẹp rồi!). Ủa, mà Trâm đang nói về Bảo mà, đúng là con gái nhiều chuyện quá. Phải rồi, hôm đó, lớp Trâm cần photo bảng qui chế sinh viên để cuối tuần làm kiểm tra trắc nghiệm (trời ạ, học giáo dục công dân mà cũng kiểm tra nữa). Lớp học ai cũng lạ hoắc nhìn nhau vừa tò mò vừa ngại ngùng. Vậy mà có một “ông” đứng lên xăng xái đề nghị mỗi người đóng 1.000 đồng, tui sẽ đi photo cho mấy bạn, nếu còn dư tiền tui sẽ “sung” vào công quĩ. Thật ra, lúc đó còn chưa biết thủ quĩ là ai, nhưng nhờ có một người “bầy đầu” cho mấy bạn đóng tiền nên chỉ sau giờ chơi ai cũng có tài liệu để về nhà xem (chứ ngồi học cứ vừa nhìn ra cửa sổ vừa nhớ nhà thì có nhớ cái giống gì đâu? Con gái khoa văn chứ bộ!). Thì đó, cái người mà tỏ ra nhiệt tình hăng hái lúc đó là Bảo đấy! Hết tuần lễ đầu tiên, tụi Trâm bắt đầu làm quen với thầy chủ nhiệm. Thật ra thì thầy cũng không xa lạ với tụi Trâm lắm đâu vì trong lớp Trâm ai mà có học luyện thi thì đều học với thầy. Mà không học luyện thi cũng chẳng quan trọng vì ngay từ khi vào lớp thầy đã “giao lưu” bằng nụ cười thật hiền lành và nồng ấm rồi. Thầy cho lớp tự đề cử ra ban đại diện lớp tạm thời. Và không biết ai xui Trâm đã làm tài khôn đứng dậy trước lớp đề cử Bảo. Trâm nhớ Trâm vừa chỉ ngay Bảo (đề cử gì mà ngay cái tên của người ta mà cũng không biết) thì lớp cũng hưởng ứng lắm. Chỉ có thầy, thầy hỏi cắc cớ tại sao em đề cử bạn Bảo làm cho Trâm mắc cỡ ngang xương, đỏ mặt ngồi phịch xuống, lí nhí... tại bạn ấy... bạn ấy biết thu tiền... Thầy kêu lên, trời ạ, có lớp trưởng mới này, mai mốt lớp mình giàu to rồi. Trâm nghe mà nóng bừng hai má, cứ trách mình sao tự nhiên bối rối, nói chuyện không ra đầu ra đũa, chứ trong ý nghĩ là Trâm định nói vì em thấy bạn ấy hoạt bát, năng động và nhiệt tình, bằng chứng là cái bữa mà bạn ấy thu tiền cho lớp photo tài liệu... Đó, Trâm định là nói nguyên văn có đầu có đuôi, có luận điểm và dẫn chứng đàng hoàng như vậy đó. Chứ đâu có ngờ, tự nhiên nói có chuyện thu tiền không thôi, làm sao mà thầy và các bạn không cười? Nhờ vậy mà Bảo làm lớp trưởng (chà, kể công rồi!). Thật ra bữa đó các bạn cũng có đề cử mấy bạn nữa. Nào là bạn Linh nè thầy. Lý do? Dạ, hôm giải lao, bạn dám xung phong lên hát một bài hay ơi là hay (?). Nào là bạn Chau Đa Ra nè thầy! Ủa tên gì ngộ vậy? Dạ, tại vì bạn là người dân tộc Khơme đó thầy. Lý do? Dạ, tại bữa học thứ hai bạn đã đi giặt giẻ lau và chạy lên lau bảng sạch ơi là sạch... Rốt cuộc cũng được năm bạn, mà bạn nào cũng có thành tích tương tự như đã kể trên. Hóa ra, tụi Trâm quá trời quá đất nhút nhát. Học xong lớp 12, lần đầu tiên lơ ngơ từ cái huyện xa xôi heo hút của mình ra thành phố học, cái gì cũng lạ, cái gì cũng bỡ ngỡ, nên ai mà hơi bạo dạn một tý là cả đám há hốc mồm ra mà ngưỡng mộ, mà ước ao giá mà mình cũng bạo dạn như thế, tự tin như thế thì hay biết mấy... Danh sách có năm người nên thầy cùng với các bạn ghi vào phiếu