K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

Tham khảo:

Em thay chị và em thành cách xưng hô giữa em và bạn nhé!

Hà Nội, ngày 20 tháng  9 năm 2020

Tuấn yêu quý!

 Đã bao lâu rồi tao với mày không viết thư cho nhau nhỉ?  Hôm nay  tao viết bức thư này với một lí do mà tao đã muốn nói từ rất lâu rồi. Đó là tao muốn khuyên mày học hành chăm chỉ hơn. 

   Từ khi lên cấp 2, lượng kiến thức của chúng ta phải học là gấp đôi, rât lớn so với khi còn học Tiểu học nên đối với tao chuyện chúng ta  cảm thấy áp lực, vất vả với môi trường học mới này là điều đương nhiên. Nhưng cũng không phải vì thế mà em cho phép bản thân mình lười được. Em cần biết phải biết cố gắng, dù cho không phải giỏi nhất nhưng chị cũng sẽ mừng vì sự nỗ lực của em. Tuy nhiên,  em đã không biết nhắc nhở bản thân cố gắng, biết vươn lên. Nghĩ về em mà đối lúc chị không khỏi có chút thất vọng. Chị biết em là một đưa trẻ ngoan, hồi còn cấp 1 luôn đứng đầu đạt nhiều danh hiệu tốt.  Nên em à, đừng ham chơi nữa! Em có biết những người ăn xin vì sao phải ăn xin cả đời, những người phải dành cả cuộc đời sau song sắt là vì sao không? Đó là vì khi họ còn trẻ, họ đã không học hành, cũng bởi thế mà kiến thức lẫn nhân cách của họ không bao giờ đủ, không được hoàn thiện nhất. Vì thế, nếu em không học hành cuộc đời em sẽ có thể giống vậy.  Em mong ước có một cuộc sống yên bình, có một cuộc sống hạnh phúc thi emphải học khi còn trẻ. Bởi lúc  còn trẻ, em sẽ còn sức mà để học, rồi khi lớn em chỉ việc đi xin việc, áp dụng những kiến thức mình học được vào công việc. Và lúc em già, em sẽ có một cuộc sống đầy đủ, không phải lo nghĩ. 

 Chị yêu quý em, thương em nên chị đã viết bức thư này. Chị mong em không bỏ bê việc học để mà chơi game nữa. Em  hãy gắng học, gia đình sẽ luôn ủng hộ em.

Vậy nhé em! Thư đã dài. Chị xin dừng bút. Mong em khi đọc được sẽ suy nghĩ lại.

                                                                        Bạn của bạn

                                                                            

2 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

  Hà Nội, ngày 20 tháng  9 năm 2020

Bạn yêu quý!

 Đã bao lâu rồi cậu với tớ không viết thư cho nhau nhỉ?  Hôm nay tớ viết bức thư này với một lí do mà chị đã muốn nói từ rất lâu rồi. Đó là tớ muốn khuyên cậu học hành chăm chỉ hơn. 

   Từ khi lên cấp 2, lượng kiến thức của cậu phải học là gấp đôi, rât lớn so với khi cậu còn học Tiểu học nên đối với tớ chuyện cậu cảm thấy áp lực, vất vả với môi trường học mới này là điều đương nhiên. Nhưng cũng không phải vì thế mà cậu cho phép bản thân mình lười được. Cậu cần biết phải biết cố gắng, dù cho không phải giỏi nhất nhưng tớ cũng sẽ mừng vì sự nỗ lực của cậu. Tuy nhiên, cậu đã không biết nhắc nhở bản thân cố gắng, biết vươn lên. Nghĩ về cậu mà đối lúc tớ không khỏi có chút thất vọng. Tớ biết cậu là một đưa trẻ ngoan, hồi còn cấp 1 luôn đứng đầu đạt nhiều danh hiệu tốt.  Nên cậu à, đừng ham chơi nữa! Cậu có biết những người ăn xin vì sao phải ăn xin cả đời, những người phải dành cả cuộc đời sau song sắt là vì sao không? Đó là vì khi họ còn trẻ, họ đã không học hành, cũng bởi thế mà kiến thức lẫn nhân cách của họ không bao giờ đủ, không được hoàn thiện nhất. Vì thế, nếu cậu không học hành cuộc đời cậu sẽ có thể giống vậy.  Cậu mong ước có một cuộc sống yên bình, có một cuộc sống hạnh phúc thi cậu phải học khi còn trẻ. Bởi lúc  còn trẻ, cậu sẽ còn sức mà để học, rồi khi lớn cậu chỉ việc đi xin việc, áp dụng những kiến thức mình học được vào công việc. Và lúc cậu già, cậu sẽ có một cuộc sống đầy đủ, không phải lo nghĩ. 

 Quý mến cậu nên tớ đã viết bức thư này. Tớ mong cậu không bỏ bê việc học để mà chơi game nữa.Cậu hãy gắng học, gia đình sẽ luôn ủng hộ cậu.

Vậy nhé cậu! Thư đã dài. Tớ xin dừng bút. Mong cậu khi đọc được sẽ suy nghĩ lại.

                       Bạn của cậu

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…


III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

 

  Chủ Nhật, ngày 26/9/2021 

  - Em trai thân mến !            

 Lâu lắm rồi anh với em không viết thư cho nhau nhỉ, sống chung một nhà thì cần gì viết thư cho nhau. Nhưng hôm nay, anh viết thư này, muốn nhắn nhủ với em và khuyên nhủ em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ hơn. 

