K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2018

An Lộc Sơn:

An Lộc Sơn, cha thuộc dân tộc Hề Túc Đặc; mẹ thuộc bộ tộc Đột Quyết. Mồ côi cha lúc nhỏ, mẹ cải giá lấy viên quan Đột Quyết An Diên Yển; bèn dùng họ An và đổi tên là Lộc Sơn. An Lộc Sơn thông hiểu 6 thứ tiếng, nên lúc khởi đầu giữ chức Hỗ thị nha lang với nhiệm vụ thông dịch trong việc buôn bán. Làm con nuôi Tiết soái Trương Thủ Khuê, được thăng chức Thiên lô Tướng quân. Đường Khai Nguyên thứ 28 [740], An Lộc Sơn giữ chức Binh mã sứ Bình Lô [Triều Dương thị, tỉnh Liêu Ninh], tính nhanh nhẹn mẫn tiệp nên được tiếng khen; y dùng lễ vật hối lộ cho các quan, đem tiếng khen đến tai vua Huyền Tông, nên được nhà vua yêu thích. Năm Thiên Bảo thứ nhất [742] Đường Huyền Tông lập Tiết độ sứ Bình Lô, giao cho An Lộc Sơn làm Tiết độ sứ. Từ đó An Lộc Sơn có dịp vào triều tấu bàn, được Đường Huyền Tông sủng ái thêm. Năm Thiên Bảo thứ 3 [744] thay Bùi Khoan giữ chức Tiết độ sứ Phạm Dương [Bắc Kinh]; vẫn kiêm nhiệm chức Thái phỏng Hà Bắc, Tiết độ sứ Bình Lô. Sau này An Lộc Sơn xin làm con nuôi Dương Quí Phi, mỗi lần đến triều kiến Đường Huyền Tông đều bái yết Dương Quí Phi trước; Huyền Tông lấy làm lạ bèn hỏi, Lộc Sơn tâu:

“Thần là người Hồ, theo tục người Hồ đặt mẹ lên trước, cha sau.”

Huyền Tông nghe rất vui, mệnh anh em nhà họ Dương kết bà con, xưng anh chị em với An Lộc Sơn. An Lộc Sơn càng cao tuổi càng mập, bụng phệ xuống gần đầu gối, nặng 330 cân [115 kg], lúc đi phải chuyển dịch bằng 2 vai mới động thân được; nhưng khi múa vũ dân tộc Hồ cho vua Huyền Tông xem thì nhanh như gió. Năm Thiên Bảo thứ 10 [751] An Lộc Sơn đến kinh sư triều kiến vua Huyền Tông, xin đảm nhiệm Tiết độ sứ Hà Đông [Sơn Tây], được chấp thuận; Lộc Sơn có 11 con: con trưởng An Khánh Tông giữ chức Thái bốc lang, em là An Khánh Tự giữ chức Hồng lô khanh; An Khánh Tông lấy con gái Hoàng thái tử.

1. Chuẩn bị nổi loạn.

An Lộc Sơn ngầm chuẩn bị làm loạn, tại phía bắc thành Phạm Dương cho xây thêm thành Hùng Vũ, ngoài mặt bảo rằng để chống giặc phương bắc, nhưng thực chất dùng để tích trữ nhiều vũ khí, lương thực, ngựa chiến 1 vạn 5 ngàn con, dê cũng có số tương đương. Một mình Lộc Sơn kiêm nhiệm Tiết độ sứ 3 trấn Bình Lô, Phạm Dương, Hà Đông; tương đương với 3 tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây ngày nay.

Tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 11 [752] An Lộc Sơn mang trên 5 vạn kỵ binh đánh Khiết Đan, quân viễn chinh tiến xa, cách thành Bình Lô hàng ngàn dặm; cuối cùng bị Khiết Đan đánh kẹp, phân tán tháo chạy trở về thành Bình Lô. Sau đó lại cố lập công, mang quân đánh các bộ tộc Hề, Khiết Đan, thu thắng lợi; Đường Huyền Tông cho y là tướng giỏi như thành luỹ vững giữ nước, nên ban lời khen “An biên trường thành”. Nhưng Thừa tướng Dương Quốc Trung nhiều lần tâu rằng An Lộc Sơn nhất định sẽ phản loạn; nên năm Thiên Bảo thứ 12 [753] Huyền Tông sai Hoạn quan Phụ Tốc Lâm đến dò xét, Viên này nhận hối lộ của An Lộc Sơn nên trở về tâu rằng An Lộc Sơn lòng trung thành sáng tỏ.

Tháng giêng năm Thiên Bảo thứ 13 [754] An Lộc Sơn đến cung Hoa Thanh yết kiến Đường Minh Hoàng, thừa dịp khóc than:

“Thần là người dân tộc Hề, không biết chữ Hán; được Hoàng thượng vượt cấp đề bạt, nên Dương Quốc Trung muốn giết.”

