cho câu tục ngư sau
Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa
nêu nghĩa và cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm
-
nêu:1 số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm
-
nêu giá trị của kinh nghiệm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
Phân tích từng câu tục ngữ:
*Phân tích câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Con người quý hơn tiền bạc.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đề cao giá trị của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Cha mẹ yêu con, muốn con được sống và học tập tốt. Xã hội quan tâm đến quyền con người.
*Phân tích câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người”:
- Nghĩa của câu tục ngữ: Hàm răng, cái tóc là góc con người. Răng với tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
- Trường hợp ứng dụng: Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ…
*Phân tích câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp.
- Trường hợp ứng dụng: giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành…
*Phân tích câu 4: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
- Nghĩa của câu tục ngữ: cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: cần phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
- Trường hợp ứng dụng: Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè.
*Phân tích câu 5: “Không thầy đố mày làm nên”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy.
- Trường hợp ứng dụng: Tìm thầy học để có có hội hiểu biết, thành công. Ngoài ra, phải biết tôn trọng và biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể.
*Phân tích câu 6: “Học thầy không tày học bạn”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Học thầy không bằng học bạn.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.
- Trường hợp ứng dụng: Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao.
*Phân tích câu 7: “Thương người như thể thương thân”.
- Nghĩa của câu tục ngữ: Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái.
- Trường hợp ứng dụng: Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
*Phân tích câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nghĩa của câu tục ngữ: Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước.
- Trường hợp ứng dụng: Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
*Phân tích câu 9: “Một cây…núi cao”
- Nghĩa của câu tục ngữ: việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức.
- Gía trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Trường hợp ứng dụng: Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ.
*Một mặt người bằng mười mặt của
Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cảiGiá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,Ứng dụng cụ thể:Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.
*Cái răng, cái tóc là góc con người
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, răng và tóc là bộ phận ngoài cơ thể, nhìn vào đó có thể biết được tình hình sức khỏe của con người, Theo nghĩa bóng, câu tục ngữ có nghĩa thể hiện hình thức, tính nết con người.Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người. Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.Rèn luyện từ cái nhỏ nhất. Chú ý lời nói, cử chỉ, bước đi.
*Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu: Theo nghĩa đen, khuyên con người phải ăn uống sạch sẽ, giữ gìn quần áo cho thơm to. Nghĩa bóng: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, đồng thời qua đó giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cáchỨng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khănPhê phán những con người vì nghèo khó mà làm điều bất chính.
*Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nghĩa của câu:nghĩa đen của câu tục ngữ là khuyên con người phải học hỏi mọi điều trong cuộc sống, từ những điều nhỏ nhất: cách ăn, cách nói.. đến những điều phức tạp nhất.Nghĩa bóng: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sốngGiá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.Phê phán những con người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
*Không thầy đố mày làm nên.
Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáoĐề cao công lao của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người.
*Học thầy không tày học bạn.
Nghĩa của câu: học thầy không bằng học bạnGiá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…Ứng dụng cụ thể:Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.
*Thương người như thể thương thân.
Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.Ứng dụng cụ thể:Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.Kêu gọi mọi người tích cực giúp đỡ, chia sẻ với mọi người: hoạt động ủng hộ những người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn, bão lụt…
*Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
*Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nêu lên bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.Phê phán những cá nhân sống ích kỉ, đơn lẻ, tách mình ra khỏi tập thể và không muốn đóng góp công sức vì sự phát triển chung
Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.Phê phán những con người sống vô ơn bạc nghĩa, quên đi công lao của người khác mà chỉ lo hưởng thụ cho bản thân
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu 2: Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Câu 5: Tấc đất tấc vàng.
Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 8: Nhất thì nhì thục
ngĩa của câu : đến tháng bảy gió heo may mà nhìn thấy chuồn chuồn bay thì là sắp có bão
giá trị kinh nghiệm : giúp con người phòng tránh trước hiện tượng như vậy và sắp xếp thời gian 1 cách hơp lí
chuk bn hok tốt
Có thể chọn một trong các câu ca dao trong bài "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất".
Áp dụng là : những ngày nhiều sao thường sẽ nắng,những ngày ít sao thường sẽ có mưa.
Bài học rút ra là : đó là 1 hiện tượng biết trời sắp mưa,nắng thì mọi công việc làm ăn,nhất là trong nghề nông mới chủ động tích cực,tránh đc các rủi ro,thiệt hại.
chúc bn học tôt !!!
1/ Một số trường hợ có thể áp dụng: Xem thời tiết trên núi cao, nông thôn, vùng biển,... với điều kiện không khí trong sạch, không lẫn tạp khí, tạp chất
2/Giá trị:
Trong chùm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” là một tục ngữ hay chỉ ?thiên nhiên. Nói cách khác, câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về hiện tượng nắng mưa của trời.
“Mau sao” có nghĩa là nhiều sao, “vắng sao” có nghĩa ít sao. Trong những năm tháng sinh sống, nhân dân Việt Nam ta đã để ý được những hiện tượng của đất trời. Không cần đến máy dự báo thời tiết như ngày nay, nhân dân ta có thể đoán được thời tiết ngày mai qua những ngôi sao trên bầu trời. Đêm đến nếu nhiều sao, sao sáng rõ thì ắt hẳn ngày mai trời sẽ nắng còn ngược lại nếu trời ít sao hoặc không có sao thì trời ngày mai sẽ mưa.
Có thể nói, những câu tục ngữ ấy chưa đạt tới mức độ chắ chắn như khoa ngày nay. Tuy nhiên, trước kia khi khoa học chưa phát triển thì người nông dân Việt Nam hoàn toàn dựa theo những câu tục ngữ ấy để nhìn trời liệu việc ngày mai.
Tóm gọn đơn giản: "Mau sao" là nhiều sao có nghĩa là trời trong thấy nhiều sao được, còn "vắng sao" có nghĩa là ít sao, trời nhiều mây, có khả năng mưa
thế còn nêu nghĩa và cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm