hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu , trình bày theo lối diễn dịch phân tích thái độ của bé thu đối với cha từ khi gặp mặt đến khi nó bò sang bà ngoại . trong đoạn văn có sử dụng câu ghép dùng cặp quan hệ từ vì .. nện, có câu hỏi tu từ .
<3
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
*Về nội dung: phân tích sự phát triển thái độ của bé Thu từ khi gặp cha đến khi bỏ sang bà ngoại. Vì không nhận ra ông Sáu là cha nên bé Thu đã đối xử với ông như với người xa lạ:
- Khi gặp: nó sợ hãi bỏ chạy.
- Những ngày ông Sáu ở nhà: nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là cha.
- Đặc biệt, trong bữa ăn, nó khước từ sự chăm sóc của ông và bỏ sang nhà ngoại.
Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm hay và nhiều xúc cảm về tình cha con trong thời chiến. Câu chuyện cha con của bé Thu và ông Sáu thực chất không hề lạ lẫm nhưng lại có màu sắc rất riêng. Nguyễn Quang Sáng đã có nhiều dụng công để phân tích nhân vật Thu, điển hình của những cô bé nhỏ nhắn nhưng có sức mạnh phi thường, tuy có chút ngang ngạnh nhưng lại nhiều chiều sâu cảm xúc, sâu sắc vô cùng.
Bé Thu là một nhân vật của văn chương nhưng bé Thu được miêu tả và hiện hữu một cách rất chân thực trong đời sống của Việt Nam ta trong những năm tháng ròng rã của chiến tranh khi đó. Thời kì đó, những em bé có hoàn cảnh như Thu là nhiều vô kể, tất cả đều do chiến tranh, khói lửa bom đạn mà ra. Chiếc lược ngà được kể lại qua sự chứng kiến của anh Ba, người đồng đội của ông Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động về tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của anh Ba, người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn tình cảm cha con thiêng liêng, bất tử của hai cha con ông Sáu.
Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do chiến tranh gian khổ và kéo dài. Khi ông Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ròng rã tám năm mới về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha không giống trong bức ảnh chụp chung với má. Tám năm đã là cả quãng đời của một đứa trẻ như Thu, tám năm trong đời không biết mặt cha, không rõ nổi hình dung, bởi vậy, việc nhận cha một cách đột ngột với Thu quá bất ngờ, không dễ dàng gì để chấp nhận. Em đối xử với ba như người xa lạ. Thu không chịu nhận ông Sáu là ba.
Bé Thu còn rất nhỏ tuổi nhưng rất có cá tính. Một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba.
Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột của ông Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiếu thốn trong tám năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần.
Thu vẫn cố chấp với suy nghĩ riêng của bản thân. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm ông Sáu đau đớn tột cùng. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi ông Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.
Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó”. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé tám tuổi mong chờ giây phút gặp ba không kém gì so với nỗi lòng của ông Sáu. Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”. Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra, trong hoàn cảnh này là có chút đau đớn vì sắp phải xa ba.
Bé Thu là một cô bé rất đặc biệt, sự thể hiện tình cảm ra bên ngoài cũng rất đặc biệt, mới có 8,9 tuổi nhưng lại có chính kiến rất rõ ràng, rất chín chắn và chững chạc so với lứa tuổi. Tình cảm cha con của ông Sáu được bùng nổ mạnh mẽ từ những cảm xúc của Thu. Tình cha con cao đẹp, thiêng liêng và bất diệt
Đoạn 1
"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?Đoạn 2
Bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi, nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu, cậu phải sống với bà cô cay nhiệt, luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình, cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết, cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,.... như bao đứa trẻ khác. Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi, vào hôm giỗ đầu thầy cậu, mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc.
Đoạn 3
Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé hồng. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt. Mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và hồng cậu không mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. Và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. Và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào một buổi chiều tan học. Bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình. Cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. Trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.
Đoạn 4
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
Đoạn 5
Văn bản Trong lòng mẹ, tác giả khắc họa thành công nhân vật chú bé Hồng. Bé Hồng để lại cho bao người đọc niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực, tuổi thơ cay đắng, gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi tình yêu thương vô bờ bến mà cậu bé dành cho mẹ. Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ: bố mất trong vòng nghiện ngập,mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Cậu phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh. Bà ta luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu mình những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình. Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn, tủi cực của bé Hồng không thể nào kể xiết. Lúc thì lòng "thắt lại", khóe mắt "cay cay", lúc thì hai hàng lệ cứ "ròng ròng" rớt xuống hai bên má rồi "chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ". Những hình ảnh đó thể hiện sự đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận của em. Là một cậu bé thông minh,Hồng sớm nhận ra ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô. Mặc dù rất nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối. Hồng cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng. Cậu căm tức những thành kiến:"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho đến khi nào kì nát vụn mới thôi". Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của cậu bé Hồng. Hình ảnh so sánh cảm giác bé Hồng nếu không được gặp mẹ giống như người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc nhìn thấy dòng nước mát nhưng đó chỉ là ảo giác, nhấn mạnh cảm giác khi tuyệt vọng khi không được gặp mẹ, tình yêu mẹ cháy bỏng của chú bé Hồng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phú trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.
*Về nội dung: phân tích sự phát triển thái độ của bé Thu từ khi gặp cha đến khi bỏ sang bà ngoại. Vì không nhận ra ông Sáu là cha nên bé Thu đã đối xử với ông như với người xa lạ:
- Khi gặp: nó sợ hãi bỏ chạy.
- Những ngày ông Sáu ở nhà: nó tìm mọi cách để không phải gọi ông Sáu là cha.
- Đặc biệt, trong bữa ăn, nó khước từ sự chăm sóc của ông và bỏ sang nhà ngoại.