Đường Huyền Tông nghe vậy, lại tỏ ra tin cẩn thân thiết hơn, thăng thêm chức Tả bộc xạ. Lúc này ai mà nói An Lộc Sơn âm mưu tạo phản, Huyên Tông bèn nổi giận lôi đình, bắt trói giao cho Lộc Sơn!

1. Chuẩn bị nổi loạn.

Thời vua Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên bước sang Thiên Bảo, vận nước bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy. Do vấn đề quản chế quân tại biên thuỳ buông lỏng, cấm quân tại trung ương thì bạc nhược; khiến thực lực biên trấn mạnh hơn trung ương. An Lộc Sơn đặt mật báo tại kinh đô, nắm rõ nội tình, nên càng khinh thường triều đình. Sau khi Tể tướng Lý Lâm Phủ mất, trong triều An Lộc Sơn không còn kiêng kỵ ai nữa; lại bất hoà với tân Tể tướng Dương Quốc Trung, nên hai họ Dương, An tranh nhau đả kích, dành sủng ái từ nhà vua. Ngoài ra do bất hoà với Thái tử Lý Hanh [vua Túc Tông sau này], An Lộc Sơn cảm thấy bất an trong tương lai, thúc đẩy tham vọng sẵn trong lòng dấn thân vào cuộc nổi dậy.

Năm Thiên Bảo thứ 14 [755] Đường Huyền Tông triệu Lộc Sơn vào kinh, y cáo bệnh từ chối. Tháng 11 cùng năm, An Lộc Sơn từ Phạm Dương [Bắc Kinh] khởi binh làm phản; gian trá tuyên bố rằng phụng chiếu chỉ của Đường Huyền Tông, đánh dẹp bè đảng ngỗ nghịch Dương Quốc Trung. Lộc Sơn đốc suất kỵ binh, bộ binh 15 vạn, xuất phát lúc nửa đêm, một ngày tiến được 60 lý; dùng Cao Thượng, Nghiêm Trang làm mưu chủ; Tôn Hiếu Triết, Cao Mạo, Hà Thiên Niên làm thành viên chủ chốt. Bấy giờ trong nước bình yên đã lâu, dân chúng không quen việc chinh chiến; nghe tin An Lộc Sơn phản loạn bùng nổ, triều đình quan quân giao động sợ sệt. Những lính bảo vệ cung đình phần lớn tuyển từ con cái dân buôn tại kinh thành, không có lòng quyết chí chiến đấu; trước sau triều đình dùng những người như Cao Tiên Chi, Phong Thường Thanh làm Đại tướng lo việc chống cự.

Tháng 12 quân An Lộc Sơn vượt sông Hoàng Hà tấn công vào quận Trần Lưu [Khai Phong thị, Hà Nam];Tiết độ sứ Hà Nam tử trận, con trai lớn của An Lộc Sơn là An Khánh Tông cũng bị giết; việc này khiến Lộc Sơn tức giận bắt quân đầu hàng chia làm 2 phe chém giết lẫn nhau. Khi đến thành Trần Lưu, Thái thú Quách Nạp chống cự một lúc, rồi mở cửa thành ra hàng.

Phong Thường Thanh bố trí chặn địch tại phía đông cố đô Lạc Dương, cho đốn cây làm chướng ngại vật, nhưng không ngăn chặn được. Quân An Lộc Sơn tiến vào thành Lạc Dương, giết bọn Ngự sử Tưởng Thanh, rồi gọi Hà Nam duẫn Đạt Hề Tuần cho coi thành. Sau khi thất bại, Phong Thường Thanh mang bại binh rút về Thiểm quận [Tam Môn Hiệp thị, Hà Nam]; bấy giờ Cao Tiên Chi mang quân giữ Thiểm thành cũng sợ rút về Đồng Quan [giáp giới Hà Nam-Thiểm Tây], quan quân sợ hãi quân An Lộc Sơn truy cản, dẫm đạp vào nhau tắc nghẽn cả đường sá.

