Cho mình biết cách sử dụng của xe đạp nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đạp xe lên theo đường thẳng là dễ hơn, vì đạp lên đường thẳng đó chính là mặt phẳng nghiêng trong vật lý lớp 6.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
01. Xe đạp đua
Tên tiếng anh: Road bike
Tên gọi khác: Xe đạp cuộc, xe đạp bánh nhỏ
Vi vu trên con đường bằng phẳng thì xe đạp nào cũng có thể làm được, nhưng Road bike là lựa chọn số 1 về tốc độ. Loại xe đạp cuộc này có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng. Ghi đông thường uốn cong thành 2 bậc. Phuộc trước bằng carbon tổng hợp, không có giảm sóc trước hoặc sau. Có lốp và vỏ mỏng, ít gai so với các dòng xe khác để giảm trọng lượng tới mức tối thiểu và giảm tiếp xúc với mặt đường, khung xe được thiết kế tạo tư thế khí động học khi ngồi để giảm ma sát, đạt tốc độ cao.
Hình ảnh của xe đạp đua Road bike thường gắn liền với các giải đua xe đạp trong và ngoài nước như Cúp truyền hình hay giải đua xe đạp nổi tiếng thế giới Tour de France.
Ưu điểm của xe đạp đua: Lợi thế duy nhất của xe đạp đua là tốc độ khi di chuyển trên con đường bằng phẳng.
Nhược điểm của xe đạp đua: Xe đạp đua lại không có bộ phận chắn bùn. Lốp và vỏ xe khá mỏng nên dễ bị rách hoặc xì khi gặp chướng ngại vật. Bộ khung của Road bike được thiết kế thanh mảnh nên kém hiệu quả đi trên những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Ngoài ra, giá dòng này cũng khá đắt.
Giá bán xe đạp đua phụ thuộc nhiều vào trọng lượng của xe, trọng lượng càng nhẹ thì giá tiền càng đắt.
Xe đạp đua Road bike
02. Xe đạp địa hình
Tên tiếng anh: Mountain Bike
Tên gọi khác: Xe đạp leo núi, xe đạp MTB
Xe đạp leo núi đề cập tới việc đi xe đạp trên các địa hình khó khăn, có vật cản như đường đèo, dốc, đường rừng… Môn thể thao này đòi hỏi sức mạnh, khả năng xử lý nhanh, linh hoạt, là môn thể thao dành cho những người ưa mạo hiểm.
Các dòng xe đạp địa hình này có trọng lượng nặng, bánh xe to, nhiều gai, Khung to, có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm sóc ở phần giữa xe, ghi đông thiết kế thẳng. Dù tốc độ và sự linh hoạt trên phố không bằng Road bike nhưng dòng xe đạp địa hình này chạy được trên mọi địa hình và giá cả cũng mềm hơn, thiết kế lại khỏe khoắn, mạnh mẽ nên được sử dụng khá phổ biến.
Ưu điểm của xe đạp địa hình: độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc. Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường. Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc xe đạp cuộc Road Bike.
Nhược điểm của xe đạp địa hình: do trọng lượng dòng xe đạp leo núi này tương đối nặng, bánh to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng. Người dùng thường phải lắp thêm viền chắn bùn (mud fenders) cho bánh trước và sau.
Phân loại xe đạp địa hình: Dòng xe đạp thể thao MTB lại được chia làm nhiều loại nhỏ hơn, thích hợp với từng đối tượng cũng như loại địa hình chuyên biệt, về cấu tạo có hai loại chính:
Full-suspension: Có đầy đủ giảm xóc trước và sau, di chuyển mượt mà nhưng khá nặng
Hard-tail: Chỉ trang bị duy nhất một giảm sóc ở phần đầu của xe, không phù hợp vượt qua địa hình có độ gồ ghề cao.
Các kiểu MTB thường thấy:
Cross-Country bike hay XC bike (còn gọi là băng đồng),
Trail, All-Mountain – Enduro bike, Free-ride bike, Downhill bike (đổ đèo).
