K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc là một hình ảnh oai phong, đẹp đẽ. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam để rồi hàng nghìn năm sau vẫn còn vẹn nguyên giá trị trong tâm trí người đọc.

7 tháng 8 2018

Bạn có thể tham khảo: 

https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html 

27 tháng 10 2021

Tham khảo 

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

 

 

27 tháng 10 2021

Tham khảo của Hồng :D

Em rất yêu thích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả đã thật tinh tế mà miêu tả những sự vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất, sau khi có trẻ con. Điều đó thể hiện ở chỗ, bởi trẻ con rất bé nhỏ và vừa mới xuất hiện, nên các sự vật ấy cũng thật nhỏ xinh. Cây chỉ cao bằng gang tay, lá cỏ chỉ to như sợi tóc, bông hoa chỉ bằng cái cúc áo. Nhưng cũng thật là hợp lí, bởi mọi vật đều sinh ra để chăm sóc cho trẻ con, vậy nên nó phải có kích thước phù hợp. Đặc biệt, cách mà nhà thơ dẫn dắt sự xuất hiện của mọi thứ cũng thật là thú vị. Bởi cái gì cũng hiện diện bởi sự “cần” của em bé. Vì trẻ con cần nhìn rõ, nên mới có mặt trời. Vì trẻ con cần được quan sát, vui vẻ nên có cây cối, cỏ hoa và tiếng chim hót. Điều đó, khiến em cảm nhận được sự ưu ái, yêu thương của vạn vật dành cho em nhỏ - mầm non, tương lai của thế giới. Từ đó, cả khổ thơ đã giúp người đọc mường tượng ra những đốm sáng đầu tiên bắt đầu lan tỏa ra, điểm tô cho thế giới từ chính trẻ con.

11 tháng 1 2022

Tk:

Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở

 
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở. Bài ca dao Đường lên xứ Lạng chính là bài ca dao như thế:

Đường lên xứ Lạng bao xa?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông:

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.

Bài ca được cấu tứ theo câu hỏi tu từ và câu trả lời dí dỏm nhằm phô diễn vẻ đẹp, vẻ phong phú của quê hương Lạng Sơn trên dải đất địa đầu Tổ quốc. Mới nghe thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng bao xa. Đi nhiều ngẫm sâu, mới biết một quả núi với ba quãng đồng ấy là một dặm dài thăm thẳm đất nước, được khắc họa một cách đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm nơi Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hung vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.

18 tháng 11 2017

tra mang nha

29 tháng 8 2018

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.