những câu ca dao tục ngữ về việt nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Lá lành đùm lá rách.
Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Đi thưa, về gửi
- Trên kính, dưới nhường
- Tiên học lễ, hậu học văn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tham khảo
- “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/ Ai vô xứ Huế thì vô”.
- “Đồng Đăng có phố Kì Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Đi thưa, về gửi
- Trên kính, dưới nhường
- Tiên học lễ, hậu học văn
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
"Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta cố gắng làm việc chăm chỉ và kiên trì, thì sẽ đạt được thành công.
"Không thầy đố mày làm nên"
- Ý nghĩa: Không có người thầy giỏi, thì học trò sẽ không thể thành công.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
- Ý nghĩa: Nếu chúng ta được hưởng lợi từ công sức của người khác, thì chúng ta nên biết ơn và tôn trọng họ.
"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
- Ý nghĩa: Mỗi ngày chúng ta nên học hỏi thêm kiến thức mới để trở nên thông minh hơn.
Tham khảo
Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.Bầu ơi thương lấy bí cùng, ...Anh đi anh nhớ quê nhà, ...Tới đây xứ sở lạ lùng, ...Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, ...Ruộng đồng mặc sức chim bay, ...Rủ nhau ra tắm hồ sen, ...Rừng thiêng nước độc thú bầy,* Gợi ý:
+ Những câu ca dao dân ca đằm thắm, trữ tình sưởi ấm cho tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình.
+ Có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”
+ Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha ( Lấy dẫn chứng từ những câu ca dao khác) Như: "Công cha như núi Thái Sơn .... "
+ ( Chứng minh, cảm nghĩ về câu ca dao mà mình vừa nhắc đến) VD: Câu ca dao ấy được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, ấm áp. Những lời thơ ca ngợi công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy
+ Ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều...
+ (Phân tích, cảm nghĩ về cao dao: "chiều chiều ra đứng ngõ sau..." bằng đoạn văn ngắn như câu trên)
+ Bên cạnh tình cảm cha mẹ - con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà, bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”.. : Biện pháp so sánh bao nhiêu - bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
=> Những câu ca dao, dân ca VN nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường,
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.
Người trong một nước phải thương nhau cùng
.........