1. Em hãy cho biết vì sao trên bản đồ của hình 5 ( SGK - 10 ), đảo Grơnlen lại có hình dạng to gần bằng lục địa Nam Mĩ ?
2. Em hãy nhận xét về sự phân bố chiều dày của lớp vỏ Trái Đất ( nơi nào dày, nơi nào mỏng ).
3. Hoàn thành bảng sau và nhận xét chung về lục địa và đại dương
Bộ phận➝ | Lục địa | Đại dương |
Các nửa cầu ↓ | Tỉ lệ ( % ) | Diện tích ( km2 ) | Tỉ lệ ( % ) | Diện tích ( km2 ) |
Nửa cầu Bắc | ||||
Nửa cầu Nam |
* Nhận xét :
4. Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm ?
5. Nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
6. Những vùng nào trên thế giới có nhiều đông đất và núi lửa ?
( Bạn nào làm đúng 2 trong 6 câu trên trước tiên mình sẽ tích đúng cho )
6) Vành đai Thái Bình dương là nơi có nhiều động đất và núi lửa đang hoạt động. Do ở đây có hai địa mảng là mảng Thái Bình Dương và mảng Âu- Á đang xô vào nhau.
Câu 1
Trên bản đồ hình 5, diện tích đảo Grơn-len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ:
Theo phép chiếu Mec -ca- to, khi chiếu trên mặt phẳng bản đồ thì kinh - vĩ tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến đều dài bằng nhau và bằng Xích đạo. Trên thực tế, càng về phía cực kích thước các vòng tròn vĩ tuyến càng giảm.
⟹ Như vậy, càng xa xích đạo về phía hai cực, sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần, sai số về diện tích càng lớn. Điều đó đã lí giải cho việc tại sao diện tích đảo Grơn – len trên thực tế chỉ bẳng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ, nhưng trên bản đồ Mec – ca – to thì diện tích đảo Grơn – len trên bản đồ lại to bằng diện tích lục địa Nam Mĩ.
Câu 2
em hãy nhận xét về sự phân bố chiều dày của lớp vỏ Trái Đất (nơi nào dày, nơi nào mỏng)
Trả lời
Lớp vỏ Trái Đất có sự phân bố khác nhau: Lớp vỏ Trái Đất dày ở trên lục địa và mỏng ở dưới đại dương.
Câu 3
Câu 4
Nếu muốn tính cụ thể thì ta lấy 510 triệu km2 X 3/4 = 382,5 TRIỆU km2.( Là đại dương )
Trái đất ba phần tư nước mắt ( nghĩa là đại dương chiếm hết 3 phần rồi ).Tính theo phần trăm ,thì đại dương chiếm là 75% của trái đất
Câu 5
Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:
– Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.
– Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.
– Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi
– Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.
Câu 6
Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên những núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương và tạo thành quần đảo Hawaii xinh đẹp.
Núi lửa đang hoạt động mạnh nhất thế giới là Mauna Loa thuộc quần đảo Hawaii. Ngọn núi này cao 4170 m trên mực nước biển, nhưng chân núi lại nằm dưới đáy biển sâu 5180 m, với 1119 km chiều dài, 85 km chiều rộng. Bên trong lòng núi lửa này chứa một lượng dung nham khổng lồ.
Động đất và núi lửa thường hay đi cùng nhau. Vành đai lửa thái bình dương: Nhật Bản, Hawai là những nơi thường xuyên xảy ra động đất núi lửa.