Hãy so sánh thơ tự do với ca dao dân ca
GIÚP MÌNH NHA
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Thơ năm chữ(Ngũ ngôn)Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ
2.Song Thất Lục Bát Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.
3.Lục Bát Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
4. Đường Luật ( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó: Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề. Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ
5.Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )
6.Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật) (7….còn nữa )
- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
nha bạn
- Chậm như rùa.
- Trắng như tuyết
- Đen như mực
- Khỏe như voi
- Nhanh như cắt.
- Đỏ như son
- Hôi như chồn.
- Nhanh như sóc.
Em tham khảo:
-Giống nhau:
+Đều nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ.
+Không làm chủ được cuộc đời.
+Diễn tả thân phận, bất hạnh.
-Khác nhau:
*Bánh trôi nước
+Mượn hình ảnh"Bánh trôi nước", nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.
+Nêu lên tấm long chung thủy, son sắt, đáng quý.
*Phụ nữ trong những câu ca dao than thân
+Lời than thân.
Thơ văn thì không có đúng hoặc sai. Tình cảm mỗi ai cảm nhận.
Mình làm nhé :
Mồ hôi mẹ, nước mắt con
Bé thơ lon ton mẹ dìu dắt
Nước mũi nước mắt mẹ còn lau
Thời gian trôi mau, vô tình thế
Thoắt một người già, con khôn lớn
Như chồi xanh mơn mởn mẹ chăm lo
Nhẹ nhàng và rồi chợt làn gió
Bao năm qua hóa cổ thụ vững chắc
Đôi mắt mẹ sao trời yêu thương.
Tham khảo
Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn nằm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru rất đỗi quen thuộc:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng...”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng...”
Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn bế trên tay, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Và:
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến.
Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.
-Thói nghiẹn ngập rượu chè thói lười lao động thói mê tín dị doan duy trì những hủ tục làm khổ con người
-Đối tượng châm biếm người lao động thầy tướng số thầy me tín những kẻ có quyèn cai lệ
-Những đối tượng và thói hư tật xáu như truyen cười nhưng đối tượng của truyện cười còn rộng hơn như có cả quan lại thầy đồ thầy thuốc
-Nhìn một cách khái quát thì nội dung châm biém và dối tượng cham biém hiệu quả châm biém của các câu ca dao trào phúng và truyện cười là giống nhau chỉ khác nhau vè thẻ loại
Chúc bạn học tốt
So sánh phân tích chi tiết một cách khoa học thì khó, cần trình độ chuyên môn cao. Nhưng một cách đơn giản, hầu như người VN chúng ta đều có thể cảm nhận được, bởi vì từ những năm tuổi thơ, chúng ta đã được sống trong ca dao, đồng dao, hò vè... và lớn lên, gặp thơ tràn ngập - nhất là thơ mới, người ta chẳng cần theo một niêm luật nào cả, các nhà thơ sáng tác dễ hơn viết văn xuôi, trúc trắc chẳng nhớ được, ý tứ nhiều khi tầm thường nhạt nhẽo...
Để xem xét, phải hiểu thế nào là thơ?
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức cấu trúc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
Thơ trên thế giới có rất sớm, ít nhất người ta được biết từ những năm đầu công nguyên.
Quan trọng nhất trong thơ là tính nhạc, tính hội họa, tính súc tích và khái quát hóa do tu từ.
Nội dung của thơ: cho đến ngày nay, thơ mới viết đủ thứ, đa dạng như cuộc sống vậy.
Về hình thức, ngoài sự tổ hợp câu chữ sao cho có vần điệu, không kể 1 số thể loại có hình thức niêm luật chặt chẽ, bài thơ nói chung được cấu trúc rất tự do, thậm chí có thể giống như văn xuôi, hoặc có khi mỗi câu thơ chỉ có 1 chữ...
Về tác giả: Bài thơ nào cũng có tác giả xác định. Họ có khả năng cảm xúc, tư duy và ngôn ngữ phong phú để diễn tả bằng thơ do bẩm sinh (thiên phú) và do sự học tập, rèn luyện mà có.
Tuy ca dao, vè là những hình thức riêng biệt của thơ, là thơ ca dân gian, nhưng riêng của Việt Nam (ở nước ngoài có thể cũng có thơ ca dân gian, nhưng về tên gọi, "ca dao" và "vè" chỉ VN mới có, và cũng có từ đã lâu như thơ của thế giới).