tín nhiệm, không hiểu sao, đa số đều ghi lớp trưởng là bạn Bảo (chắc nhờ là con trai - “động vật cao cấp” quí hiếm của lớp, lại cao lớn và hơi bị đẹp trai nữa chứ gì?). Trâm cũng ghi vào tờ phiếu một cách rất là nắn nót và không hiểu sao chữ B hoa, là tên của Bảo, Trâm cứ đồ tới đồ lui cho nó đậm đen... oOo Vậy mà vào học mới có hai tuần thì sinh ra ôi thôi, đủ thứ chuyện rắc rối. Cũng từ tân lớp trưởng mà ra thôi. Đầu tiên không ngờ điều thầy hỏi để chọc quê Trâm mà thành sự thật. Tối ngày Bảo cứ bắt cả lớp đóng tiền. Ừ thì không phải là đóng riêng cho bạn ấy mà đóng cho bạn Tiên - lớp phó đời sống của lớp, nhưng tụi Trâm đi học như thế này mỗi tháng tía má gom góp cho có hai, ba trăm ngàn. Xuống đây học thì ôi thôi, trăm thứ tiền phải chi xài. Loay hoay chưa hết tháng đã cạn queo hết tiền. Mấy bạn trù trừ khi đóng cho quĩ lớp là cũng có lý do chính đáng. Vậy mà lớp trưởng không thèm biết nỗi khổ đó (chắc tía má lớp trưởng giàu có lắm, cái kiểu này đất đai ở nhà chắc là cò bay không biết đường mà đáp, chứ nhà Trâm thì không có một cục đất chọi chim rồi đó), mới vừa nghe lớp phó đời sống báo cáo còn hơn mười bạn chưa đóng tiền quĩ lớp thì ngay lập tức lớp trưởng đã nói nặng nói nhẹ rồi. Cũng cái tướng đứng hơi nghiêng nghiêng đó (mà lần này Trâm thấy ghét chứ không còn thấy hay hay nữa), tằng hắng giọng và xổ cho một tràng nghe muốn chóng mặt té xỉu tại chỗ. Rằng là sao mà mấy bạn không biết đóng góp gì cho lớp hết (ủa, đóng góp cho lớp là chỉ đóng tiền thôi sao?), mấy bạn có biết khăn trải bàn, bình bông, chổi này ở đâu ra hông (sao mà hổng biết?), còn nói là tài liệu photo môn ngôn ngữ bữa trước là tiền của mấy người gương mẫu và tự giác (Đến nước này là giận thiệt rồi, như vậy mấy đứa “lì lợm” chưa chịu đóng tiền như tụi Trâm là thiếu gương mẫu, là không tự giác phải đợi ổng “giác” dùm chứ gì?). Nói vậy mà nói được, chắc là tức đến nghẹn họng quá! Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai là hôm thứ ba tuần rồi, lớp Trâm học xong tiết thứ tư thì mấy anh mấy chị sinh viên khóa trước xuống lớp giao lưu. Phải nói là các anh chị rất thân thiện, xuống hỏi lớp Trâm có gặp khó khăn gì về chỗ ăn, chỗ ở, có gặp điều gì lúng túng về phương pháp học tập ở đại học không thì cứ mạnh dạn nói ra, các anh chị, trong khả năng của mình, sẽ chia sẻ và giúp đỡ. Ai cũng tranh nhau đặt câu hỏi và rưng rưng xúc động trước cử chỉ đẹp đó thì đùng một cái, ông lớp trưởng của Trâm đứng lên (cũng cái tướng đứng hơi kênh kênh đó), nói một câu nghe mất đoàn kết dễ sợ. Để Trâm nhớ coi! Ừ, ổng nói, mấy anh chị học buổi sáng ở ngay cái phòng học này phải không? Phải hả, xin các anh các chị làm gương cho đàn em, đừng xả rác tùm lum làm cho chúng em làm vệ sinh vất vả quá, gì mà vỏ khoai lang, vỏ đậu phộng, bọc nilông nước mía quá trời quá đất, y như là bãi rác ở ngoài chợ huyện vậy. Cả lớp Trâm bịt không kịp cái miệng, đang thao