Em hãy làm 1 tiểu phẩm của Tấm Cám
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chương trình “Táo quân”
Táo Quân tập trung vào phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm diễn ra thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội một cách hài hước, được thể hiện trong buổi chầu cuối năm, khi các Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã làm suốt một năm qua. Táo Quân cũng là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật như tấu nói, hài kịch, dân ca cải lương, chèo, ca trù và nhạc chế.
Bài 1: Số HS nữ là: (214 - 18) : 2 = 98
Số HS nam là: 214 - 98 = 116
Bài 2 : Tổng chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật là: 310 : 2 = 155
Chiều rộng là: (155 - 35) : 2 = 60
Chiều dài là: 155 - 60 = 95
- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.
- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.
- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.
- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc
- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ
- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.
- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.
- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.
- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.
- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”
- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.
- Đoạn văn diễn dịch: (3) – (1) – (2) – (4)
- Đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3)
- Cơ sở để sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy.
Thứ nhất, làm mất vẻ đẹp của Tấm vì từ đầu đến cuối truyện, tác giả luôn xây dựng cho Tấm 1 hình ảnh là cô gái thùy mị, xinh đẹp, nết na, sự trả thù của Tấm như vậy thật sự làm mất đi cái vẻ đẹp đó. Thứ hai, không làm mất đi vẻ đẹp của Tấm vì Tấm chỉ dạy cho 2 con người ác độc kia rằng: gieo nhân nào thì gặt quả đó. Sự trả thù cho những gì mẹ con Cám làm như vậy là điều đương nhiên.
Bạn tham khảo nhé
Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Có hai vợ chồng sinh hai cô gái Tấm và Cám, là con sinh đôi. Tấm được bố mẹ chăm nom chiều chuộng rất mực, còn Cám thì bị đối đãi như tôi đòi. Một hôm người cha cũng giao cho mỗi con một cái giỏ, bảo đi bắt cá, ai bắt được nhiều hơn thì được gọi bằng chị. Cám được nhiều hơn, nhưng Tấm bảo đưa giỏ cho mình giữ hộ để đi hái rau thơm về kho cá. Cám trở về thì bao nhiêu cá đã bị Tấm lấy mất chỉ còn một con bống mú. Do đó Tấm được làm chị. Cũng như truyện kể ở miền Bắc, Cám được thần hiện lên bày cho cách nuôi cá bống mú, nhưng nuôi được ít lâu cá cũng bị Tấm tìm cách bắt ăn thịt. Thần hiện lên bày cách bỏ xương cá vào hũ chôn xuống đất, sau sẽ được nhiều vật quý. Một con gà cũng mách cho Cám chỗ vùi xương bống. Sau ba tháng mười ngày, Cám đào lên quả được áo quần đẹp và một đôi giày. Một hôm Cám đem giày đi ra đồng bị ướt, phải đem phơi, bỗng một con quạ cắp mất một chiếc đem bỏ vào cung vua. Hoàng tử bắt được cho rao mời đàn bà con gái mọi nơi về thử, ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Tấm được bố mẹ cho ăn mặc đẹp trẩy kinh, còn Cám thì phải ngồi nhặt một mớ đậu và vừng trộn lẫn. Thần cho bồ câu đến giúp (có người kể con quạ lần trước tha giày đến bày cho Cám cách sàng để nhặt được nhanh). Sau đó Cám đến kinh thử giày, và trở thành vợ Hoàng tử.
Một hôm, Cám nghe tin bố đau nặng bèn về thăm. Thật ra Cám bị lừa, dưới giường chỗ bố nằm có để nhiều tấm bánh đa nướng để khi trở mình nghe tiếng răng rắc. Cám tưởng bố gãy xương thương lắm, khóc rưng rức. Rồi Cám cởi áo trèo cau theo lời bố. Cây cau bị Tấm chặt gãy, Cám rơi vào hố nước sôi chết. Nhờ có mặt mũi giống Cám, Tấm mặc áo quần rồi vào cung mà không ai biết, kể cả hoàng tử, nhưng hoàng tử ngày một nguội lạnh với Tấm. Cám hóa thành chim quành quạch, và cũng như truyện kể ở miền Bắc, chim bay vào cung gặp Tấm đang giặt áo. Chim cũng nói câu: "Phơi áo chồng tao..." và sau đó cũng được hoàng tử đem về nuôi ở lồng. Tấm cũng bắt chim ăn thịt và nói rằng mình có mang thèm ăn thịt chim. Chỗ vứt lông chim mọc lên một măng tre, sau đó bị Tấm chặt làm thức ăn. Vỏ măng hóa thành một cây thị chỉ có mỗi một quả, mỗi lần hoàng tử ở nhà thì cành lá xòa xuống thấp, nhưng khi đi vắng thì cây vươn lên cao vút, vì thế Tấm muốn hái thị ăn mà không được. Sau đó thị rơi vào bị một bà lão ăn mày. Tiên nữ trong quả thị cũng nhiều lần hiện ra giúp bà lão, sau cùng bà lão cũng rình bắt được, bèn xé nát vỏ thị.
Một hôm, Cám hóa phép làm cỗ bàn rất linh đình để dọn cúng chồng bà lão, nhưng lại ép nài bà đi mời hoàng tử tới dự. Hoàng tử đòi phải có thảm trải từ cung đến nhà mới chịu đi. Quả có thảm trải thật, lại có cả miếng trầu têm rất đẹp làm hoàng tử chú ý, hỏi thì bà lão nói dối là mình têm. Hoàng tử bảo bà thử têm cho mình xem. Cám hóa làm con ruồi vẽ cho bà cách têm, nhưng khi hoàng tử đuổi ruồi thì bà lão lại không têm được, đành phải thú thật là do con gái mình têm. Nhờ đó hoàng tử gặp lại vợ cũ.
Đoạn kết, Cô Tấm hỏi Cám làm sao lại đẹp. Cám nói nhờ ngã vào hố nước sôi. Tấm nhảy vào nước sôi mà chết. Cám liền làm mắm gửi cho dì ghẻ, dì ghẻ cũng khen ngon, rồi cũng có con quạ đến mách và bị đuổi. Khi ăn gần hết, thấy đầu lâu con gái mẹ Cám lăn ra chết.
nhanh lên nhé !