K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2018

.

29 tháng 11 2018

Quan sát bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 1995 - 2014 sản lượng thủy sản, số lượng đàn bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ đều có xu hướng tăng. Cụ thể là:

  • Sản lượng thủy sản tăng nhanh từ 108,7 nghìn tấn lên 466 nghìn tấn (tăng 357,3 nghìn tấn)
  • Số lượng đàn bò tăng nhẹ từ 831,7 nghìn con lên 943 nghìn con (tăng 111,3 nghìn con)
  • Năng suất lúa tăng từ 31,4 tạ/ha lên 55,2 tạ/ha (tăng 23,8 tạ/ha)
8 tháng 1 2022

B

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1:

+ Khu vực phía Đông Nam trồng nhiều loại cây ăn quả, cây lương thực.

+ Khu vực chăn nuôi gia súc ở khu vực phía Tây, Tây Nam, Đông và Đông Nam

+ Khu vực ven biển phát triển ngành đánh bắt hải sản tại một số vùng biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: Xit-ni, Men-bơn, A-đê-lai, Brix-ben…phân bố ở khu vực ven biển.

+ Một số ngành công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: điện tử - tin học, thực phẩm, cơ khí, sản xuất ô tô, hoá dầu…

- Yêu cầu số 3:

+ Một số sân bay của Ô-xtrây-li-a là: Rum, Het-len…

+ Một số cảng biển của Ô-xtrây-li-a là: Đac-uyn, Kep Biat-tơ-ri, Can-bê-ra,…

+ Một số điểm du lịch của Ô-xtrây-li-a là: Tảng đá U-lu-ru, Hẻm núi Ca-the-rin…

Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là:A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.Câu 22: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:A. Phong Nha – Kẻ...
Đọc tiếp

Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là:

A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.

B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.

D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Câu 22: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:

A. Phong Nha – Kẻ Bàng

B. Di tích Mĩ Sơn

C. Phố cổ Hội An

D. Cố đô Huế

Câu 23: Ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây:

A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

B. Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

C. Trồng cây hàng năm, sản xuất công nghiệp.

D. Trồng rừng, canh tác nương rẫy.

Câu 24: Vùng đất cát pha duyên hải ở Bắc Trung Bộ thích hợp để trồng những loại cây nào sau đây:

A. cây lúa và hoa màu.

B. cây lạc và vừng.

C. cây cao su và cà phê.

D. cây thực phẩm và cây ăn quả.

Câu 25: Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là:

A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp cơ khí.

B. công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim.

C. công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác dầu khí.

D. công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 26: Các điểm du lịch nổi tiếng không thuộc Bắc Trung Bộ là:

A. Đồ Sơn, Cát Bà

B. Sầm Sơn, Thiên Cầm

C. Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng

D. Nhật Lệ, Lăng Cô

Câu 27: Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Trung Bộ là:

A. Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh

B. Vinh, Đồng Hới, Đông Hà

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế

D. Bỉm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới

Câu 28: Khó khăn không phải trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Đồng bằng hẹp

B. Đất đai kém màu mỡ

C. Nhiều thiên tai

D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 29: Trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước là:

A. Huế

B. Thanh Hóa

C. Vinh

D. Hà Tĩnh

Câu 30: Nghề trồng rừng ở Bắc Trung Bộ giúp vùng phát triển ngành kinh tế là:

A. Dệt may

B. Chế biến thực phẩm

C. Chế biến gỗ

D. Cơ khí

0
12 tháng 2 2017

a) Số lượng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

Biểu đồ thể hiện đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đàn trâu, bò lớn, nhất là trâu, chiếm 55,5% đàn trâu cả nước

-Tây Nguyên chiếm ưu thế về đàn bò, còn đàn trâu có số lượng ít

-So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, số lượng đàn trâu, bò của Tây Nguyên ít hơn nhiều

-Nguyên nhân

+Cả hai vùng đều có các đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

+Trung du và miền núi Bắc Bộ do sớm hình thành các nông trường, hơn nữa việc chăn nuôi trâu, bò đã mang tính truyền thống, do trâu ưa ẩm, khỏe hơn và chịu rét giỏi hơn bò nên vùng này nuôi nhiều trâu hơn

+Tây Nguyên bò nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp vơi điều kiện khi hậu khô nóng ở nơi đây. Tuy nhiên, ở Tây Nguyên cũng còn một số khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi trâu, bò như cơ sô hạ tầng, lao dộng, thị trương,...

b)Cơ cấu đàn trâu, bò

*Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

Cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta. (Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu đàn trâu, bò phân theo vùng của nước ta, năm 2011

*Nhận xét

-Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta, chiếm 55,5% cả nước. Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 16,6 lần Tây Nguyên. So với đàn bò, đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,6 lần

-Đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn gấp 1,34 lần đàn bò Tây Nguyên và chiếm 17,0% đàn bò cả nước

-Tây Nguyên chỉ chiếm 3,3% đàn trâu cả nước và 12,7% đàn bò cả nước. Đàn bò ở đây lớn gấp 7,6 lần đàn trâu

-Nguyên nhân

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò (đồng cỏ tự nhiên, nông trường chăn nuôi,...). Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, thích hợp vơi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, nên được nuôi nhiều hơn bò

+Tây Nguyên cũng có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò nhưng còn một số hạn chế (lao động, thị trường,...), vì vậy, số lượng đàn trâu, bò còn ít. Do có khí hậu nóng quanh năm nên việc chăn nuôi bò ở đây thích hợp hơn

22 tháng 10 2017

a) Tỉ trọng của đàn trâu và đàn bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

    - Áp dụng công thức: Trâu (hoặc Bò) của vùng / (tổng Trâu + Bò) x 100% = %

    - Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%

    - Hoặc %Bò của Tây Nguyên = 616,9 / (71,9 + 616,9) x 100% = 89,6%

    Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

(Đơn vị: %)

  Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Trâu 34,5 65,1 10,4
65,5 34,9 89,6

b,

    + Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.

    + Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

20 tháng 9 2017

Đáp án cần chọn là: B

Vùng có thế mạnh cả về chăn nuôi trâu bò và đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).

11 tháng 3 2022

12. C

câu 9 có đáp án ko vậy cho xin ik :))

11 tháng 3 2022

Câu 9 tui ko có đáp án nên tui mới hỏi m.n đó :((

5 tháng 2 2019

Chọn đáp án B

Dựa vào bảng số liệu, theo dõi sự thay đổi của sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng nước ta giai đoạn 2005 - 2014, từ đó tìm ra nhận xét không phù hợp với sự thay đổi của số liệu trong bảng là: đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm. Rõ ràng trong bảng số liệu, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tăng đều qua các năm:

+ Đánh bắt tăng 938 nghìn tấn.

+ Nuôi trồng tăng 1935 nghìn tấn.

8 tháng 2 2018

Chọn đáp án B

Dựa vào bảng số liệu, theo dõi sự thay đổi của sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng nước ta giai đoạn 2005 - 2014, từ đó tìm ra nhận xét không phù hợp với sự thay đổi của số liệu trong bảng là: đánh bắt tăng, nuôi trồng giảm. Rõ ràng trong bảng số liệu, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tăng đều qua các năm:

+ Đánh bắt tăng 938 nghìn tấn.

+ Nuôi trồng tăng 1935 nghìn tấn.