Cách thoát hiểm và biện pháp phòng tránh ngộ độc khí CO
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân :
mua thực phẩm ko rõ nguồn gốc
chế biến không đúng cách
ăn thực phẩm đã bị ôi thiu , hư hỏng
ăn đồ có vi khuẩn
Biện pháp :
Trước khi ăn phải rửa thực thẩm đó qua nước lạnh
Không để chung thực phẩm sống với thực phẩm đã chín
Rửa tay tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
Mua thực phẩm có ghi rõ nguồn gốc
...
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...) hay cũng có thể là hết hạn sử dụng, ko rõ nguồn gốc,...
Biện pháp
Rửa sạch tay, và bề mặt tất cả dụng cụ bếp cũng như thực phẩm, rau xanh tươi sống. ...Đi chợ buổi sáng. ...Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín. ...Đun lại thức ăn trước khi cất vào tủ lạnh. ...Rửa sạch rau rồi mới thái nhỏ ...Ăn ngay khi nấu. ...Ăn uống an toàn bên ngoài.- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
* Biện pháp phòng tranh nhiễm trùng thực phẩm:
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi
+ Rửa tay sạch trước khi ăn
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo
...
* Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:
+ Không dùng các thực phẩm có chất độc
+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hoá học
+ Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng
...
Chúc bạn học tốt!! ^^
Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.
Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
Ngộ độc do:
-Bản thân thực phẩm có sẵn chất độc.
-Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn.
-Hoá chất xâm nhập vào thực phẩm.
-Thực phẩm bị biến chất.
Chọn thực phẩm tươi sạch. ...
Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm. ..
Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ ...
Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ ...
Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong.
- Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.
- Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.
- Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn.
- Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.
- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.
- Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.
- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép.2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
- Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.
- Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
- Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.
- Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.
- Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
- Không để dụng cụ bẩn qua đêm.
- Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.
- Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.
- Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.
- Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.
- Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.
- Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.
- Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
- Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.
- Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.
- Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.
- Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong
- Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.
- Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
- Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 600C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 100C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.
- Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
- Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.
- Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.
- Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.
- Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.
- Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
- Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
- Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.
- Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.
- Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.
- Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.
- Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.
- Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.
- Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.
1. Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Thói quen rửa tay thường bị nhiều người “lãng quên”, đặc biệt rửa tay bằng xà phòng lại càng chưa được áp dụng rộng rãi. Các nhà khoa học đã khuyến cáo: “Rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca do bệnh liên quan đến hô hấp”.
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng để diệt khuẩn
Rửa tay cũng cần phải đúng cách và khoa học mới loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh. Cách rửa tay đúng là theo quy trình vệ sinh tay do Bộ Y tế ban hành với 6 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều,
Bước 2: Đặt lòng bàn tay và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia rồi chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay,
Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay,
Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay,
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay của bàn tay kia và ngược lại,
Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay. Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.
2. Lựa chọn thực phẩm an toàn
Để tránh ngộ độc thức ăn, bạn cũng cần lựa chọn thực phẩm an toàn. Nên mua thức ăn rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch hoặc ở những cửa hàng, siêu thị uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu là đồ hộp cần xem kỹ hạn sử dụng.
3. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Với những loại thức ăn chưa sử dụng ngay, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý khi cho thực phẩm vào tủ lạnh, nên bọc kín thức ăn, vừa có tác dụng hạn chế mùi thức ăn trong tủ lạnh, vừa giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Thực phẩm để trong tủ lạnh cần để riêng thức ăn sống và chín, tránh để nhiễm khuẩn chéo, thức ăn nấu chín không nên để quá hai tiếng.
Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập
4. Vệ sinh nhà bếp hàng ngày
Phải thường xuyên giữ nhà bếp sạch sẽ, giặt khăn lau tay và lau bếp. Sau khi sử dụng xong thì cần rửa sạch kệ bếp và các dụng cụ làm bếp với xà bông.
5. Tránh ăn uống ngoài đường, vỉa hè
Thức ăn ngoài đường thường không đảm bảo vệ sinh do không được bảo quản, chế biến cẩn thận. Đây là điều kiện lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi. Đặc biệt các là các gánh hàng rong ngoài đường hay gần trường học với những món ăn nhanh như: Nem chua rán, khoai tây chiên, xúc xích, ốc luộc, cháo, phở, bánh kẹo không rõ nguồn gốc... Đây chính là nguồn thức ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Biện pháp:
- Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,...
- Rửa tay trước khi ăn.
- Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận.
- Rửa kỹ thực phẩm.
- Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.