Xe đạp leo núi MTB
03. Xe đạp thành phố
Tên tiếng anh: Hybrid Bike
Tên gọi khác: Xe đạp đường phố
Là sự kết hợp giữa Road và MTB, xe đạp thành phố (Hybrid bike) có thiết kế đa năng nên sử dụng được ở cả nội và ngoại thành. Với khung thanh mảnh, lốp êm, được trang bị giảm xóc trước, Hybrid bike là lựa chọn tốt để đi trong thành phố với tốc độ cao và thoải mái. Do sở hữu ưu điểm của cả hai loại xe trên nên chiếc Hybrid sẽ đi nhanh hơn MTB trên những cung đường ngắn và bằng phẳng, lại có thể dễ dàng vượt qua những đoạn đường xấu.
Ưu điểm: nhẹ, dễ dàng xử lý, có thể vượt qua các chặng đường gồ ghề song vẫn đạt được tốc độ cần thiết. Góc cổ hẹp, tuy tăng tốc kém hơn Road Bike nhưng lại dễ điều khiển và rẽ ngoặt. Tay lái thẳng giúp tạo thế ngồi thẳng hơn và có viền chắn bùn.
Khuyết điểm: mặc dù có thiết kế tương đối tối ưu, song xe đạp thành phố (Hybrid bike) không phải là lựa chọn thích hợp để leo núi hoặc chinh phục các địa hình khó khăn.
Xe đạp thành phố (Hybrid Bike)
04. Xe đạp biểu diễn
Tên tiếng anh: BMX bike
Tên gọi khác: không có
Được phát triển để thu hẹp khoảng cách giữa Motocross và xe đạp. BMX là loại xe đạp có rất nhiều lợi thế, nó được dùng để biểu diễn cả ở trong nhà và ngoài trời. Đây là loại xe đạp đơn giản vì nó không yêu cầu nhiều líp và đĩa.
Xe đạp biểu diễn cũng có các bộ phận giống xe đạp thông thường nhưng kích thước khá nhỏ gọn. Đầu xe và phanh được thiết kế đặc biệt cho các màn nhào lộn, thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm. Loại xe này thường dành cho các bạn trẻ ưa thể thao cảm giác mạnh.
Xe đạp biểu diễn BMX
05. Xe đạp gấp
Tên tiếng anh: Folding bike
Tên gọi khác: Xe đạp gấp gọn
Được thiết kế theo cơ chế thông minh và đơn giản, xe đạp gấp có tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể xếp lại để tiết kiệm không gian.
Các thương hiệu xe đạp gấp phổ biến như HACHICO, Audi, TrinX, Giant…
Xe đạp gấp ( Folding bike)
06. Xe đạp không thắng
Tên tiếng anh: Fixed gear bike
Tên gọi khác: Xe đạp không phanh
Fixed gear là loại xe đạp có cấu tạo tối giản các chi tiết, hoàn toàn không có phanh, đề, chắn bùn, gabaga hay chân chống. Điểm độc đáo của Fixed Gear là có thể sử dụng các loại ghi đông khác nhau tuỳ theo đặc điểm hay phong cách lái. Xe chuyển động nhờ dây xích nối giữa líp và đùi đĩa.
Do đặc trưng của líp là bánh răng chết nên người chơi có thể phanh xe dựa trên nguyên tắc đạp ngược xe để đi lùi hoặc không đạp để xe dừng lại mà không chạy tiếp theo quán tính như xe thường. Vì thế Fixed gear còn được gọi là xe đạp không phanh. Là một chiếc xe cá tính, màu sắc bắt mắt và thời trang, Fixed gear hiện đang trở thành trào lưu của những bạn trẻ thích khám phá.
Xe đạp không thắng (Fixed gear bike)
Xe đạp thể thao hiện nay không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ để rèn luyện sức khỏe, ngoài ra nó còn góp phần bảo vệ môi trường. Đâu đó trên đường ta có thể gặp các tốp đạp xe road bike thể dục buổi sáng, hoặc các bạn trẻ du ngoài trên đường với những chiếc xe đạp touring. Qua bài viết này chắc bạn đã hiểu được cơ bản về các loại xe đạp thể thao và có thể chọn được một chiếc phù hợp với mình rồi nhỉ.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Đoàn tàu hỏa dài 200 m lướt qua người đi xe đạp hết 12 giây,
có nghĩa là sau 12 giây tổng quãng đường tàu hỏa và xe đạp đi là 200 m.
