có ai thi học kì 1 văn 7 rồi ko??? hoặc đề cương ôn tập cũng đc
nếu có đề thì gửi cho mình với:)), mai thi rùi!!!
mình tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có đề cương trước của mình thôi!
đại: thống kê, đơn thức, thu gọn đa thức, đa thức một biến đã sắp xếp, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
hình: các trường hợp bằng nhau của tam giác, các đường trong môtj tam giác, các cạnh và đỉnh, tính chất tia phân giác và đường trung trực, trung tuyến.... hình thì là tất cả các loại tam giác bạn đã và đang học ý!
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu sau:
Câu 1: 1,5 giờ = ... phút. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 60
B. 90
C. 120
D. 150
Câu 2: 42 tháng = ... năm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 4
B. 4,2
C. 3,5
D. 35
Câu 3: 3,2 m3 = ... dm3. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 32000
B. 3200
C. 320
D. 32
Câu 4: Hình tròn có bán kính 0,5m. Chu vi của hình tròn đó là:
A. 6,28m
B. 3,14m
C. 12,56m
D. 1,57m
Câu 5: Giá trị của biểu thức: 47,2 x 5 + 107,1 : 2,5 là:
A. 137,24
B. 1372,4
C. 278,84
D. 27,884
Câu 6: Năm 2018 thuộc thế kỉ thứ mấy?
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
Câu 7: Hình tam giác có diện tích là 90 m2, độ dài cạnh đáy là 18 m. Chiều cao của hình tam giác đó là:
A. 5m
B. 10m
C. 2,5m
D. 810m
Câu 8: 4% của 8000l là:
A. 360 l
B. 280 l
C. 320 l
D. 300 l
PHẦN II. TỰ LUẬN:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây
24 phút 12 giây : 4
12 phút 25 giây x 5
Bài 2: Hình tròn có bán kính 1,2 m. Tính diện tích của hình tròn đó?
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Bài 3: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1m. Mức nước trong bể cao bằng 4/5 chiều cao của bể. Tính thể tích mực nước?
................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Bài 4: Có hai thùng dầu, nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu hai thùng bằng nhau, còn nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất thì số dầu ở thùng thứ hai bằng số dầu ở thùng thứ nhất. Hỏi lúc đầu thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Lớp 5 môn ToánPHẦN TRẮC NGHIỆM: 4 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Khoanh đúng | B | C | B | B | C | D | B | C |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
PHẦN TỰ LUẬN: 6 điểm
Bài 1: 2 điểm (làm đúng mỗi ý tính 0,5 điểm)
a) 9 giờ 37 phút
b) 8 phút 13 giây
b) 6 phút 3 giây
d) 62 phút 5 giây hay 1 giờ 2 phút 5 giây
Bài 2: 1,5 điểm
Diện tích hình tròn là: 1,2 x 1,2 x 3,14 = 4,5216 (m2)
Bài 3: 1,5 điểm Học sinh có thể giải 1 trong các cách sau:
Cách 1: Thể tích của bể là: 2,5 x 1,6 x 1 = 4 (m3)
Thể tích mực nước là : 4 x = 3,2 (m3)
Cách 2: Chiều cao mực nước là: 1 x = (m)
Thể tích mực nước là : 2,5 x 1.4 x = 3,2 (m3)
Bài 4: (1 điểm)
Số lít dầu thùng thứ nhất nhiều hơn thùng thứ hai là:
2 + 2 = 4 (l)
Nếu chuyển 2 lít dầu từ thùng thứ hai sang thùng thứ nhất thì thùng thứ nhất hơn thùng thứ hai là: 2+ 4 + 2 = 8 (l)
Ta có sơ đồ
Lúc đầu thùng thứ nhất có số lít dầu là : 8 : (3 - 1) x 3 - 2 = 10 ((l)
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề 1I. PHẦN ĐỌC (10 điểm):
1. Đọc thành tiếng (3 điểm) Hs bốc thăm một trong các bài sau đọc và trả lời câu hỏi.