thao bất tuyệt của lớp trưởng mà chỉ biết sượng sùng nhìn các anh chị sinh viên 5C2 (chắc đúng là khóa 5 và lớp thứ hai như lớp Trâm) cũng đang mất hứng. May mà chị gì đó, cũng khá xinh, còn bình tĩnh và nói là được rồi để lớp của mình rút kinh nghiệm. Nhưng rõ ràng là sau đó, các anh chị hơi bị quê. Bằng chứng là đang “giao lưu” xôm tụ, tự dưng chị sinh viên xinh xinh kia nói tiếp là thôi, tụi mình chia tay ở đây, chúc sức khỏe và hẹn gặp lại các bạn. Rồi, lũ lượt đứng dậy, lục tục kéo nhau đi ra hết trơn hết trọi làm cho tụi Trâm nhìn nhau ngơ ngác. Rồi cũng không biết nói làm sao để giả lả, chỉ làm thinh tiễn đưa, rồi cùng nhìn lớp trưởng một cái nhìn “biết nói”, sau đó cũng xách tập vở... đi về luôn (chứ biết làm sao bây giờ?). Sau vụ đó, mấy lần gặp lớp 5C2 đi tập thể dục là tụi Trâm quê hết sức, cười gượng gạo, ngượng nghịu rồi ôm tập chạy mất tiêu. Bảo đảm là mấy anh mấy chị đó giận lớp Trâm ghê lắm. Không giận cũng uổng vì dân khoa văn dễ bị “tổn thương” lắm mà. Gặp Trâm, Trâm cũng tự ái đùng đùng cho mà coi! Còn chuyện thứ ba mới thật là lãng nhách. Lớp chuẩn bị tham gia văn nghệ theo phát động của khoa, chuyện này là của bạn Linh, vì nhiệm vụ của bạn là phụ trách phong trào. Vậy mà lớp trưởng cũng ôm đồm. Hôm đó, sau ba ngày phát động phong trào trong lớp, lớp trưởng hỏi Linh đã đăng ký chưa? Linh nói đang vận động lớp đăng ký thêm vài tiết mục nữa. Vừa lúc đó, trời xui đất khiến sao, nhỏ Ngọc ở cùng nhà trọ với Trâm làm tài khôn đứng dậy nói, tui đề cử bạn Trâm tham gia một tiết mục. Hôm bữa tui thấy bạn vừa giặt đồ vừa ca vọng cổ nghe mùi ác chiến. Trời đất, đúng là con quỉ, may mà nó không tố cáo trước lớp là ngay cả khi đi tắm Trâm cũng hay ca vọng cổ, chắc là Trâm kiếm cái chỗ nào dưới đất mà chui xuống quá. Ai dè chỉ có vậy mà cái giọng thấy ghét của lớp trưởng đã cất lên. Sao mà tui “dị ứng” với ai có tài mà “chảnh” quá, bạn Trâm phải cống hiến tài năng của mình để phong trào của lớp đi lên chớ, tui đề nghị bạn hát một vài câu vọng cổ cho lớp mình nghe thử. Trâm định là còn lâu Trâm mới hát, ai mà hát vọng cổ trong lúc nóng giận phừng phừng bao giờ (nếu có chắc là ông kép nào đóng vai Trương Phi cần phải nhập vai), nhưng ai mà dè cả lớp hưởng ứng bất nhơn cái câu nói “dễ xa nhau” của lớp trưởng, vỗ tay rầm rầm. Trâm mà không hát, biết đâu tụi nó nói lớp trưởng nói đúng, là Trâm “chảnh”. Mà Trâm thì không muốn như vậy Trâm muốn chứng minh là Bảo sai mười mươi khi phát biểu linh tinh trước lớp về Trâm như thế. Chẳng qua là tại vì Trâm còn mắc cỡ chưa dám đăng ký thôi, hơn nữa, Trâm toàn hát một mình chứ chưa bao giờ hát trước đám đông. Thôi được, Trâm hát và cứ tưởng tượng là mình đang ngồi ở cửa sau hè nhà mình nhìn ra sông. Tưởng tượng ra cái đêm trăng thanh gió mát mà Trâm sắp sửa đi học xa nhà, Trâm ngồi nghêu ngao mà lòng đầy cảm xúc. Vừa háo hức đến một môi trường mới, sau cái ngày có giấy