K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2021

Hà Nội không thể giãn cách, phong tỏa mãi được. Đây là kinh nghiệm thực tiễn của thế giới cũng như của Thành phố. Việc giãn cách hay nới lỏng quy định chống COVID-19 phụ thuộc vào tình hình dịch tễ, về nguy cơ dịch bệnh của từng khu vực, từng địa bàn. 

Hiện nay số ca mắc trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng giảm dần, số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm dần.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, việc giãn cách hay nới lỏng phụ thuộc vào tình hình dịch tễ, về nguy cơ dịch bệnh của từng khu vực, từng địa bàn của TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Gia Huy

Thông tin được Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết tại buổi thông tin báo chí về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành ủy Hà Nội chiều 10/9. 

Cơ bản khống chế được dịch bệnh

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hà Nội đã trải qua tròn 50 ngày với 4 đợt giãn cách, số ca mắc trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng giảm dần, số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm dần.

Nếu như ở giai đoạn 1 giãn cách, số ca mắc trong cộng đồng chiếm khoảng gần 50%; giai đoạn 2 và nửa đầu giai đoạn 3 chiếm khoảng 30%; cuối giai đoạn 3 đến đầu giai đoạn 4  giảm xuống còn 8,7%. Trong những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có 30-40 ca, chủ yếu là các ca mắc trong các khu cách ly, phong tỏa.

Để nâng cao năng lực y tế, Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện Trung ương, huy động các bệnh viện tư nhân cùng vào cuộc; nâng cao năng lực của tất cả các cơ sở y tế và đã xây dựng phương án cao, dự kiến có tới 40.000 F0, giao nhiệm vụ cho các cơ sở y tế chuẩn bị phương án này.

Thành phố đang kích hoạt và vận hành cơ chế có 10.000 F0; đã có 14.600 giường bệnh để thu dung, điều trị thể nhẹ (tầng 1). Còn tầng 2, tầng 3 đã kích hoạt 2.000 giường. Chưa kể số giường bệnh của Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ Hà Nội 2.500 giường ở tầng 3. Thành phố cũng cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống oxy của tất cả các bệnh viện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu điều trị cho 40.000 người bệnh.

Tất cả các cơ sở thu dung, điều trị F0 thể nhẹ đều vận hành trên cơ sở sử dụng các nhà tái định cư, chung cư thương mại, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn, không phải xây mới. Duy nhất chỉ có bệnh viện dã chiến của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (tại Yên Sở, Hoàng Mai) là phải xây mới.

Về cơ sở cách ly, Hà Nội hiện nay mới sử dụng chưa đến 9% công suất. Thành phố cũng giao cho các quận, huyện, thị xã (trừ 4 quận nội đô) phải chủ động xây dựng các khu cách ly tập trung của mình, với công suất từ 1.000-5.000 chỗ.

“Cái được lớn nhất trong thời gian vừa qua là Thành phố đã khống chế cơ bản dịch bệnh. Nâng cao năng lực, chẩn bị ở mức cao của ngành y tế để sẵn sàng đối phó với dịch bệnh ở mức cao hơn”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết.

Cung cấp nhu yếu phẩm, thuốc men không bị đứt gãy

Ông Nguyễn Văn Phong cho biết mục tiêu của việc thực hiện giãn cách xã hội là hạn chế tối đa người ra đường nhằm ngăn chặn đà lây lan dịch bệnh. Trên cơ sở đó rà soát, truy vết các trường hợp nhiễm bệnh để cách ly.

Cũng theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, mặc dù thực hiện Chỉ thị 16 nhưng Hà Nội không đóng cửa siêu thị, chợ dân sinh và đã điều chỉnh lại hoạt động của các chợ dân sinh, các siêu thị và cửa hàng tiện ích, đảm bảo yêu cầu giãn cách, phòng, chống dịch. Chính vì thế, việc cung cấp nhu yếu phẩn, thuốc men của người dân trong 50 ngày giãn cách vừa qua không bị đứt gãy; tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cũng như các tỉnh khác tiếp tục được duy trì. Các mặt hàng thiết yếu đảm bảo cung cấp cho người dân, không có hiện tượng tăng giá, ép giá, khan hiếm diện rộng.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Trung ương, Thành phố đã ban hành Nghị quyết 15 để bao phủ thêm các nhóm đối tượng chưa được Trung ương quy định hỗ trợ (với 10 nhóm đối tượng, 12 nhóm chính sách). Cùng với đó, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cũng quan tâm, chăm lo hỗ trợ nhiều lần, cho nhiều đối tượng chính sách trong suốt đợt dịch vừa qua. Thành phố cũng giao cho MTTQ là đầu mối tiếp nhận và phân phối các mặt hàng tiếp nhận, để đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Mặc dù là địa bàn rất phức tạp, nhưng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố được đảm bảo.