STT | TÊN BÀI ĐỌC | SGKTV5/2A TRANG | ĐOẠN ĐỌC, CÂU HỎI |
1 | Thái sư Trần Thủ Độ | trang 24 | Từ đầu……đến tha cho. H: Khi có người muốn xin chức câu đương ông Trần Thủ Độ đã làm gì? |
2 | Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng | trang 30 | Từ đầu……đến 24 đồng. H: Trước cách mạng ông Thiện đã có trợ giúp gì cho cách mạng Việt Nam? |
3 | Trí dũng song toàn | trang 41 | Từ đầu……đến lễ vật sang cúng giỗ. H: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệ cúng giỗ Liễu Thăng? |
4 | Tiếng rao đêm | trang 49 | Từ đầu……đến khói bụi mịt mù. H: Tiếng rao của người bán bánh giò vào lúc nào?Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? |
5 | Lập làng giữ biển | trang 59 | Từ đầu……đến thì để cho ai H: Bố và Nhụ đã bàn với nhau việc gì? |
6 | Phân xử tài tình | trang 78 | Từ đầu……đến mỗi người một nửa H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì? |
7 | Luật tục xưa của người Ê- đê | trang 94 | Từ đầu……đến mới chắc chắn H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? |
8 | Hộp thư mật | trang 101 | Từ đầu……đến đã đáp lại H: Qua những vật gợi ra hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? |
9 | Phong cảnh đền Hùng | trang 112 | Từ đầu……đến giữ núi cao H: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào? |
10 | Nghĩa thầy trò | trang 130 | Từ đầu……đến mang ơn rất nặng H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để làm gì? |
11 | Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn | trang 136 | Từ đầu……đến bắt đầu thổi cơm H: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu? |
2. Đọc hiểu (7 điểm)
Đọc bài văn:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
(M1) Câu 1: Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? (0,5 điểm)
a. Ánh nắng
b. Mặt trăng
c. Sắc mây
d. Đàn vàng anh
(M2) Câu 2: Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? (0,5 điểm)
a. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
b. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
c. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
d. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
(M2) Câu 3: Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? (0,5 điểm)
a. Như một câu chuyện cổ tích.
b. Như một đàn vàng anh.
d. Như một khung cửa sổ.
d. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.
(M1) Câu 4: Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? (0,5 điểm)
a. Ngắm nhìn bầu trời không chán
b. Ngửi hương thơm của cây trái.
c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
d. Ngắm đàn chim đi ăn
(M3) Câu 5: Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? (1 điểm)
a. So sánh
b. Nhân hóa
c. Cả so sánh và nhân hóa
(M4) Câu 6: Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? (1 điểm)
a. Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ
b. Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ
c. Tả cảnh bầu trời nắng.
(M1) Câu 7: Từ nào sau đây viết sai chính tả (0.5 điểm)
a. In - Đô - nê - xi - a
b. Na - pô - lê - ông
c. Sác - lơ Đác – uyn
d. Bắc Kinh
(M1) Câu 8: Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? (1 điểm)
(M2) Câu 9: Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: (0,5 điểm)
a. Nếu các em chăm học................................................................
b. ....................................nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
(M4) Câu 10: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng " càng.....càng"? (1 điểm)
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (15 phút) 2 điểm
Cái ao làng
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim....
2. Tập làm văn (25 phút)
Đề: Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA HỌC KÌ 2I. PHẦN ĐỌC (10 ĐIỂM)
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chuẩn cho điểm đọc | Điểm |
1. Đọc đúng tiếng, từ, rõ ràng, tốc độ 115 tiếng/ phút | …………./0,5đ |
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa | …………./0,5 đ |
3. Đọc diễn cảm | …………./0,5 đ |
4. Cường độ, tốc độ đọc | …………./0,5 đ |
5. Trả lời đúng ý câu hỏi | …………./1 đ |
Cộng | …………./3 đ |
Hướng dẫn kiểm tra
1. Đọc sai từ 2 - 3 tiếng trừ 0,1 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên trừ 0,2 điểm.
2. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: trừ 0,2 điểm; đọc sai từ 4 chỗ trở lên: trừ 0,2 điểm.
3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,2 điểm.
4. Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 phút – 2 phút: không ghi điểm.
5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm. Trả lời sai hoặc không trả lời: trừ 1 điểm.
Đáp án phần đọc thành tiếng
Bài 1: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (SGK TV5/2A TRANG 24 )
H : Khi có người muốn xin chức câu đương ông Trần Thủ Độ đã làm gì?
TL: Đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón tay để phân biệt với các câu đương khác.
Bài 2: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG (SGK TV5/2A TRANG 30)
H: Trước cách mạng ông Thiện đã có trợ giúp gì cho cách mạng Việt Nam?
TL: Ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương.
Bài 3: TRÍ DŨNG SONG TOÀN (SGK TV5/2A TRANG 41)
H: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệ cúng giỗ Liễu Thăng?
TL: Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ 5 đời, vua Minh phán không ai làm giỗ năm đời người đã chết. Giang Văn Minh Tâu: Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy tram năm sao hằng năm nhà vua vẫn cử người mang lễ vật sang cúng giỗ.
Bài 4: TIẾNG RAO ĐÊM (SGK TV5/2A TRANG 49)
H: Tiếng rao của người bán bánh giò vào lúc nào?Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
TL: Vào lúc đêm khuya tĩnh mịch. Người đã dung cảm cứu em bé là người bán bánh giò.
BÀI 5: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN (SGK TV5/2A TRANG 59)
H: Bố và Nhụ đã bàn với nhau việc gì?
TL: Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
BÀI 6: PHÂN XỬ TÀI TÌNH (SGK TV5/2A TRANG 78)
H: Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì?
TL: Việc mình bị mất cắp vải,người nọ tố người kia lấy trộm vải của mình, đến nhờ quan phân xử.
BÀI 7: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ (SGK TV5/2A TRANG 94)
H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
TL: Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
BÀI 8: HỘP THƯ MẬT(SGK TV5/2A TRANG 101)
H: Qua những vật gợi ra hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
TL: Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chảo chiến thắng
BÀI 9: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG (SGK TV5/2A TRANG 112)
H: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
TL: Bài văn viết về cảnh đền Hùng, thiên nhiên núi Nghĩa Lĩnh - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi thờ các vị vua Hùng, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
BÀI 10: NGHĨA THẦY TRÒ (SGK TV5A/2A TRANG 130)
H: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để làm gì?
TL: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy- người đã dìu dắt, dạy dỗ học thành người.
2. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | c | 0,5 điểm |
2 | a | 0,5 điểm |
3 | d | 0,5 điểm |
4 | c | 0,5 điểm |
5 | c | 1 điểm |
6 | b | 1 điểm |
7 | a | 0,5 điểm |
8 | Ví dụ: - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư - Không thầy đố mày làm nên - Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy - Trọng thầy mới được làm thầy….. | Viết được 2 câu thành ngữ, tục ngữ được 1 điểm |
9 | Nếu các em chăm học thì cuối năm kết quả sẽ cao. Tuy đường sá lầy lội nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần. | Viết đúng yêu cầu của bài được 0,5 điểm |
10 | Ví dụ: - Mưa càng to gió càng thổi mạnh - Gió càng to, lá cây đổ càng nhiều. - Gia đình càng khó khăn em càng phải quyết tâm học tập. | Đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm |
- HS đọc đoạn văn bản dựa vào nội dung văn bản và kiến thức đã học về từ và câu để trả lời câu hỏi.
II. Phần viết (10 điểm)
1. Chính tả: 2 điểm
- Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét ... (một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm)
- Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn ... toàn bài trừ không quá 0,5 điểm
2. Tập làm văn: 8 điểm
- Nội dung đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
+ Mở bài: Giới thiệu vật em định tả, có ấn tượng gì với em .... ? (1 điểm)
+ Thân bài : Tả bao quát hình dáng cụ thể của đồ vật. Tả các bộ phận của đồ vật đó. Nêu công dụng ....(4 điểm)
+ Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ của em trươc vẻ đẹp và công dụng của nó (1 điểm)
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp (0,5 điểm)
- Viết bài có sáng tạo (1 điểm)
- Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm
Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm: 8; 7; 6; 5; 4; 3,....
