K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018
1.Yêu cầu về hình thức: - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Viết dưới dạng tự kể chuyện. - Chú ý chính tả, ngữ pháp 2. Nội dung: Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu. - Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm. - Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá. - Bất chợt nghĩ về Dế Choắt-Người bạn xấu số bất hạnh năm xưa, tôi quyết định về quê để thăm lại ngôi mộ của bạn. - Cuộc thăm viếng nấm mộ bạn trong nỗi xúc động, tiếng khóc ngẹn ngào; Nỗi ân hận, day dứt trào dâng trong lòng như sự việc mới xảy ra hôm nào. - Cái chết của Dế Choắt không vô ích bởi tôi đã trưởng thành, giúp tôi nhận ra lẽ phải. Tôi chịu ơn anh suốt đời. - Lời ước nguyện nhắc nhở đối với các bạn học sinh.

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế. Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn. Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: – Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

Nghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.



Ok xog r

26 tháng 1 2018

Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng. Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc song thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Nhờ ăn uống có điều độ và làm việc có chững mực nên chẳng bao lâu Dế Mèn trở thành một chàng thanh niên cường tráng và bảnh trai lắm và cũng từ đó tính tình của Mèn cũng thay đổi hẳn. Hắn kiêu căng, hống hách hung hăng, dám cà khịa với bà con lối xóm, rồi quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Vì nể mặt nên bà con xóm giềng không ai nói đến. Nhưng, Dế Mèn lầm tưởng mọi người sợ mình nên ngày càng kiêu ngạo và tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Chính cái tính kiêu ngạo ngang bướng ấy mà Dế Mèn phải trả một giá rất đắt và cũng là bài học đường đời đầu tiên của hắn.

Hàng xóm của Dế Mèn có một chú dế bi tật bẩm sinh, ốm yếu gầy gò nên luôn bị Dế Mèn chế giễu – đó là Dế Choắt. Một hôm, Mèn sang chơi nhà Choắt. Thấy đồ đạc bề bộn, nó lên giọng kẻ cả: 

– Sao sống cẩu thả thế này? Có cái hang mà đào không nổi sao, nhỡ thằng Chim cắt đi ngang qua trông thấy chú mày, nó tưởng là mồi thế là di đời đấy. Chú mày lớn mà chẳng khôn gì cả.

de-men-phieu-luu-ky

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Thử vận may của bạn với cá độ thể thao

nhanthuong88.comNghe Mèn nói thế, Choắt ngỏ ý nhờ Mèn đến giúp cái ngách thông giữa nhà Choắt và nhà Mèn đê khi “tắt lửa tối đèn" hoặc có kẻ bắt nạt thì Choắt có đường thoát thân. Vừa mới nghe xong Mèn không giúp mà còn mắng cho một trận rồi bỏ về.

Một buổi chiều kia, Mèn ra đứng trước cửa xem Cò, Diệc… bắt tôm, cá ở cái hồ trước nhà. Mặt hồ mênh mông. Cò vạc kéo về rất đông cãi cọ nhau om sòm. Bỗng chị Cốc béo núp ở dưới đám cỏ bay lên đứng ria lông, ria cánh trước cửa hang của bế Mèn. Dế Mèn muốn trêu chị Cốc bèn lên tiếng gọi Choắt phụ họa. Lúc này Choắt đang lên cơn hen nên từ chối và có lời khuyên can Mèn. Nhưng Mèn không nghe rồi cất giọng khiêu khích:

Cái Cò, cái Vạc, cái Nông 

Ba con cùng béo vặt lông con nào

Vặt lông con Cốc cho tao 

Tao nấu, tao nướng, tao xào tao ăn.

Vừa nghe hát, Cốc hoảng sợ định bay lên cao. Nhưng khi định thần lại, chị đi chậm rãi đến cửa hang Mèn. Thấy vậy, Mèn vội chạy và chui vào giường nằm. Nhìn vào bên trong không thấy Dế Mèn nhưng lại thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang, Cốc tiến tới hỏi lớn.