Như vậy tổng vận tốc của tàu hỏa và xe đạp là : 200 : 12 = 50/3﴾m/giây﴿,
50/3 m/giây = 60 km/giờ.
Vận tốc của xe đạp là 18 km/giờ, thì vận tốc của tàu hỏa là : 60 ‐ 18 = 42 ﴾km/giờ﴿.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Chu vi của bánh xe là:
70 x 3,14 = 219,8 (cm)
Khoảng cách từ nhà AN đến trường là:
984 x 219,8 = 216283,2 cm
Đáp số:...
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
bộ phận của xe đạp là bánh xe được làm từ cao su; khung xe được làm từ sắt hoặc thép; yên xe được làm từ da; rổ xe có thể được làm từ nhựa, sắt; pedan của xe thì được làm từ nhựa.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
-Chị Hoa không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe.
-Như vậy, trong thời gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe.
-Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự, chị Hoa có quyền đòi bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa.
~~~~Tham khảo nha bạn, họ không chú thích nhưng mình đã đánh dấu từng phần ra rồi nhé!~~~~
Hướng dẫn sử dụng xe đạp thể thao
Để phát huy tối đa được tác dụng của bộ truyền động có cơ cấu số trên các dòng xe đạp thể thao. Điều chỉnh bộ số cho phù hợp với lực đạp, tốc độ, độ dốc cung đường…đặc biệt đảm bảo hoạt động đúng cách để tăng tuổi thọ và hoạt động trơn chu nhất của xe.
Hiện nay một số người tiêu dùng vẫn còn mơ hồ về cách sử dụng dẫn đến bộ truyền động hoạt động không đúng, các chi tiết nhanh bị mài mòn và hỏng toàn bộ
a.Sử dụng tay đề số bên tay trái điều khiển thay đổi đĩa đạp.
nằm trong tầm kiểm soát của các ngón tay, việc chuyển số sẽ được thao tác dễ dàng khi cần thiết.
đẩy cần gạt chính (lớn) về phía trước để xích di chuyển lên đĩa lớn hơn
(nhỏ) về phía mình để xích di chuyển về đĩa nhỏ
b.Sử dụng tay đề số bên tay phải điều khiển thay đổi líp đạp.
kiểm soát của các ngón tay, việc chuyển số sẽ được thao tác dễ dàng khi cần thiết.
lớn) về phía mình để xích di chuyển lên líp lớn hơn
kéo cần gạt phụ (nhỏ) về phía mình để xích di chuyển về líp nhỏ
a. Sử dụng tay đề số bên tay trái điều khiển thay đổi đĩa đạp.
nằm trong tầm kiểm soát của các ngón tay, việc chuyển số sẽ được thao tác dễ dàng khi cần thiết.
đẩy cần gạt lớn vào trong (sang bên phải) để xích di chuyển lên đĩa lớn hơn
vào phía trong để xích di chuyển về đĩa nhỏ
b. Sử dụng tay đề số bên tay phải điều khiển thay đổi đĩa đạp.
nằm trong tầm kiểm soát của các ngón tay, việc chuyển số sẽ được thao tác dễ dàng khi cần thiết.
lớn vào trong (phía bên trái) để xích di chuyển lên líp lớn hơn
đẩy cần gạt phụ (nhỏ) vào trong (sang bên phải) để xích di chuyển về líp nhỏ
Đảm bảo xích đồng trục với chiều lực đạp để xe vận hành trơn chu tránh hiện tượng va đập hao mòn các chi tiết trên bộ truyền động
a. Chuyển số đúng: Giúp xe hoạt động trơn chu, ổn định và tăng tuổi thọ của xe
Chuyển số đúng giúp tăng tuổi thọ của bộ truyền động
b. Chuyển số sai: Khi chuyển số sai dẫn đến sự không ăn khớp giữa Xích và Đĩa – Líp. Làm cho Xích bị chéo lên lực truyền không đồng trục do đó bộ truyền động nhanh chóng bị phá hỏng.
Chuyển số sai, xích bị chéo dẫn đến bị vặn vỏ đỗ, đĩa-líp nhanh bị mài mòn.