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 2 | 1 | 1 | 6 | ||||
Câu số | 1 - 2 | 3 - 4 | 5 | 6 | ||||||
Số điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | |||||
Kiến thức văn bản | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 10 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 1 | 1 | 3 | |||||
Tổng số câu | 3 | 3 | 2 | 2 | 10 | |||||
Tổng số điểm | 1,5 | 1,5 | 2 | 2 | 7 |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Thời gian 35 phút
Đọc thầm bài Cái áo của ba (Tiếng Việt lớp 5 tập II trang 63) và làm bài tập.
Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? Khoanh vào đáp án đúng:
A. Mẹ mua cho.
B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.
C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.
D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.
Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì:
A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.
B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.
C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thây chiếc áo của ba cũng rất đẹp.
D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc.
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vơi bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vơi bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì?
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5. Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp?
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với người thân và gia đình.
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)?
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi.
- Chủ ngữ là:.......................................................................................................
- Vị ngữ là:.........................................................................................................
Câu 9: Đặt câu với từ đồng âm “may”
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn:
Chúng ta phải biết ơn các liệt sĩ, vì họ đã chết cho đất nước được bình yên.
Trả lời: ……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Phần kiểm tra viết, học sinh làm vào giấy kẻ ô ly
1. Chính tả: 2 điểm. Thời gian 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Trí dũng song toàn" Tiếng Việt 5 tập 2 trang 25 viết đầu bài và đoạn từ đầu đến ……mang lễ vật sang cúng giỗ?"
2. Tập làm văn: 8 điểm. Thời gian 35 phút
Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 5: Giữa học kì II năm học 2017 - 2018A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)
Câu số | Điểm | Đáp án |
1 | 0,5 | C |
2 | 0,5 | B |
3 | 1 | D |
4 | 1 | So sánh |
5 | 1 | Vì bạn nhỏ như cảm thấycó vòng tay ba mạnh mẽvà yêu thương..... dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.. |
6 | 1 | Cần thay ba chăm sóc mọi người trong gia đình. |
7 | 0,5 | Cổ áo |
8 | 0,5 | CN:Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi VN :còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi |
9 | 1 | may – may mắn may – may mặc |
10 | 1 | Thay từ “chết” bằng “hy sinh”. |
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm)
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ,trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)
- Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm).
Bài viết có từ 6 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (8 điểm)
- Mở bài: Giới thiệu được đồ dùng định tả (1 điểm)
- Thân bài: (4 điểm)
Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đồ dùng, bài viết có trọng tâm.
Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh
Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, giữ gìn đồ dùng.
- Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với đồ dùng của em (1 điểm).
- Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).
- Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho đồ dùng được tả sinh động, gắn bó với con người.
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán 5PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 62,5 B. 6,25 C. 0,625 D. 0,0625
Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 3 m3 76 dm3 = ......... m3 là:
A. 3,76 B. 3,760 C. 37,6 D. 3,076
Câu 3: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 25 phút = ........phút là:
A. 85 B. 125 C. 49 D. 1,25
Câu 4: Thể tích hình lập phương có cạnh 2,1 cm là:
A. 4,41 cm3 B. 44,1 cm3 C. 9,261 cm3 D. 92,61 cm3
Câu 5: Diện tích hình tròn có đường kính d = 5dm là:
A. 78,5 dm2 B. 196,25 dm2 C. 7,85 dm2 D. 19,625 dm2
Câu 6: Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 26cm và 64cm. Chiều cao hình thang 30 cm thì diện tích hình thang là:
A. 2700cm B. 2700cm2 C. 1350cm D. 1350cm2
Câu 7: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 12 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm so với số học sinh cả lớp?