 Anh thấy dạo này học lực của em rất sa sút, nhiều lần cô giáo, thầy giáo gọi điện về cho gia đình để nói về việc học tập của em. Bố mẹ, cả anh nữa đều rất buồn và thấy thất vọng về em. Em chơi điện tử quá nhiều, ảnh hưởng đến việc học hành của em. Anh khuyên và mong em hãy bỏ chơi điện tử để học tập thật tốt, hãy tự nghĩ về tương lai của mình. Tương lai của em là do em quyết định, nếu cứ chơi điện tử, không học hành để sau này em sẽ trở thành người thế nào ? Ăn bám bố mẹ, anh trai của em ư ? Nếu bỏ chơi điện tử, cố gắng học hành thì sau này em muốn giải trí, vui vẻ với đam mê của mình khi nào cũng được khi đã học xong và có công việc ổn định. 

 Một phần là em phải nghĩ cho bố mẹ, anh và tương lai của mình. Một phần em phải tự nghĩ đến sức khỏe của bản thân mình. Nếu chơi điện tử quá nhiều thì sẽ gây hại mắt, hại sức khỏe và em có thể mắc những căn bệnh nặng, khó chữa. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của em và chính gia đình của mình. Anh cũng thấy nhiều lần em thức trưa, thức đêm không ngủ để cày game. Bây giờ có thể em chưa thấy tác hại của nó, nhưng sau này, khi đã lớn em sẽ biết thế nào là tác hại nặng nề của trò chơi điện tử. Nếu chơi một vài lúc, có thời gian để giải trí thì được, nhưng em không làm vậy mà chơi mọi lúc, bỏ bê cả việc học hành để chơi điện tử. 

 Em hãy nghĩ đi ! Nghĩ cho gia đình, cho chính bản thân và tương lai của em ! Anh mong, em sẽ bỏ chơi điện tử trong thời gian sớm nhất. Quyền quyết định là của em ! 

                                                                                                              Anh trai của em 

                                                                                                                     .............

26 tháng 9 2021

Hay quá chị owii, k bt bao h e ms ct đc như này:((

14 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

  Hà Nội, ngày 20 tháng  9 năm 2020

Bạn yêu quý!

 Đã bao lâu rồi cậu với tớ không viết thư cho nhau nhỉ?  Hôm nay tớ viết bức thư này với một lí do mà chị đã muốn nói từ rất lâu rồi. Đó là tớ muốn khuyên cậu học hành chăm chỉ hơn. 

   Từ khi lên cấp 2, lượng kiến thức của cậu phải học là gấp đôi, rât lớn so với khi cậu còn học Tiểu học nên đối với tớ chuyện cậu cảm thấy áp lực, vất vả với môi trường học mới này là điều đương nhiên. Nhưng cũng không phải vì thế mà cậu cho phép bản thân mình lười được. Cậu cần biết phải biết cố gắng, dù cho không phải giỏi nhất nhưng tớ cũng sẽ mừng vì sự nỗ lực của cậu. Tuy nhiên, cậu đã không biết nhắc nhở bản thân cố gắng, biết vươn lên. Nghĩ về cậu mà đối lúc tớ không khỏi có chút thất vọng. Tớ biết cậu là một đưa trẻ ngoan, hồi còn cấp 1 luôn đứng đầu đạt nhiều danh hiệu tốt.  Nên cậu à, đừng ham chơi nữa! Cậu có biết những người ăn xin vì sao phải ăn xin cả đời, những người phải dành cả cuộc đời sau song sắt là vì sao không? Đó là vì khi họ còn trẻ, họ đã không học hành, cũng bởi thế mà kiến thức lẫn nhân cách của họ không bao giờ đủ, không được hoàn thiện nhất. Vì thế, nếu cậu không học hành cuộc đời cậu sẽ có thể giống vậy.  Cậu mong ước có một cuộc sống yên bình, có một cuộc sống hạnh phúc thi cậu phải học khi còn trẻ. Bởi lúc  còn trẻ, cậu sẽ còn sức mà để học, rồi khi lớn cậu chỉ việc đi xin việc, áp dụng những kiến thức mình học được vào công việc. Và lúc cậu già, cậu sẽ có một cuộc sống đầy đủ, không phải lo nghĩ. 

 Quý mến cậu nên tớ đã viết bức thư này. Tớ mong cậu không bỏ bê việc học để mà chơi game nữa.Cậu hãy gắng học, gia đình sẽ luôn ủng hộ cậu.

Vậy nhé cậu! Thư đã dài. Tớ xin dừng bút. Mong cậu khi đọc được sẽ suy nghĩ lại.

                                                                       Bạn của cậu

....

tham khảo:

Gửi em của anh!

Anh biết em đang chơi điện tử bỏ quên việc học hành, nhưng em có biết nếu ko học thì em sẽ không có tương lai còn chưa kể nhỡ đâu em sẽ dẫn đến những việc như nghiện ngập!

7 tháng 10 2021

hơi ngắn , thư nên dài hơn

21 tháng 10 2021

chỉ có 1 câu: MÀY BỎ GAME ĐI KHÔNG TAO MÉC MÁ

=))) đùa thui

21 tháng 10 2021
27 tháng 3 2022

Tham khảo:

Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.

Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch. Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.

Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt, thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.

27 tháng 3 2022

refer

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.


 
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

7 tháng 9 2019

I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

  • Phổ biến
  • Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

  • Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ
  • Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém
  • Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

  • Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,…
  • Tốn tiền, thời gian,…
  • Học hành dễ sa sút
  • Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

  • Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này
  • Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…


III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.

7 tháng 9 2019

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn

BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.

Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.

Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.

Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.

Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.

Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.