Mk làm nhanh mà đúng
Nên K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC GIỎI
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc ( mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc … )
Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm
Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà:
Rửa tay sạch trước khi ăn
Vệ sinh nhà bếp
Rửa kỹ thực phẩm
Nấu chín thực phẩm
Đậy thức ăn cẩn thận
Bảo quản thức ăn chu đáo
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.
Biện pháp là vệ sinh nhà bếp,rửa kỹ thực phẩm,nấu chín thực phẩm,đậy thức ăn cẩn thận,bảo quản thức ăn chu đáo
Cách phòng tránh :
- Luôn mở cửa thông thoáng khi sưởi bằng lò đốt than trong nhà.
- Không nổ máy xe máy,xe hơi trong khu vực nhà ở.
- Sinh hoạt ở nơi cách xa các khu công nghiệp, khu đốt rác,..
- Khi phát hiện có khí lạ, phải lấy khăn ướt che mũi và đi ra xa khu vực phát hiện.
1.
-Chất đạm:
+Nguồn cung cấp: thịt, cá, trứng sữa, các thức ăn từ đậu nành.
+Chức năng dinh dưỡng:
Giúp tăng trưởng thể chất, trí tuệ.
Tái tạo tế bào chết.
Tăng khả năng đề kháng.
-Chất đường bột:
+Nguồn cung cấp: ngũ cốc, các loại khoai, trái cây.
+Chức năng dinh dưỡng:
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Chuyển hóa thành chất dịnh dưỡng khác.
- Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
- Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là :
+ Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.
Nguyên nhân:
- Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
- Do thức ăn bị biến chất
- Do trong thức ăn có sẵn chất độc (như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…)
- Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm
Biện pháp:
- Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,...
- Rửa tay trước khi ăn
- Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận
- Rửa kỹ thực phẩm
- Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng
Tham khảo:
Khi biết ăn phải nấm độc cần xử trí như sau: Ngay sau khi ăn nấm mà có các biểu hiện trên cần ngay lập tức gây nôn bằng các cách như: Móc họng, ngoáy họng … Sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Để đề phòng ngộ độc nấm, chúng ta cần
- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn.
- Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ.
- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.
- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20-24 giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không; nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.
- Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm). Không ăn nấm quá già.
- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.
Trên thế giới hiện nay có trên 10.000 loài nấm đã được xác định danh tính, trong đó có hàng trăm loài nấm độc. Bộ phận độc của nấm nằm ở phần thể quả. Những nấm có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độc, hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng… thường là nấm độc. Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. Không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già và có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Chính vì vậy, việc thu hái nấm mọc tự nhiên để ăn phải rất thận trọng, tốt nhất là không nên hái nấm mọc hoang về ăn để phòng tránh ngộ độc nấm độc./.
Tham khảo:
Khi biết ăn phải nấm độc cần xử trí như sau: Ngay sau khi ăn nấm mà có các biểu hiện trên cần ngay lập tức gây nôn bằng các cách như: Móc họng, ngoáy họng … Sau đó đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.
Để đề phòng ngộ độc nấm, chúng ta cần
- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn.
- Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ.
- Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.
- Không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20-24 giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không; nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.
- Không hái nấm non để ăn (vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm). Không ăn nấm quá già.
- Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi.
Trên thế giới hiện nay có trên 10.000 loài nấm đã được xác định danh tính, trong đó có hàng trăm loài nấm độc. Bộ phận độc của nấm nằm ở phần thể quả. Những nấm có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, vòng và bao gốc hầu hết là nấm độc, hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng… thường là nấm độc. Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. Không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già và có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Chính vì vậy, việc thu hái nấm mọc tự nhiên để ăn phải rất thận trọng, tốt nhất là không nên hái nấm mọc hoang về ăn để phòng tránh ngộ độc nấm độc./.
tham khảo:
Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, bạn hãy tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây nhé!Rửa tay và vệ sinh các bề mặt thường xuyên.Phân loại thực phẩm tránh lây nhiễm chéo.Chế biến thực phẩm nhiệt độ thích hợp.Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách.
Cách phòng tránh:
- Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm.
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt.
- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
Cách phòng tránh ngộ độc khí CO:
- Không để xe hơi hoặc xe máy nổ máy trong gara, trong nhà; ngay cả khi mở cửa.
- Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà.
- Không được đốt than, củi trong nhà, trong lều, trong xe đóng kín cửa.
- Không dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.
- Không bao giờ sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc trong phòng ngủ.
cách thoát hiểm : Trong trường hợp ngạt khí do hỏa hoạn, nạn nhân cần tìm khăn ướt ấp ngay vào mũi để bảo vệ đường hô hấp trong khi tự tìm cách thoát ra hoặc chờ người đến cứu.