Tháng giêng năm Thiên Bảo thứ 15 [756] An Lộc Sơn xưng Đế, đặt tên nước là Yên, niên hiệu Cảnh Vũ; dùng những người như Đạt Hề Tuần giữ các chức như Thừa tướng. Tháng 5, Tiết độ sứ Nam Dương Lỗ Linh mang 10 vạn quân Kinh Châu, Tương Châu, Kiềm Trung, Kiềm Nam đánh nhau với tướng Vũ Linh Tuần thuộc phe nổi dậy tại phía bắc sông Phân Hà thuộc huyện Diệp [Hà Nam], nhưng toàn quân bị sụp đổ. Tháng 6, Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi từ Thổ Môn Lộ mang quân đánh; bại quân làm phản tại Gia Sơn thuộc quận Thường Sơn [Thạch Gia Trang, Hà Bắc] khiến cho một số châu quận tại Hà Bắc xin hàng triều đình; việc này khiến cho An Lộc Sơn lo lắng, muốn mang quân về giữ căn cứ Phạm Dương [Bắc Kinh]. Gặp lúc Ca Thư Hàn bị Đường Huyền Tông ép, mang 8 vạn kỵ binh từ Đồng Quan đến Linh Bảo [Linh Bảo thị, Hà Nam] giao chiến với phản tướng Thôi Càn Hữu, đạo quân bị đánh sụp gần toàn bộ; Ca Thư Hàn về đến Đồng Quan, bị quân lính dưới quyền bắt giao cho quân làm phản. Đồng Quan thất thủ, Đường Huyền Tông cùng cung phi, tôn thất hốt hoảng chạy loạn. Trên đường qua đất Thục, tại gò Mã Ngôi quân sĩ làm reo không chịu cất bước, kết tội Dương Quí Phi tư thông với An Lộc Sơn. Trước sự đòi hỏi của quan quân, vua đành gạt nước mắt để cho Dương Quí Phi bị xử thắt cổ; rồi theo đoàn quân đi lên ải Kiếm Các vào đất Thục. Tấn thảm kịch được Thi sĩ Bạch Cư Dị ghi lại trong thi phẩm Trường Hận Ca như sau:

…Ngư Dương bề cổ động địa lai,
Kinh phá Nghê Thường vũ y khúc.
Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh,
Thiên thặng vạn kỵ tây nam hành.
Thuý hoa giao giao hành phục chỉ,
Tây xuất đô môn bách dư lý.
Lục quân bất phát vô nại hà,
Uyển chuyển nga mi mã tiền tử.
Hoa điền uỷ địa vô nhân thâu,
Thuý kiều kim tước ngọc tạo đầu.
Quân vương yểm diện cứu bất đắc,
Hồi khan huyết lệ tương hoà lưu.
Hoàng ai tán mạn phong tiêu tác,
Vân sạn oanh vu đăng Kiếm Các….
(Tiếng trống nổi dậy tại quận Ngư Dương [Bắc Kinh] đánh dồn dập.
Phá hỏng đêm truy hoan thưởng thức vũ khúc Nghê Thường của nhà vua.
Kinh thành khói lửa dấy lên,
Đứng chí tôn và vạn quân kỵ từ Trường An di chuyển theo hướng tây nam,
Ngọn cờ Thuý hoa phất phơ, hết đi rồi lại đứng.
Ra khỏi kinh đô đến hơn 100 lý,
Lục quân [quân dưới quyền vua] không chịu đi, không biết làm sao đây!
Người đẹp mày ngài Dương Quí Phi đành phải chết trước lưng ngựa.
Lược ngọc hoa điền cùng cặp tóc kim tước của nàng rơi xuống đất, mà không ai dám nhặt.
Nhà vua đau khổ che mặt không cứu được.
Khi quay lại, thì thấy ngài nước mắt đẫm máu tuôn ra.
Bấy giờ bụi trần bay mù mịt, gió rít thê lương,
Đoàn quân theo con đường dốc quanh co lên ải Kiếm Các…)

Lúc này Thái tử Lý Hanh [Túc Tông] tập trung quân chống phản loạn tại Linh Vũ [Linh Vũ thị, Ninh Hạ]. An Lộc Sơn sai Trương Thông Nho giữ tây kinh Trường An; tháng 11 sai Ha Sử Na Thừa Khánh đánh chiếm Dĩnh Châu tại phía đông [Khai Phong thị, Hà Nam].

3. An Lộc Sơn bị con giết.

An Lộc Sơn thân thể phì mập, bị viêm da lâu năm; lúc bắt đầu làm phản thì mắt mờ, rồi trầm trọng hầu như mắt không thấy. Vào mồng một tết năm Chí Đức thứ 2 [757], An Lộc Sơn tiếp nhận triều bái của bầy tôi, vì thân thể bị đau nên nửa chừng phải bỏ dở. Do bệnh đau nên hay phiền giận; bất như ý là trách phạt nặng nề, ngay cả mưu chủ như Nghiêm Trang cũng bị đánh bằng gậy. Nghiêm Trang ôm hận, thông đồng với con Lộc Sơn là An Khánh Tự, cùng Hoạn quan Lý Trư Nhi; giết An Lộc Sơn. Chúng để cho An Khánh Tự đứng cửa ngoài, riêng Nghiêm Trang và Lý Trư Nhi mang đao vào phòng ngủ của An Lộc Sơn; Trư Nhi vung đao đâm vào bụng, Lộc Sơn mắt mù không vươn tay lấy được thanh bảo kiếm để trên đầu, chỉ kịp kêu lên:

“Tên này là giặc trong nhà ư!”

