Viết 2 câu chuyện dân gian về NInh Bình
Các bn ơi,mik đang cần gấp
Giúp mình nha!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết thơ phải không bn ?
Tham khảo :
Gạo thơm,đỗ cuộn lá dong xanh
Với hạt tiêu thơm ướp thịt,hành
Hương vị đất trời khuôn chắt đọng
Bếp hồng lũ trẻ thức ngồi canh
Thái bình muôn thủa đất Văn Lang
Bờ cõi dẹp yên giặc đã hàng
Câu chuyện vua Hùng đời thứ sáu
Chọn quan lang nối dõi ngai vàng
Ai nhớ Lang Liêu phận nổi trôi
Mẫu thân đoản mệnh sớm qua đời
Của ngon vật lạ tìm đâu thấy
Hạt gạo thiêng nguồn cội đất trời
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
Tham khảo:
Đọc bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em rất ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. Ở đó, tác giả vẽ nên một khung cảnh, khi mà cả trái đất chỉ mới có trẻ con mà thôi. Trẻ con chính là sinh vật đầu tiên xuất hiện, như một ngôi sao sáng, như một đốm lửa màu nhiệm. Thế giới xung quanh lúc này xám xịt và lạnh lẽo, trụi trần, chẳng có gì cả. Tác giả đã khắc họa trái đất lúc ấy không cây cỏ, không muông thú, chim chóc, không có màu sắc, không có ánh sáng. Và trẻ con chính là nét bút tươi mới đầu tiên của nơi đây, là mầm non, là hi vọng về một tương lai khác của trái đất. Những hình ảnh thơ ấy, đã gợi lên sự tò mò về những điều mới lạ trên trái đất từ khi có trẻ con. Đó là cách mở đầu hay, thú vị và hấp dẫn.
Tham khảo:
In a spell of dry weather, when the Birds could find very little to drink, a thirsty Crow found a pitcher with a little water in it.
But the pitcher was high and had a narrow neck, and no matter how he tried, the Crow could not reach the water. The poor thing felt as if he must die of thirst.
Then an idea came to him. Picking up some small pebbles, he dropped them into the pitcher one by one. With each pebble the water rose a little higher until at last it was near enough so he could drink.
“In a pinch a good use of our wits may help us out.”
MK CHỈ CÓ TÍNH CHẤT NGHIỆP DƯ NẾU K THÍCH ĐỪNG CƯỜI NHA có 2đứa bé là bn thân của nhau.trong hai đứa đó thì có một đứa chăm học còn đứa kia thì ngược lại. sắp đến tiết kiểm tra, bn chăm học khuyên bn lười đi ôn bài nhưng bn kia k chịu mà ham chơi. tói tiết kiểm tra, bn kia k làm đc bài liền cầu cứu bạn mình nhưng bị bạn lơ đi. sau đó bn kia giân. bn chăm học cũng tỏ ra k quan tâm.về nhà bn lười học nói với mẹ chuyện này.mẹ bn đó liền trách nhẹ bn kia và giảng cho bn kia hiểu chuyện . bn kia hiểu ra và quyết tâm sáng mai xin lỗi bạn và hứa chăm chỉ
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác
Chuyện đã hơn 1.000 năm, nhưng người dân làng Gia Thủy không ai không nhớ đến cô gái xinh đẹp Dương Vân Nga, người quê mình. Nàng là con gái của ông Dương Thế Hiển, một người được coi là gia thần của vua Ngô Quyền một thời gắn bó. Mười sáu tuổi nàng đã nổi tiếng cả một vùng quê quanh con sông Bôi với cặp mắt phượng mày ngài, long lanh và luôn đắm đuối sắc tình.
Dường như con nước sông Bôi đã làm nên nước da trắng hồng của nàng rực rỡ tràn đầy sức sống. Khuôn mặt thanh tú của nàng có sức thu hút kỳ lạ. Những thanh niên trai tráng trong làng luôn nhìn nàng từ xa mà trầm trồ mơ mộng. Họ luôn luôn ước vọng được nàng trò chuyện một lần nhưng đâu có dễ, bởi không những nàng là con gái của một nhà gia thế, đồng thời lại có một sức mạnh huyền bí nào đó tỏa ra từ đôi mắt ấy, một đôi mắt luôn làm xiêu đổ lòng người, có sức mạnh của thần linh.