A. 40% B. 60% C. 25% D. 125%
Câu 8: Một hình tam giác có diện tích 600cm2, độ dài đáy 40cm. Chiều cao của tam giác là:
A.15cm B.30cm C.30 D.15
PHẦN II: TỰ LUẬN
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 17phút 21giây + 22 phút 15 giây
b) 25 ngày 6 giờ - 4 ngày 9 giờ
c) 17 năm 6 tháng – 15 năm 4 tháng
d) 16 giờ 21 phút + 7 giờ 42 phút
Bài 2: Tìm y:
a) y x 4,5 = 55,8
b) y : 2,5 = 25,42
Bài 3: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 6m, chiều cao 5m. Người ta quét vôi bên trong bốn bức tường xung quanh phòng học và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa là 7,8 m2.
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25: 0,125
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TOÁN GIỮA HKII: NĂM HỌC 2017 - 2018
Phần I. Trắc nghiệm (4đ) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm
Câu 1: Đáp án C. 0,625
Câu 2: Đáp án D. 3,076
Câu 3: Đáp án A. 85
Câu 4: Đáp án C. 9,261cm3
Câu 5: Đáp án D. 19,625 dm2
Câu 6: Đáp án: D. 1350 cm2
Câu 7: Đáp án A. 40%
Câu 8: Đáp án B. 30cm
Phần II. Tự luận:
Bài 1 (2 đ): Đặt tính và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm
a) 39 phút 36 giây
b) 20 ngày 21 giờ
c) 2 năm 2 tháng
d) 24 giờ 3 phút
Bài 2 (1 đ): Làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm
a) y x 4,5 = 55,8 b) y : 2,5 = 25,42
y = 55,8 : 4,5 y = 25,42 x 2,5
y = 12,4 y = 63,55
Bài 3: (2 đ): Bài giải
Diện tích xung quanh lớp học là:
(10 + 6) x 2 x 5 = 160 (m2) 0,5đ
Diện tích trần nhà là:
10 x 6 = 60 (m2) 0,5 đ
Diện tích cần quát vôi là:
(160 + 60) – 7,8 = 212,2 (m2) 0,75đ
Đáp số: 212,2 m2 0,25 đ
Bài 4 (1 đ):
13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25 : 0,125
= 13,25 x 2 + 13,25 x 4 + 13,25 x 8 (0,5 đ)
= 13,25 x (2 + 4 + 8)
= 13,25 x 14 (0,5 đ)
= 185,5
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN KQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Số học | Số câu | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | ||||||
Đại lượng và đo đại lượng: thời gian, thể tích | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | |||||||
Yếu tố hình học: chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học. | Số câu | 1 | 4 | 5 | 0 | ||||||
Số điểm | 0,5 | 2,0 | 2,5 | 0 | |||||||
Giải bài toán có đến bốn phép tính với nội dung hình học. | Số câu | 1 | 0 | 1 | |||||||
Số điểm | 2,0 | 0 | 2,0 | ||||||||
Tổng | Số câu | 4 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 1 | 8 | 4 | |
Số điểm | 2,0 | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 0 | 2,0 | 1,0 | 4,0 | 6,0 |
Câu 1 : Thế nào là danh từ ? ( 1 đ )
Đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ .
Câu 2 : Giải ngĩa từ " chân " trong " các câu sau và cho biết từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc , từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? ( 2 đ )
a ) Người ta nói : Đấy là bàn " chân " vất vả .
b ) Mặt trang hiện lên ở phía " chân " trời .
Câu 3 : Câu thành ngữ " Thầy bói xem voi " được rút ra từ văn bản nào ? Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ? ( 2 đ )
Câu 4 : Hóa thân vào nhân vật ông chủ cửa hàng cá để kể lại truyện " Treo biển " .
Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản nào đó
Học phần tiếng việt, không khó lắm
Miêu tả cảnh sân trường hoặc người thân
Bọn mình có đề cương ôn tập rồi,có bài nào khó bạn cứ hỏi mình trả lời cho
Đề thi nhưng mik chỉ nhớ mỗi tự luận câu 2 thôi nhe:
Đề bài:
Hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở về ngôi trường hiện nay em đang học và những đổi thay có thể xảy ra
A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC
I. Các thể loại truyện đã học
1. Truyện dân gian:
a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.
a. Truyền thuyết – cổ tích
Truyền thuyết | Cổ tích | ||
Giống | - Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng. - Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường. - Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường… | ||
Khác | - Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể. - Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật. | - Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra. - Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng. - Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật. | |
b. Ngụ ngôn – truyện cười
Ngụ ngôn | Truyện cười | |
Giống | Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán. | |
Khác | Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. | Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. |
III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)
Thể loại | Tên truyện | Nội dung, ý nghĩa |
Truyền thuyết | Thánh Gióng | Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. |
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh | Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. | |
Truyện cổ tích | Thạch Sanh | Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. |
Em bé thông minh | Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. | |
Truyện ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Truyện cười | Treo biển | Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. |
IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm)
* Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng
- Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính
- Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm)
- Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền.
- Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
Thành ngữ:
+ Lương y như từ mẫu.
+ Thầy thuốc như mẹ hiền.
B CHỦ ĐỀ 2: PHẦN TIẾNG VIỆT
Kiến thức | Định nghĩa | Phân loại | |||||||
Từ (xét theo cấu tạo) | Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. | -Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: Nhà, xe, người,... | |||||||
- Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. + Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. VD: Nhà cửa, sách vở,… + Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần. VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, … | |||||||||
Nghĩa của từ | Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. | Có hai cách giải nghĩa của từ: - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. | |||||||
* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. * Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. - Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc) - Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển) | |||||||||
Phân loại từ theo nguồn gốc | - Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. VD: Cha mẹ, trẻ con,… | ||||||||
-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm: + Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì… + Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan… | |||||||||
Lỗi dùng từ | Có 3 loại lỗi dùng từ | - Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu => Gây nhàm chán cho người đọc. | |||||||
- Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe. | |||||||||
- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói. | |||||||||
Từ loại | Danh từ | - Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. VD. Lan là học sinh.
| |||||||
Động từ | Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…) - Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ. - Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng… *Có các loại động từ sau: | ||||||||
Tính từ | Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. - Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ. * Các loại tính từ:
|
C. CHỦ ĐỀ 3: PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự
1/ Văn bản là gì? Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.
- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
2/ Thế nào là văn tự sự?
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
3/ Cách làm bài văn tự sự.
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài văn hoàn chỉnh
+ Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai.
Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất.
* Gợi ý:
- Chú ý hình thức đoạn văn.
- Phải có câu chủ đề.
* Đoạn văn: (Câu 1) Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?
4. Một số đề bài HS tham khảo:
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.
Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).
Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.
Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .
Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.
Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.
Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”
MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy.
b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:
- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?
- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?
- Có những ai tham gia cùng em?
- Em đã làm những việc gì?
- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?
- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?
- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?
c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.
Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.
b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:
- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?
- Ai đưa em đi?
- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?
- Hành trình chuyến đi ra sao?
- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?
- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?
c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.
Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm.
b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm:
- Kỉ niệm bắt đầu như thế nào?
- Có những ai tham gia?
- Diễn biến của kỉ niệm ?
- Kết quả ra sao?
c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân.
Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.
Gợi ý:
a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .
b. TB:
- Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?
- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?
- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ?
- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?
- Em thích nhất điều gì ở bạn?
c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.
Đề 5: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.
* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.
a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.
b. TB:
- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.
- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.
- Kể về tài năng, sở thích của người đó.
- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?
c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.
Đề 6: Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.
* Gợi ý:
- Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường.
- Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại.
- HS kể theo ngôi thứ nhất.
a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình.
(Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A)
b. TB:
- Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây…)
- Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba…thái độ của cây bàng non như thế nào?
- Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS)
- Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.)
c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.
I. Phần Văn – Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2: (2 điểm) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
II. Phần Tập làm văn: (6 điểm)
Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
mình cung học lớp 5 nhưng mình ko có đề cương mình chỉ ôn throng sách giáo khoa thôi
^_^
Đề không khó lắm đâu bạn ạ
lên mạng mà tìm á bạn