– Đứa nào dám cạnh khóe gì tao thế?

– Thưa chị em đâu có đám nói gì ạ!

Choắt vừa nói vừa tụt lùi vào trong hang, nhưng Cốc nhanh hơn đã mổ xuống lưng Choắt hai cái làm Choắt gãy xương sống nằm mẹp. Một lúc sau biết Cốc đi rồi, Mèn bò lên chạy sang Choắt thấy Choắt nằm thoi thóp. Mèn nâng Choắt lên với cõi lòng tan nát Trước khi tắt thở, Choắt nhắn lại với Mèn "Ở đời không nên ngông cuồng hung hăng, hống hách, kiêu ngạo". Dế Mèn chôn cất Choắt tử tế đắp thành một nấm mộ cao bên vùng cỏ non xanh mượt. Đứng thật lâu trước mộ Choắt, Dế Mèn ngẫm nghĩ lại những chuyện dã qua với lòng nặng triu nỗi buồn thương da diết về Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

24 tháng 1 2018

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.



đây

25 tháng 1 2018

Bn oi trong cuoc phieu luu de men quay lai gap de choat bn nhoa

2 tháng 1 2017

đừng hỏi thế

20 tháng 9 2018

1)MỞ BÀI

Sức hấp dẫn của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đối với tuổi thơ (càu chuyện lí thú, li kì; cuộc đọ sức tranh tài quyết liệt giữa hai vị thần…).

THÂN BAI

1) Vua Hùng kén rể

Vua Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần, hiền thục nết na. Nhà vua muốn kén cho nàng người chổng thật xứng đáng.

2) Vua Hùng định lệ

a) Hai chàng trai đến cầu hôn:

– Sơn Tinh: Chúa miền non cao (núi Tản Viên), có tài lạ: chỉ vẫy tay về hướng nào, hướng ấy có thề nổi cồn băi, hoặc mọc lên từng dãy núi đồi.

Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh

– Thủy Tinh: Chúa vùng nước thẳm (miền biển), có tài lạ: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.

b) Tình huống khó chọn:

– Hai thần đều tài giỏi, phép thuật cao cường.

– Vua Hùng băn khoăn, khó chọn bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc.

c) Vua Hùng định lên:

– Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới công chúa.

– Hai chàng hỏi sính lễ gồm những gì. Vua đáp: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

3) Chàng rể quý của vua Hùng

Sơn Tinh dã đến trước (từ mờ sáng hôm sau) đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.

4) Cuộc giao tranh giữa hai vị thần

– Thửy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hóa phép trời giông đất bão, thủy thần thủy tộc ra bao vây núi Tản đánh Sơn Tinh (lũ lụt khắp nơi).

– Sơn Tinh bình tĩnh, dùng phép lạ dời đổi, chụyển núi, dựng thành đất, ngăn chặn Thủy Tinh (dòng lũ lụt), nước sông dâng cao, đồi núi cũng dâng cao.

– Hai bên đánh nhau mấy tháng ròng, Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân.

5) Cuộc trả thù hàng năm của Thủy Tinh

Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt đánh Sơn Tinh, nhung năm nào cũng thất bại, đành rút quân về.

KẾT LUẬN

Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh, với một ước mơ chinh phục thiên nhiên táo bạo hơn.

20 tháng 9 2018

1.

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hung từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước song dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Son Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

2.

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. AI nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào quân giặc hết kớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quândẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp…

2 tháng 1 2017

Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.

Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.

Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.

Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê'ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.

Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.

Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.

Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như "chú Mèn nó" cho mà xem ! Cho mà xem.

Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.
Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.

Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.

Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.

Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.

Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.

Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

 tk mk nha banjnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn !! ^^

2 tháng 1 2017

Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của nhật kí

Bây giờ chỉ còn lại có Trũi và tôi.

