K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vì học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha ,mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Và hãy thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.

3 tháng 1 2019

cảm ơn nha~~

23 tháng 8 2023

Dàn ý nha:")

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". 

Thân đoạn:

- Nội dung: tác phẩm tường thuật lại số phận của nhân vật Vũ Nương, phản ánh nên hình ảnh và cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến.

- Luận điểm:

+ Lòng yêu thương chồng của Vũ Nương:

-> Biết chồng có tính đa nghi nên Nương luôn lúc nào cũng giữ phép - không khi nào để vợ chồng thất hòa. (thành phần phụ chú)

-> Khi chồng phải đi lính 3 năm, nàng tiễn chồng với những lời tâm tư quan tâm yêu thương chồng thật lòng và không mong giàu sang danh thành chỉ mong Trương Sinh được bình an trở về. (Bạn trích trong SGK lời nói của Vũ Nương nha)

-> Khi bị nghi oan bản thân không trong sạch, Vũ Nương hết lời giải thích cuối cùng Trương Sinh vì quá đa nghi mà đuổi nàng. Không còn cách nào, nàng đành tự mình gieo thân xuống bến Hoàng Giang.

=> Vũ Nương là người con gái nết na, thùy mị, công dung ngôn hạnh yêu thương chồng thật lòng hết mực.

+ Lòng yêu thương con của Vũ Nương:

-> Luôn chăm sóc, quan tâm bé Đản đầy đủ nhất.

-> Sợ bé nghĩ mình không có đủ đầy một gia đình, nàng nghĩ cho con lấy bóng mình và chỉ cho con rằng đó là cha của em.

=> Vũ Nương là một người mẹ giàu lòng thương con.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại lòng yêu chồng thương con của Vũ Nương.

Phép thế: Vũ Nương - nàng.

28 tháng 8 2023

Trong cuộc sống, việc nói lời cảm ơn là một điều cần thiết. Nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ mà còn tạo ra một môi trường tốt đẹp, nơi mà sự đồng lòng và sự quan tâm được lan tỏa. Nói lời cảm ơn giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết giữa con người với nhau. Việc sử dụng phép nối để liên kết câu và gạch chân từ ngữ làm phương tiện liên kết giúp tăng tính mạch lạc và sự trôi chảy của đoạn văn.

1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà...
Đọc tiếp
1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới

   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."

Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

  "Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân

  

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

2

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

22 tháng 8 2023

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

22 tháng 8 2023

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác. 

23 tháng 2 2021

Bạn tham khảo 2 bài này nhé : 

Bài làm 1 : 

“Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh

Bài làm 2 : 

Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.

23 tháng 2 2021
hân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nambài làm 2 hình như là lạc đề Cười lớn bạn xem bài này nhé 
3 tháng 2 2020

dễ ợt  cho xin cái k

Tham khảo nha:

Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.

Học Tốt!!!