Kêu la xong rồi tắt thở. Thi hài An Lộc Sơn được bao bằng chăn lông thú, rồi đem chôn ngay dưới chân giường; mọi việc đều giấu kín. Nghiêm Trang lập tức tuyên cáo rằng An Lộc Sơn truyền ngôi cho An Khánh Tự, xưng là Thái thượng hoàng. An Khánh Tự đam mê tửu sắc, tôn xưng Nghiêm Trang bằng anh, việc bất kỳ lớn nhỏ đều xin ý kiến.

Sau này Sử Tư Minh giết An Khánh Tự, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Yên, phong thuỵ hiệu cho An Lộc Sơn là Quang Liệt Hoàng đế.

11 tháng 5 2022

TK

- Diễn biến:

Đầu năm 1771: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).
Tháng 9-1773: Chiếm được phủ thành Quy Nhơn
Giữa năm 1774: Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.
Năm 1777: Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.
Tháng 6-1786: Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Giữa năm 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.
Tháng 12-1788: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
Năm 1789: Quang Trung đại phá quân Thanh

- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Nhờ ý chí đáu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết, hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử: 

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Bảng tóm tắt nét chính về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng: kinh tế suy thoái, thuế khóa nặng nề, quan lại nhũng nhiễu nhân dân,…

- Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra.

=> Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo.

Diễn biến chính

- Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.

- Từ năm 1774 - 1786: nghĩa quân Tây Sơn tập trung lực lượng tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Năm 1785, quân đội Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ tổ chức đánh bại cuộc xâm lược của Xiêm vào đất Gia Định, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội.

- Tết Kỷ Dậu (năm 1789), quân đội Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, khôi phục nền độc lập cho đất nước.

Ý nghĩa

- Lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xóa bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.

- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.

14 tháng 4 2017

Câu 5: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Lam Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí bất khuất, quyết tâm dành độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự đoàn kết, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê Sơ.

14 tháng 4 2017

Câu 3: Diễn biến, kết quả của chiến thắng Tốt Động- Chúc Động.

* Diễn biến:

- T10/1426, Vương Thông chỉ huy hơn 5 vạn viện binh tiến vào Đông Quan.

- 7/11/1426, Vương Thông mở cuộc phản công vào Cao Bộ để giành lại thế chủ động.

- Quân ta đặt phục kích ở Tốt Động- Chúc Động.

* Kết quả: Ta tiêu diệt 5 vạn, bắt sống một vạn quân. Vương Thông bị thương bỏ chạy về Đông Quan. Ta vây hãm thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện.

15 tháng 3 2017

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

2 tháng 4 2017

Diễn biến:

-10/1427: 10 vạn viện binh từ Trung Quốc sang, chia làm hai hướng

+ Hướng 1: do Liễu Thăng chỉ huy theo hướng Quảng Tây->Lạng Sơn

+Hướng 2: do Mộc Thạch chỉ huy theo hướng Vân Nam-> Hà Giang

-Quân ta mai phục giết Liễu Thăng ở ải Chi Lăng( Lạng Sơn), giết Lương Minh, Lý Khánh, số quân còn lại bị tiêu diệt ở Xương Giang(Bắc Giang)

-Lê Lợi đem chiến lợi phẩm đến doanh trại của Mộc Thạch->chúng sợ rút cgayj về nước

-3/1/1428: Vương Thông rút quân về nước

Nguyên nhân thắng lợi:

-Dân ta có lòng yêu nước nồng nàn

-Ý chí quyết tâm giành độc lập cho đất nước

-Nhân dân đoàn kết đánh giặc

Ý nghĩa:

-Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh

-Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước

18 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Tây Sơn.

Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến.

- Lập bảng niên biểu diễn biến các hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

=> Như vậy, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra là xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, dẹp tan quân xâm lược. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thống nhất chính quyền hoàn toàn ở thời nhà Nguyễn.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.

chúc bạn học tốt nha.

12 tháng 4 2018

giúp mình với

19 tháng 4 2018

Ý nghĩa lịch sử:
+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

Diễn biến:
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh.Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.

Nguyên nhân:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

CHÚC BN HỌC TỐT ^-^

15 tháng 3 2017

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc. Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

6 tháng 4 2017

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

11 tháng 4 2018

Nguyên nhân thắng lợi
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
- Được sự ủng hộ của nhân dân;
- Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.
* Công lao của Tây Sơn là lật đổ chính quyền phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn; thống nhất đất nước , đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
* Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:
Thống nhất đất nước .Giữ vững độc lập tổ quốc. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

12 tháng 4 2018

thời gian diễn ra các sự kiện?