Các bạn đồng tâm đã dời đi mỗi đứa một ngả. Nhưng ai đi đâu cũng không còn cảm tưởng lẻ loi và chỉ thấy rất vui, rất đầm ấm vì đi đâu bây giờ cũng có bạn. Chúng tôi vừa làm được một việc to tát quá.

Tôi và Trũi trở lại quê hương định nghỉ ngơi ít ngày và tôi có ý muốn đưa mẹ tôi đi chơi đây đó giối già một phen.

Trên đường về, tới đâu, tôi và Trũi cũng được đón mời. Ông Ê'ch Cốm cùng cả xóm ra tận đầu đường tiếp rước. Đám cá ngoài quãng sông cũng bơi vào xin lỗi về việc cũ. Tôi thưa rằng nói về chuyện cũ thì ngày ấy chúng tôi cũng mang lỗi chẳng khác gì các bạn. Chỉ có hôm nay chúng ta đều khác trước rồi.

Ơ? đâu cũng tưng bừng rộn rịch.

Về tới quê hương, cảnh vật có đổi khác ít nhiều. Bao nhiêu năm xa cách! Vì câu chuyện của chúng tôi đã được các nhà truyền tin kiến đem đến từ lâu nên nghe biết tôi và Trũi trở về, cả vùng bờ nước đi đón.

Anh cả tôi sướng cuồng lên, vì đã có ông em rất quý ( chứ không phải bất hiếu bất mục ) như tôi. Ông kể với bốn bên hàng xóm rằng mùa xuân tới ông cũng đi du lịch và phiêu lưu như "chú Mèn nó" cho mà xem ! Cho mà xem.

Ông anh hai ốm yếu thì mất từ lâu.
Nhưng buồn nhất, mẹ tôi cũng đã khuất núi.

Tôi ra viếng mộ người bên đầm nước. Nhớ đến lời người, khi sinh thời. Mẹ ơi ! Lá vàng, thì lá rụng, sự xoay vần tự nhiên, muôn loài chưa ai cưỡng lại được, con vì thế mà buồn, nhưng con vẫn ân hận rằng lần này trở về không còn được quỳ ôm đôi càng gầy yếu của mẹ kính mến mà kể lại những ngày luân lạc và những công việc con đã làm ích lợi cho đời để mẹ nghe.

Sau đó, tôi nghỉ lại quê nhà ít lâu. Lòng thư thái, nằm duỗi chân nhìn lên qua khe cỏ ấu, thấy mảnh trời xanh biếc như ước vọng đời mình đương bay xa. Rồi tôi bàn với Trũi một cuộc đi mới.

Ngày nào, cuộc đi mới ấy, cuộc phiêu lưu rời quê hương lần thứ ba ấy xong, bấy giờ, chúng tôi mới thực sự được la đà theo bước chân mình. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu hoà bình, chúng tôi sẽ để hết thì giờ xem xét phong tục, nghiên cứu văn hoá và thổ ngơi từng vùng. Chúng tôi có thể thành nhà khảo cổ, nhà địa lý, nhà kinh tế, nhà thơ nổi tiếng cũng nên.

Trong những ngày còn lưu ở quê hương, tôi chép lại cuộc sống trôi nổi vừa qua. Giờ đương mùa thu. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng giậu. Lối mòn đầy lá đỏ rơi. Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.

Thưa bạn đọc yêu quý. Mèn tôi xin phép chấm hết một phần thiên ký sự. Ước ao trong cuộc đi vô cùng hào hứng đương tới, chúng ta còn được gặp nhau.

12-1941 - Nghĩa Đô

Tô Hoài.

4 tháng 12 2016

Sống

07/07/2014 16:18

Những bài học sâu sắc từ Dế mèn phiêu lưu ký

 

Qua những chuyến phiêu lưu của Dế Mèn, Tô Hoài đã đến những câu chuyện cảm động và bao bài học làm người ý nghĩa.