báo vào đại học tỉnh nhà, vừa bâng khuâng buồn vì sắp phải xa tía má và thằng út. Thế là ngay trong lớp mà Trâm cứ nhớ về nhà, không thèm nghĩ tới cái mặt đẹp trai mà khó ưa của lớp trưởng nữa (Trâm mà nghĩ tới chắc là lên giọng cổ nửa chừng. Nó uất giọng như vai Từ Hải chết đứng giữa trận tiền quá). Rồi Trâm hát. Hát mà nhắm mắt để nghĩ là chỉ có một mình mình nghe. Sau này, nhỏ Ngọc nó biểu bữa đó mày hát xuất thần thấy ghê nhưng giọng thì ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Trâm hát một lèo hết ba câu rồi mới mở mắt ra. Định “háy” lớp trưởng một cái cho bỏ ghét. Không dè vừa nhìn qua thì thấy hai con mắt lớp trưởng tròn xoe, miệng vẫn còn há ra chưa hết ngạc nhiên. Ủa, sao kỳ vậy? Định liếc một cái bén ngót cho đứt ngang cái mặt đẹp trai kia mà không được, Trâm tức lắm ngồi xuống mà nói có một câu nghe hiền queo (lại còn định chảy nước mắt nữa chứ), là tui định đăng ký mà chưa dám chứ bộ. Lớp thì vỗ tay rần rần, làm Trâm cũng tự tin hơn, chắc là mình hát cũng nghe được. Thôi, mình vì lớp đi chứ câu nói hồi nãy của lớp trưởng là Trâm nhớ hoài cho coi, chỉ cần nửa câu như vậy thôi là mình đã không thèm đăng ký thi thố, phong trào chi cho mệt. Đó, mới có hai tuần làm lãnh đạo mà bộc lộ tùm lum khuyết điểm như vậy. Lỡ mà làm hết trơn một năm học này thì ai mà chịu cho nổi chớ? Trâm định ghi vào hết cho hả tức mà khi viết mấy dòng thì thấy cái tức cái giận nó chạy trốn đâu sạch trơn. Ừ, mà xét cho cùng thì Bảo cũng vì lớp Trâm mà. Cái giọng dễ xa nhau kia, xét cho cùng đâu phải là điều gì vô cùng nghiêm trọng? Rồi khi sinh hoạt và học tập cùng nhau, thân thiết nhau hơn, tụi Trâm chỉ ra cho Bảo thấy mấy hồi. Viết khơi khơi vào đây, lỡ thầy biểu Trâm làm lớp trưởng chắc là ôi thôi còn đủ thứ trầm trọng khác. Trâm sẽ khóc hu hu khi nói chẳng ai nghe, Trâm sẽ hay xét nét mấy chuyện nhỏ xíu xìu xiu, Trâm sẽ hay hờn dỗi và tự ái vì lớp thích bí thư chi đoàn hơn Trâm chẳng hạn. Thôi, ai mà không có khuyết điếm, ở nhà má Trâm cũng hay nói, trên đời này không ai hoàn hảo cả. Điều quan trọng là khi mình được chỉ ra những sai sót, mình có dám dũng cảm sửa sai hay không. Ừ, Trâm sẽ nói thẳng với Bảo những điều đó bởi Trâm còn có một bí mật nữa mà Trâm chưa kịp tiết lộ. Đó là chiều hôm qua, Bảo dám viết cho Trâm một tờ giấy nhỏ, đề nghị Trâm hôm nào dạy cho Bảo hát vài câu vọng cổ. Được rồi, Trâm sẽ mở đầu “chương trình học vọng cổ bằng bài nhập môn thật là đặc biệt. Rằng là bạn muốn hát vọng cổ cho hay phải không? Vậy thì điều trước tiên là bạn hãy tập cho mình một giọng nói có tình, ngọt ngào và truyền cảm. Đó chính là bí quyết của người hát vọng cổ đó. Và, trong cái trí tưởng tượng lan man của con gái lớp văn, Trâm nghĩ đó cũng là bí quyết của người làm lớp trưởng nếu thật sự muốn thu phục lòng người (mà “lòng người” ở đây là hết trơn hết trọi mọi người chứ không chỉ có một mình Trâm đâu đó!).
sorry mk ko bt