Người trong làng cho đến nay vẫn còn nhớ đến truyền thuyết, khi Dương Vân Nga mới sinh thường hay khóc “dạ đề”, liên tục ba tháng trời. Có một đạo sĩ tình cờ đi qua nghe tiếng khóc mà giật mình. Ông dừng chân, nhắm mắt chắp tay, rồi bất ngờ ngâm một lời ru vang lên tự trong lòng mình rằng: “Nín đi thôi, nín đi thôi. Một mai gánh vác cả đôi sơn hà”.
Càng lớn lên, Dương Vân Nga càng nức tiếng xinh đẹp thông minh. Nhan sắc của Dương Vân Nga còn được mô tả lại với sự ngưỡng mộ của người đời, với nét đẹp tràn đầy sinh lực: “Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn. Mắt kia sao mọc cờn cờn. Cổ kia trắng lại tròn hân hân” (Hoàn vương tích ca). Kèm theo vẻ đẹp sắc nước hương trời của nàng làm đảo lộn thế gian: “Đồi Đông điểm ngọc, đồi Tây mây vàng. Suối trong tựa ánh nguyệt trần. Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây. Chim kề mỏ, bướm xô mày. Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm”.
Chính sắc đẹp kỳ lạ ấy đã làm Đinh Tiên Hoàng đế sửng sốt mê muội, trong lần ông về quê ngoại gặp ông Dương Thế Hiển để hỏi về công việc triều chính khi mới lên ngôi. Khi người đẹp Dương Vân Nga bước ra tiếp nước cùng bố, Đinh Tiên Hoàng lập tức thấy trái tim mình rộn ràng và cảm ơn trời đất đã trao cho mình một vương phi sắc nước hương trời là đây. Đinh Tiên Hoàng xin cưới về làm Hoàng hậu trong triều. Từ đó người đẹp Dương Vân Nga, con gái của làng Gia Thủy trở thành vị vương phi quyền quý của triều đại Hoàng đế đầu tiên ở nước ta.
Cuộc tình duyên giữa Đinh Tiên Hoàng đế với Dương Vân Nga như một định mệnh do trời sắp đặt vậy. Bởi chính Gia Thủy cũng là quê ngoại của Đinh Bộ Lĩnh. Những câu chuyện tập trận với trẻ chăn trâu trong làng của ông cũng diễn ra trên những cánh đồng cỏ bên sông Bôi. Hiện nhiều người già vẫn kể lại, khi còn nhỏ vì sớm mất cha, nên Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về Gia Thủy sống. Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu cho người bà con trong họ kiếm ăn.
Ngôi nhà mẹ con Đinh Bộ Lĩnh ở bên cạnh đền Sơn Thần trong làng vẫn còn di tích để lại. Nền nhà cũ được gọi tên là Long Viên, nơi nhìn ra sông Bôi, có những con cầu Ngư và cầu Phanh. Ngay bên cạnh đó là vườn cỏ mà Đinh Bộ Lĩnh thường bày trận cờ cỏ lau cùng với bạn bè. Người ta vẫn nhớ, Đinh Bộ Lĩnh còn tổ chức trận đánh ở cả trên đồng Rộc Xéo. Sau này người làng thường đặt tên cho những địa chỉ ở những nơi mà Đinh Bộ Lĩnh cùng bạn tổ chức đánh trận, như đồng Trống, đồng Quân, cầu Mổ, hay bến Vội...
Tất cả những nơi đó gắn kết như một câu chuyện thời niên thiếu Đinh Bộ Lĩnh được con sông Bôi nuôi dưỡng tinh thần quật khởi, với khát vọng lớn của dân tộc, thống nhất non sông về một mối. Sau này khi sự nghiệp dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất đất nước thành công, một số bạn bè thời niên thiếu cùng làng Gia Thủy với Đinh Bộ Lĩnh cũng là những người kề vai sát cánh với Đinh Bộ Lĩnh trị vì đất nước khi ông lên ngôi Hoàng đế (968-980). Quốc hiệu được Đinh Tiên Hoàng Đế đặt tên là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (thuộc huyện Gia Viễn), phía bên kia sông Bôi.
Số phận của người đẹp Dương Vân Nga nghiệm đúng lời tiên tri của vị đạo sĩ nọ. Sau 12 năm khi Đinh Tiên Hoàng Đế mất, con trai là Đinh Toàn nối ngôi mới 6 tuổi, bà là người quyết định vận mệnh đất nước trước họa xâm lăng của giặc Tống, khi trao vương quyền cho tướng quân Lê Hoàn, một danh tướng tài ba của Đinh Tiên Hoàng Đế. Việc thay đổi một triều đình từ họ Đinh sang họ Lê của hoàng hậu Dương Vân Nga làm chấn động non sông.