TIN LIÊN QUAN

Trở về tuổi thơ với bộ ảnh trẻ em nô đùa khắp thế giới

Trở về tuổi thơ với bộ ảnh trẻ em nô đùa khắp thế ...

Từ ngày còn bập bõm đôi ba chữ đến lúc trưởng thành, chắc hẳn ai đã từng đọc qua “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài thì không thể quên được anh Dế Mèn với đôi càng “mẫm bóng”, với những cái vuốt “cứng dần và nhọn hoắt”, với đôi cánh trở thành “cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi” mà mỗi khi Mèn vũ lên lại nghe tiếng “phành phạch giòn giã”…

Dân mạng nhớ Dế mèn phiêu lưu kí tiếc thương nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký

Bài học về thái độ sống

Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
 
Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những việc làm tai hại của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ để tránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.
 
Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn – một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
 
Sau khi ra đời được vài ngày, mẹ Dế Mèn đã cho mấy anh em chú ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Để các con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, tâm trạng của Dế Mèn là khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩ đến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.
 

Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt… cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch… Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi… Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.

Dế Mèn lớn rất nhanh, chẳng bao lâu đã thành một chàng Dế thanh niên đẹp mã. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài.

 

Hình dáng bên ngoài của Dế Mèn thật cường tráng, hùng dũng: Đôi càng thì mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, co cẳng lên đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Đôi cánh thật đẹp dài kín tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc đi thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Cái đầu rất to, nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng… Dế Mèn cứ chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
 
Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta biết phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế vẻ sức khỏe nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lén nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
 
Qua những chi tiết trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với những nét đẹp ở ngoại hình và chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.
 
Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.
 
Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng… Đôi càng bè bè, nặng nề. Râu ria cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng Với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: Ôi thôi chú mày ơi! Chú mày có lớn mà không có khôn.
 
Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:
 
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
 
Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần để ý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.
 
Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
 
Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.
 
Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng sợ hãi, nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy cảnh tượng Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình để trở thành người tốt.
 
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.
 
Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
19 tháng 12 2017

Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.

Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.

Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.

Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:

– Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:

– Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.

Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.

Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.

Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.

Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.

Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.

Đóng vai Mị Nương kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh – Bài làm 2

Chào các con! Ta là Mị Nương, chắc các con đã biết đến ta qua câu chuyện liên quan đến Sơn Tinh, Thủy Tinh. Từ ngày theo Sơn Tinh về núi, cuộc sống của ta rất hạnh phúc, duy chỉ có điều nàng năm phu quân của ta vẫn phải vất vả đánh trả Thủy Tinh. Đó quả là một câu chuyện dài, hôm nay ta sẽ kể cho các con nghe tường tận về câu chuyện đó.

Vua Hùng thứ mười tám là phụ vương của ta. Vì ta là con út lại rất biết nghe lời phụ vương nên vua cha yêu chiều ta hết mực. đến tuổi lập gia đình, cha muốn kén cho ta một người chồng xứng đáng để làm chổ nương tựa cho người con yêu dấu của Người. Ngay sau khi biết vua cha có ý đó, rất nhiều người đã đến và cầu hôn với ta. Nhưng phần vì ta không ưng, phần vì họ không thật sự tài giỏi nên phụ vương chưa đồng ý một ai. Một hôm, có hai chàng trai cũng đến thi tài. Mới nhìn ta đã biết đây là những người có tài năng phi thường. Một chàng tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, mặc một bộ quần áo bằng lông thú, nai nịt gọn gàng. Bước chân của chàng uyển chuyển, nhẹ nhàng, dũng mãnh như bước đi của hổ, báo. Chàng tên gọi là Sơn Tinh, đến từ vùng núi Tản Viên. Chàng cúi lạy cha ta rồi xin được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên rừng dãy núi đồi. Tài năng, võ nghệ phi thường của chàng khiến mọi người reo hò, khen ngợi không ngớt. Cha ta có vẻ ưng ý lắm. Chàng thứ hai tên Thủy Tinh, trông có vẻ hơi dữ tợn hơn. Chàng khoác trên mình bộ quần áo lấp lánh được dệt bởi những chiếc vẩy cá rất to, theo sau là những tiếng reo hò của các thần tôm, thần cá. Chàng vung tay gọi gió, hô mưa khiến mọi người được một phen khiếp sợ nhưng cũng rất khâm phục. Vua cha thấy tài năng của hai người ngang nhau, không biết chọn ai bèn hỏi ý kiến ta. Ta vẫn trao quyền kén chồng cho cha nên cũng không bày tỏ ý kiến của mình nhưng thực tâm, ta đã có cảm tình với Sơn Tinh. Vua cha sau khi họp bàn các Lạc hầu, Lạc tướng bèn ra điều kiện:

