Viết 1 đoạn văn ngắn chia sẻ về quá trình học online vừa qua của em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nói hiện trạng của dịch
- SỰ hoang mang lo lắng về tình hình dịch bệnh
- Tự hào về những gì chính quyền nhà nước đã làm kịp thời
- Nghỉ học là điều cần thiết để hạn chế lây lan
Trong cuộc đời học sinh thì kỷ niềm đầu tiên đó là ngày đầu tiên cắp sách đến trường, qua văn bản Tôi đi học Thanh Tịnh càng cho ta thấy rõ điều này. Trong ngày đầu tiên đi học nhân vật Tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Nhân vật Tôi thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ . Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người .Nhưng rồi như có một sức mạnh nào đó đẩy cậu về phía trước, cậu cảm thấy xa mẹ rất nhiều. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn ,cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới.
Đất rừng phương Nam là một tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là vùng đất miền Tây Nam Bộ, nơi có những con người hiếu khách, yêu nước, kiên cường, bất khuất vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Nam Bộ. Quyển sách đã để lại cho em biết bao những suy nghĩ về vùng đất phương Nam thân yêu. Chỉ khi đọc hết quyển sách, chúng ta mới cảm nhận được cái đẹp và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Với nhân vật chính là một cậu bé tên An.
Trong quyển sách này, Đoàn Giỏi đã kể theo ngôi thứ nhất, hóa thân chân thật về cả tính cách lẫn cảm xúc của An. Cậu bé Nguyễn An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Tại những chi tiết này, tác giả đã miêu tả một cách chân thực hoàn cảnh và cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta lúc chạy trốn giặc Pháp, khiến cho một đứa bé lớn lên trong hòa bình, độc lập như em cũng phải xót xa cho những thiếu thốn, thiệt thòi của nhân dân ta khi chiến tranh. Tác giả đã gợi cho em hình ảnh của những con người kiên cường, họ đã phải rời bỏ quê hương để chạy thoát khỏi tay bọn giặc Pháp.
Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1987) của nhà văn Đoản Giỏi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta, được nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Tác phẩm được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. Bộ phim Đất Phương Nam ra đời đã chiếm được tình cảm mến mộ của công chúng. Tuy trích từ một tác phẩm truyện nhưng văn bản này có thể xem là miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc.
Đoàn Giỏi miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau theo một trình tự: bắt đầu từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ. Cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên sông nước. Với trình tự tự nhiên, hợp lý những hình ảnh trong bài văn được hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh. Điếm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện là “trên con thuyền” xuôi theo các kênh rạch và dừng lại ở chợ Năm Căn.
Mở đầu “cuốn phim” là đoạn văn nêu ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau. Tác giả chưa miêu tả một hình ảnh cụ thể nào mà chỉ là những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác của nhà văn. Đó là ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mông với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời của nước, và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió. “Màu xanh” đã thành một ấn tượng nổi bật: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, xung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá tạo nên cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu. Và tiếng rì rào cũng thành một thứ âm thanh đơn điệu, triền miên ru ngủ thính giác: đó là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối....
Tiếp theo là cảnh kênh rạch vùng Cà Mau được kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía... Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú và con người sống rất gần với thiên nhiên, nên họ giản dị, chất phác ngay từ cách đặt tên cho kênh rạch, đất đai không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên.
Dòng sông Năm Căn hiện lên với một vẻ đẹp riêng: rộng lớn, hùng vĩ mà hoang dã. Cải nét rộng lớn, hùng vĩ được nhà văn tập trung miêu tả trong nhiều chi tiết gây ấn tượng: con sông mênh mông rộng lớn hàng ngàn thước, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.... Còn cái vẻ “hoang dã” thì được vẽ lại tài tình trong cái màu xanh rừng đước hai bên sông với những mức độ, sắc thái khác nhau: Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp :rày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Những “bậc” màu xanh ấy đã miêu tả các lớp cầy đước từ non đến già, tiếp nối nhau từ bao đời nay vẫn như thế! Nhà văn không những đã quan sát tinh tế mà còn miêu tả lại một cách tài tình bức tranh phong cảnh thiên nhiên, thể hiện qua cách dùng tính từ chỉ màu sắc. Trong cách dùng động từ cũng vậy: thuyền chúng tôi cheo thoát qua kềnh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi về” đều chỉ hoạt động của con thuyền nhưng không thể thay đổi trình tự các động từ ấy trong câu: “thoát qua” nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; “đổ ra” diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; còn “xuôi về” là lúc con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả trên sông Năm Căn.
