K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

: Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ: ở thủy tức khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.

29 tháng 11 2019

loi ich giun dat doi dat trong nhu the nao

21 tháng 4 2018

Hạt trần 
- Không có hoa 
- Cơ quan sinh sản là nón. 
- Hạt nằm lộ trên lá nõa hở. 
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá. 
Hạt kín 
- Có hoa, 
- Cơ quan sinh sản là hoa, quả. 
- Hạt nằm trong quả. 
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng hơn.

21 tháng 4 2018

Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là: 
+ Cơ quan sinh dưỡng: 
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim. 
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép... 
+ Cơ quan sinh sản: 
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở 
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả 
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.

24 tháng 9 2016

(1): trứng phân cắt nhiều lần, cuối cùng tạo thành thuỷ tức con

(2): lại cơ thể toàn vẹn chỉ từ một bộ phận cơ thể cắt ra

23 tháng 11 2017

Nguồn trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất ở châu Phi.

Đặc điểm chăn nuôi: Ngành chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến nhất. Cừu dê được chăn thả thành từng đàn với quy mô khá lớn ở các đồng cỏ trên cao nguyên và các vùng nửa hoang mạc.

Sự khác nhau giữa sản xuất cây lương thực và cây nông nghiệp.

- Cây công nghiệp: Cây công nghiệp nhiệt đới là sản phẩm chủ yếu, được trồng trọt trong các đồn điền, theo hướng môn chuyên hóa để phục phục vụ cho xuất khẩu.

- Cây lương thực: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy còn khá phổ biến, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón, chủ yếu dựa vào sức người.

23 tháng 11 2017

giup minhh voi can gap

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

15 tháng 12 2017

-Nguon goc : duoc det tu cac loai soi do con nguoi tao ra tu mot so chat hoa hoc lay tu go , tre , nua , ...

16 tháng 12 2017

khong biet dung hay ta ,cac ban oi giup minh voi

7 tháng 3 2018

*Câu rêu:

+Rễ:Sợi có khả năng hút và làm giá bám

+Thân:Nhỏ và không phân cành

+Lá:Nhỏ chỏ có 1 đường gân

+Mạch dẫn:Không có

*Cây dương xỉ:

+Rễ:Rễ thật

+Thân:Hình trụ nằm ngang

+Lá:Lá già có phiến lá xẻ thùy, lá non đầu cuộn tròn

+Mạch dẫn: Đã có chính thức.

7 tháng 3 2018
Tên cây Cơ quan sinh dưỡng Mạch dẫn
Rễ Thân
Cây rêu Rễ giả Thân Chưa có mạch dẫn
Cây dương xỉ Rễ thật Thân Có mạch dẫn
19 tháng 12 2017

Dinh dưỡng:

Tua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi. Vòi tua có gai dính con mồi đưa vào miệng rồi nuốt vào bụng rồi thực hiện quá trình tiêu hóa ngoại bào.

Thủy tức thải bã ra ngoài qua lỗ miệng.

Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể

Sinh sản:

Khi điều kiện thuận lợi, thủy tức sinh sản vô tính bằng đâm chồi, nhưng khi điều kiện sống khó khăn thì chúng chuyển sang sinh sản hữu tính. Hợp tử được hình thành có vỏ bọc bảo vệ, sống tiềm sinh cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì tiếp tục phát triển.

  • Sinh sản vô tính: Các chồi mọc lên từ vùng sinh chồi ở giữa cơ thể. Lúc đầu là một mấu lồi, sau đó lớn dần lên rồi xuất hiện lỗ miệng và tua miệng của con non, thủy tức non sau đó tách khỏi cơ thể mẹ thành một cơ thể độc lập và hình thành cơ thể trưởng thành.
  • Tái sinh: Thủy tức có khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi chỉ còn 1 bộ phận trong điều kiện môi trường đặc biệt.
  • Sinh sản hữu tính: Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đực đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần rồi tạo ra thủy tức con. Sinh sản hữu tính thường xảy ra khi thiếu thức ăn, ở mùa lạnh.
23 tháng 10 2017

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh

- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

- Phần lớn dị dưỡng

- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi hay tiêu giảm

- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

2. Các bước xử lí và mổ giun đất

- Xử lí mẫu

+ Rửa sạch đất ở cơ thể giun

+ Làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng

+ Để giun lên khay mổ và quan sát

- Mổ giun: em xem trong SGK trang 57

Câu 3:

Thủy tức Sứa
Cấu tạo ngoài

- Cơ thể hình trụ dài

- Phần dưới là đế, bám vào giá thể

- Phần trên có lỗ miệng có tua miệng tỏa ra, trên tua miệng có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Cơ thể hình dù

- Có miệng nằm ở dưới trên có tua miệng chứa tế bào gai

Di chuyển - Di chuyển nhờ tua miệng theo kiểu sâu đo hoặc lộn đầu - Di chuyển bằng cách co bóp dù

23 tháng 10 2017

Câu 4: Giun tròn có đặc điểm tiến hóa hơn giun dẹp là

- Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

- Ống tiêu hóa bắt đầu phân hóa thành các bộ phân khác nhau như: miệng, hầu, hậu môn

Câu 5: Trùng roi di chuyển nhờ roi bằng cách xoáy roi vào nước giúp cơ thể di chuyển về phía trước

Câu 6: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh

- Giác bám phát triển: bám chặt được vào nơi kí sinh ở cơ thể vật chủ

- Cơ dọc, cơ vòng phát triển: chun dãn, phồng dẹp chui rúc, luồn lách trong cơ thể kí sinh

- Hầu có cơ khỏe: hút được nhiều chất dinh dưỡng ở nơi kí sinh

- Ruột phân nhiều nhánh nhỏ: hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng

- Đẻ nhiều trứng và trải qua nhiều vật chủ trung gian: phát tán ấu trùng và đảm bảo được số lượng ấu trùng kí sinh trong cơ thể vật chủ

Câu 7:

  Trùng sốt rét Trùng kiết lị
Dinh dưỡng Kí sinh trong hồng cầu, hấp thụ chất dinh dưỡng có trong hồng cầu qua bề mặt cơ thể Nuốt hồng cầu
Di chuyển Ko có cơ quan di chuyển, di chuyển nhờ hồng cầu Di chuyển bằng chân giả
Cấu tạo Kích thước nhỏ, ko có bộ phận di chuyển và các ko bào Giống trùng biến hình, có chân giả ngắn
Sinh sản Vô tính bẳng cách phân đôi Vô tính bằng cách phân đôi
     

Câu 8:

- Tác hại của giun đũa: Kí sinh ở ruột non người, nhất là trẻ em

+ Gây đau bụng

+ Đôi khi tắc ruột và tắc ống mật

- Biện pháp:

+ Ăn chín uống sôi

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Vệ sinh cơ thể, môi trường, nhà cửa ... sạch sẽ

+ Uống thuốc tẩy giun định kì 2 lần / năm