– Ngày hôm sau, ai mang sính lễ đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Sính lễ người đưa ra thật lạ và quý hiếm, ta cũng chưa từng được thấy bao giờ. Suốt đêm hôm ấy, ta trằn trọc không ngủ được. Không biết ai sẽ là người đến trước? không biết ta sẽ lên rừng hay xuống biển? Càng nghĩ ta càng lo lắng và buồn bã vì sắp phải xa phụ vương của ta.

Đúng như mong ước của ta. Ngày hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến trước. Lễ vật bao gồm một trăm ván cơn nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao – mỗi thứ một đôi nhưng xem xét lĩ ta nhận ra một điều đó đều là những sản vật quý hiếm của núi rừng. ta liếc nhìn cha. Phải chăng cha ta ưu ái cho chàng Sơn Tinh nên yêu cầu lễ vật của rừng núi, hay là vì hiểu được tâm tư của con gái? Càng nghỉ ta càng khâm phục và yêu quý cha ta hơn. Sau khi làm lễ xong, ta theo Sơn Tinh về núi. Đoàn rước dâu đi đến đâu, náo nức một vùng đến đấy. đến nữa đường, bỗng nghe một tính thét vang như sóng dậy phía sau. Theo lời bẩm báo của lính hầu, vì đến sau không lấy được ta, Thủy Tinh đã tức giận mà đuổi đánh Sơn Tinh. Khuôn mặt của hắn mới đáng sợ làm sao! Đôi mắt trợn ngược, bộ râu vểnh lên đầy căn giận và liên tục gào thét ra mưa, gió, sấm, chớp làm rung chuyển cả bầu trời, cuốn trôi biết bao nhà cửa. Hắn liên tục thét Sơn Tinh trả lại ta cho hắn. Đoàn người tùy tùng và ta vô cùng khiếp sợ. Giữa lúc ấy Sơn Tinh đã vận dụng hết nội lực của mình dời từng quả núi, bốc từng quả đồi để ngăn cản dòng nước. cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Ngồi trong kiệu, ta lo lắng cho số phận của nhân dân, cho tính mạng của chồng ta và cầu khấn thần phật đem lại chiến thắng cho chàng. Quả nhiên, nước của Thủy Tinh dâng đến đâu thì đồi núi của chồng ta dưng lên đến đấy. Cuộc chiến kéo dài mấy ngày thì Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về.

Từ đó, ấm ức chuyện cũ dẫn đến oán nặng, thù sâu, Thủy Tinh hằng năm vẫn dâng nước đánh chồng ta. Nhân dân còn mãi lưu truyền câu ca:

Núi cao, sông hãy còn đi,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Sơn Tinh là một người tốt bụng, cứ đến thời điểm này trong năm, chàng lại vắng nhà. Chàng cũng quân lính đánh trả Thủy Tinh để bảo vệ cuộc sống cho nhân dân, mang lại bình yên cho mọi người. Mong cho chàng sẽ chiến thắng Thủy Tinh để cuộc sống luôn được thanh bình, no ấm.

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

k nha

8 tháng 12 2017

thank you kb nha