Chỉ nửa trang văn mà tác giả đã làm sống lại như thật trước mắt ta cảnh sắc của cái chợ ở vùng đất cuối cùng của Tổ quốc với vẻ đẹp riêng vừa trù phú, vừa độc đáo. Sự trù phú được thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát, với các chi tiết tiêu biểu: những đống gỗ cao ngất như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước mui những khu phố nổi.... Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê với điệp từ “những” để gây ấn tượng về sự trù phú của chợ trên sông, “những”..., rồi lại “những”... cả đoạn văn có đến 12 chữ “những”. Tuy nhiên, không chỉ trù phú, chợ Năm Căn còn có vẻ đẹp độc đáo: “một xóm chợ vùng cận biển” có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô trương sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nối và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể có mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền, với sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: Những người em gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sác độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
“Cuốn phim” được khép lại sau cảnh chợ Cà Mau, nhưng lại gợi ra những suy nghĩ cho người xem. Phải chăng đó là bức tranh Sông nước Cà Mau với những vẻ đẹp riêng độc đáo của nó, tác giả không chỉ đem lại cho độc giả những hiểu biết mới, những phát hiện thú vị về vùng đất này, mà quan trọng hơn, nhà văn đã truyền cho chúng tã tình yêu đất nước để ta càng thêm yêu mảnh đất cực nam của Tồ quốc, bởi một lẽ giản dị rằng: đất nước ta, nơi nào cũng đẹp, cũng đáng yêu !
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.
Để mở đầu cho bài viết của mình, mình không copy mạng nhé:
[Mình tâm sự đôi chút để bạn có ý tưởng viết văn thôi, chứ bạn ko nên viết vào bài nghen]
- Mình biết, từ khi dịch bệnh covid bùng phát, nhiều người lâm vào tình trạng hoản loạn. Vì họ nghĩ rằng nó sẽ làm họ không thể sống sót.... Các bác sĩ-những anh hùng áo trắng vẫn ngày đêm chăm sóc, cố gắng cứu chữa những bệnh nhân.... Thời gian trôi... và rồi, cũng đến với cái tết Nguyên Đán. Một cái tết khác lạ bao nhiêu...
Bài văn dựa vào 1 số tâm sự của mình nữa nhé
Dịp tết NGUYÊN ĐÁN vừa qua tạo cho chúng em một cảm giác mới lạ. Như: Không được tụ tập đông vui như năm ngoái, không được về quê, không được đi chơi.... Nhưng, nó vẫn làm cho em một cảm giác hạnh phúc, đầm ấm. Cả ngày, em không đi ra ngoài để không bị bệnh dịch, cả ngày, em không đi chơi đâu cả để phải lo học khỏi ăn bánh chưng nhiều quá mẹ lại dọa em: '' ăn bánh chưng nhiều quá là quên hết chữ.''còn cả ngày, em không về quê em ở lại để đảm bảo an toàn cho em và mọi người... Ôi! Cái Tết của em khác lạ bao nhiêu, nhưng đó vẫn là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời em.
Bạn nghĩ ra ý nào hay bạn có thể thêm vào bài văn của mình nhé
Tuy nhiên, bạn không làm mất ý chính là được
HT nhé bạn
Mỗi người sẽ có 1 suy nghĩ khác nhau nha bạn
Năm nay, hẳn nhiên mọi người sẽ có một mùa Xuân, một cái Tết rất khác. Bởi vì, thành phố thân yêu của chúng ta đã trải qua gần nửa năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 với nhiều tổn thất, mất mát. Và hiện tại, mặc dù thành phố đang dần thích ứng với trạng thái bình thường mới với tâm thế “thích nghi chủ động”, để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, thành phố vẫn đang triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021; Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và đã triển khai kế hoạch số 4314/KH-UBND ngày 20/12/2021 tổ chức các hoạt động đón chào năm mới tại TPHCM, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần với nhiều phương án đối với từng cấp độ dịch.
Trong suốt 2 năm qua khi đại dịch diễn ra, Đảng bộ, chính quyền TP luôn dành mọi tình cảm, tâm trí để chăm lo người dân khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh,... Và những điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong dịp Tết này; với rất nhiều nội dung chăm lo an sinh của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, để đảm bảo rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Để chúng ta có một cái Tết, một mùa Xuân trọn vẹn, với tinh thần “An toàn, Tiết kiệm, Ấm áp, Vui tươi”, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại ngay các cơ sở xã, phường, thị trấn.
Sau những gì đã trải qua trong năm 2021, chắc chắn rằng Nhân dân sẽ tiếp tục đồng tâm, đồng lòng, chung sức cùng Đảng bộ và chính quyền TPHCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, biến thể mới Omicron của virrus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác chống dịch, bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, bình tĩnh trước dịch bệnh, chủ động đón một năm mới với tinh thần không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay trong từng gia đình, từng ngõ hẻm, từng khu nhà trọ, từng cơ quan,… Thực tế những ngày qua, tại một số nơi, vẫn còn nhiều người dân khá thờ ơ, chủ quan; điều này rất đáng lo ngại. Bởi thời gian gần Tết, tiệc tùng - liên hoan - họp mặt - tất niên nhiều, quán xá đông đúc, mọi người vui vẻ quá đà là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hiếu - hỷ là hai sự kiện quan trọng của đời người, nhưng trước diễn biến ngày càng phức tạp với biến chủng mới, thiết nghĩ, thực hiện việc cưới - tang trong giai đoạn này cần có sự tự giác điều chỉnh theo hướng an toàn - tiết kiệm, tránh tụ tập đông người, đảm bảo quy định 5K + vaccine. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự tự giác của từng cá nhân, đó cũng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta trước sự tấn công của dịch Covid-19.
Tiêm vaccine cho học sinh tại huyện Củ Chi. Ảnh: Đan Như
Dịp này, tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, các nghĩa trang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sự tập trung đông người thực hành các nghi lễ cúng bái để thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, với thế giới tinh thần. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng cần được kiểm soát quy mô tổ chức một cách khoa học; trong quá trình tổ chức phải dự liệu và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Chúng ta nên ủng hộ sự tương tác gián tiếp hoặc trực tuyến thông qua internet và truyền hình. Tất cả các hoạt động trên phải có phương án phòng chống dịch và ngay tại đó phải bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, quét mã y tế.
Trong mùa xuân này, chúng ta cần cân nhắc việc chọn tour du lịch bằng hình thức tham khảo thông tin qua báo chí, mạng internet để tránh sự quá tải lượng người ở những khu tham quan, vui chơi, giải trí. Chúng ta vẫn chúc Tết, thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân hữu… nhưng nên quan tâm hình thức trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại… Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và các địa điểm công cộng, cũng như khi sử dụng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác, và lưu ý đeo khẩu trang trong suốt hành trình. Nếu cần ra ngoài khám chữa bệnh, cần chọn nơi khám chữa bệnh gần nhất; tìm hiểu trước quy trình khám chữa bệnh, làm quen với bố trí của bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu trú tại bệnh viện; và vẫn phải lưu ý đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
Chúng ta cũng nên ủng hộ phong cách đón Tết mới, trên tinh thần tiết kiệm - văn minh. Trong đó, hãy dành một phần tiết kiệm để giúp đỡ, san sẻ yêu thương cho người lao động nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khó khăn,… do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (không nên lãng phí vào những vấn đề tặng quà, trong tiệc tùng tất niên, tổng kết đình đám, thờ cúng hoang phí không văn minh,...). Vừa qua, những câu chuyện cảm động nghĩa đồng bào, ấm áp tình quân dân đã có tác động mạnh mẽ, lan tỏa cảm xúc tích cực đến toàn xã hội về những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân thiện nguyện chung tay giúp đỡ người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh là một điểm sáng, là chất keo gắn kết mọi người trong xã hội cùng đoàn kết vượt qua đại dịch. Tinh thần đó rất cần được phát huy, nhân rộng trong thời khắc này để ai ai cũng được đón Tết.
Chúng ta trông đợi vào cái Tết ấm áp nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tình người, an toàn vượt qua dịch bệnh; vì vậy mỗi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “5K + vaccine + công nghệ thông tin + lan tỏa ý thức của từng người dân” phòng, chống dịch Covid-19. Làm được tất cả những điều đó thì cái Tết Nhâm Dần năm 2022 của chúng ta sẽ AN TOÀN, TIẾT KIỆM, ẤM ÁP, VUI TƯƠI, thể hiện đúng ý nghĩa Tết của người Sài Gòn – TPHCM, Tết vì mọi người, Tết vì chính mỗi người.
Em rất thích sản vật phố cổ của Hà Nội, đặc biệt là những chiếc áo dài truyền thống. Khi nhìn thấy những chiếc áo dài lấp lánh trên các tủ kính của các cửa hàng ở phố cổ, em cảm thấy như đang đắm mình trong vẻ đẹp truyền thống của văn hóa Việt Nam. Áo dài là biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Nó không chỉ là một món đồ để mặc, mà còn là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Em rất tự hào vì áo dài là một trong những sản vật du lịch nổi tiếng của Hà Nội, nó giúp thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của quê hương em.
Từ xưa, các cụ nhà ta đã có câu
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn"
Theo các bậc cao niên kể lại, cốm làng Vòng bắt đầu từ cách đây cả ngàn năm. Một hôm khi sữa lúa bắt đầu đọng hình, cây lúa uốn câu thì chợt trời mưa bão tầm tã. Đê vỡ, nước sông tràn vào, nhấn chìm đồng ruộng trong nước sâu. Khắp nơi mất mùa, đi kém rập rình, than khóc vang trời. Những người không nỡ để công sức bao tháng ngày của mình bị đổ hết đi, họ liền ra các ruộng lúa đã ngã rạp, mò lấy những bông lúa non, về đem rang khô ăn dần chống đói. Thật may là cái thành phẩm có phần bất đắc dĩ đó, không những cứu nạn cả làng mà còn có vị rất hấp dẫn, ngọt ngọt, dẻo dẻo lại thơm lạ thơm lùng. Vì thế, mỗi năm khi lúa bắt đầu tròn hạt, người dân làng Vòng lại cắt lúa về để ăn lai rai cho vui miệng.
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.