Danh tướng Lê Hoàn xưng vương Lê Đại Hành, dựng nghiệp triều Tiền Lê (980-1009), vẫn đóng đô ở Hoa Lư. Phải nói khi đó là thời khắc lâm nguy của đất nước, Hoàng hậu Dương Vân Nga đã táo bạo dẫn tới một quyết định mang tính sống còn, tuy không ít sự dèm pha đố kỵ. Nhưng khi vua Lê Hoàn cầm quân đánh thắng giặc Tống trở về, đất nước bình yên làm nức lòng người, mới thấy sự chuyển đổi vương triều của Dương Vân Nga là hợp lẽ. Sau đó duyên phận nảy sinh, Dương Vân Nga kết hôn với vua Lê Đại Hành, trở thành Hoàng hậu nhà Lê.
Có thể nói người đẹp làm hoàng hậu, hai vương triều (Đinh-Lê), như Dương Vân Nga là một hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử các thời đại phong kiến nước ta. Hai mươi năm chung sống với vua Lê Đại Hành (980-1.005), sau khi gả con gái công chúa Lê Thị Phất Ngân cho Lý Công Uẩn (năm 999), năm sau bà qua đời tại một am chùa phía Đông kinh thành Hoa Lư (942-1.000). Hiện tên hai người, Lê Đại Hành và Dương Vân Nga được đặt cho hai con đường song hành bên bờ sông Vân ngay giữa lòng thành phố Ninh Bình.
Khi gặp được nghệ nhân Đinh Quang Hà tại Gia Thủy, người đã bốn mươi năm làm gốm. Những vò rượu, dạng bình hay chum của ông đều có những điểm xuyết hình họa hay tượng đắp nổi tạo nên sắc thái mỹ cảm đặc biệt. Theo nghệ nhân, kho đất vàng của Gia Thủy tựa như mỏ quý của làng Gia Thủy. Nước sông Bôi đã nuôi dưỡng đất, hòa trộn với phù sa của những con sông của xứ sở Hoa Lư mà hình thành. Nó dồn tụ trên cánh đồng làng. Cách đây 60 năm những người thợ gốm từ Thanh Hóa dịch chuyển trong công cuộc đi tìm đất làm những bình rượu bằng sành.
Danh tướng Lê Hoàn xưng vương Lê Đại Hành, dựng nghiệp triều Tiền Lê (980-1009), vẫn đóng đô ở Hoa Lư. Phải nói khi đó là thời khắc lâm nguy của đất nước, Hoàng hậu Dương Vân Nga đã táo bạo dẫn tới một quyết định mang tính sống còn, tuy không ít sự dèm pha đố kỵ. Nhưng khi vua Lê Hoàn cầm quân đánh thắng giặc Tống trở về, đất nước bình yên làm nức lòng người, mới thấy sự chuyển đổi vương triều của Dương Vân Nga là hợp lẽ. Sau đó duyên phận nảy sinh, Dương Vân Nga kết hôn với vua Lê Đại Hành, trở thành Hoàng hậu nhà Lê.
Có thể nói người đẹp làm hoàng hậu, hai vương triều (Đinh-Lê), như Dương Vân Nga là một hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử các thời đại phong kiến nước ta. Hai mươi năm chung sống với vua Lê Đại Hành (980-1.005), sau khi gả con gái công chúa Lê Thị Phất Ngân cho Lý Công Uẩn (năm 999), năm sau bà qua đời tại một am chùa phía Đông kinh thành Hoa Lư (942-1.000). Hiện tên hai người, Lê Đại Hành và Dương Vân Nga được đặt cho hai con đường song hành bên bờ sông Vân ngay giữa lòng thành phố Ninh Bình.
Khi gặp được nghệ nhân Đinh Quang Hà tại Gia Thủy, người đã bốn mươi năm làm gốm. Những vò rượu, dạng bình hay chum của ông đều có những điểm xuyết hình họa hay tượng đắp nổi tạo nên sắc thái mỹ cảm đặc biệt. Theo nghệ nhân, kho đất vàng của Gia Thủy tựa như mỏ quý của làng Gia Thủy. Nước sông Bôi đã nuôi dưỡng đất, hòa trộn với phù sa của những con sông của xứ sở Hoa Lư mà hình thành. Nó dồn tụ trên cánh đồng làng. Cách đây 60 năm những người thợ gốm từ Thanh Hóa dịch chuyển trong công cuộc đi tìm đất làm những bình rượu bằng sành.