Rút kinh nghiệm từ một số địa phương, Hà Nội đã ứng dụng công nghệ vào phòng, chống dịch. Tất cả các quận, huyện, phường, xã đều khai thác các nhóm Zalo, Facebook để phục vụ công tác thông tin liên lạc, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Thành phố cũng lập Sở Chỉ huy kết nối đến các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; xây dựng phần mềm quản lý, phân loại F0, điều phối F1; lập tổng đài 1022 với 6 nhánh, trong đó có khai báo y tế, kết nối với CDC, 115 và phản ánh về vi phạm trong công tác phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, qua quá trình tổ chức phòng chống dịch nhận thấy một số mục tiêu chưa đạt, chưa đồng đều ở một số địa phương, đơn vị, như: Vẫn còn tính hình thức nên có nơi phong toả bên ngoài chặt nhưng bên trong còn lỏng; còn hiện tượng lượng người ra đường đông, không đúng như mục tiêu đặt ra khi thực hiện Chỉ thị 16; chỗ này, chỗ khác có hiện tượng chủ quan, lơ là; qua các đợt xét nghiệm diện rộng vẫn phát hiện F0 trong cộng đồng…

22 tháng 9 2021

chịu,khó thế

20 tháng 5 2021

Thamkhao

Lý Công Uẩn là một vị vua kiệt suất của đất nước ta,là“một vị vua anh minh, sáng suốt trong việc lựa chọn Đại La làm kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”". Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng. Nhà Lý  dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã  phát triển rất lớn mạnh lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. Ông chính là người đã viết "Chiếu dời Đô", thuyết phục việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông nhìn ra được, nơi đây có thế “rồng cuộn hổ ngồi”,“đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Việc đó là một bước ngoặc rất lớn, nó đánh dấu sựtrưởng thành của dân tộc đại Việt . Bằng tầm nhìn đó, không có gì có thẻ phủ định được sự thông minh, sáng suốt của ông.  Không chỉ là một người có tầm nhìn cao, Lý Công Uẩn còn là một vị vua yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ... Ông luôn thương xót cho những người dân vô tội, phải bất đắc dĩ bị lôi vào chiến tranh.Ông có một tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ! Tóm lại, Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, tài giỏi, ông chính là một vị vua vĩ đại của dân tộc

10 tháng 9 2021

Tham khảo:

Thế hệ trẻ là một tầng lớp đông đảo và quan trọng trong xã hội Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đất nước nhưng đa số họ lại chưa có một phong cách hay lối sống đích thực, chuẩn chỉ để định hướng tương lai. Họ sống theo cái kiểu ''đến đâu hay đến đó'' ''nước đến chân mới nhảy''. Có thể do điều kiện sống ngày một tốt, họ không thấu hiểu được nỗi khổ của sự thiếu thốn.

Do cách được giáo dục, từ bé đã không có lối suy nghĩ lành mạnh dẫn đến một nếp sống ăn chơi buông thả: xa đọa, nghiện ngập, quần áo hở hang, tóc xanh tóc đỏ, rồi thì lời nói cử chỉ thô tục, thiếu văn hóa. Và khi được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần như thế thì sẽ dần tạo nên thói ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho mình và mục tiêu sống sẽ là kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu riêng mà lờ đi những thứ đáng giá nhất đó là 'gia đình'.

Khi xưa thì điều kiện thiếu thốn phải vừa học vừa làm, rất vất vả. Còn ngày nay, tuổi trẻ có nhiều thời gian cho học tập, giải trí nhưng không ít bạn lại dành thời gian vào những việc vô bổ: ngày ngày, giờ giờ, luôn và suốt, đắm chìm trong game online, facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa dần với thế giới thực.

Cũng nhận thấy được rằng là giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người, chính đó là muốn ''thể hiện". Một điều khá đặc biệt ở phong cách sống của giới trẻ hiện nay là dấu hiệu của sự vô cảm. Cái tâm cái tình ngày càng nghèo nàn, họ lờ đi, coi nhẹ trước cái xấu, giả tạo, thích sự hào nhoáng bên ngoài, ưa chuộng thời trang và ''mốt'' thay đổi liên tục để rồi cuối cùng chẳng thành một cái gì cả họ luôn sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt và có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại và cho hiện tại.

Giới trẻ hiện nay như vậy thật tồi nhưng cũng không phải không có nhiều những bạn trẻ đàng hoàng với phong cách sống tốt có văn hóa. Các bạn ấy vẫn luôn nỗ lực chăm chỉ học tập, khám phá, tìm hiểu để tiếp thu thật nhiều kiến thức. Việc tìm hiểu của các bạn trẻ ấy luôn đi kèm với việc sàng lọc lấy những cái tốt học được để nhào nặn, bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân, mở rộng hiểu biết mà không để mất đi bản sắc văn hóa dân tộc hay nói cách khác là chạy theo lối sống hiện đại không phù hợp.

''Phong cách Hồ Chí Minh'' là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại và gốc văn hóa dân tộc, rất giản dị tự nhiên mà cũng rất hiện đại, thanh cao và trang trọng. Thế hệ trẻ chúng em sẽ luôn noi gương Bác, luôn sống giản dị, sống đẹp, sống tốt theo lối sống văn hóa Việt, nêu cao tinh thần tự hào truyền thống văn hóa dân tộc. Mỗi người chúng ta cần luôn luôn tiếp tục học hỏi không ngưng nghỉ, học tập theo tấm gương, phong cách sống của Bác để tạo một phong cách sống tốt cho bản thân chính mình.

10 tháng 9 2021

Tham khảo:

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, nêu suy nghĩ về phong cách của giới trẻ ngày nay. (Học sinh lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân).

2. Thân bài:

a. Nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh:

Tác phẩm ca ngợi những đức tính quý báu của Bác Hồ. Tuy Người là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng ở Bác luôn tồn tại đức tính giản dị, mộc mạc, chan hòa với mọi người vô cùng thanh cao mà nhã nhặn.

Bác là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

b. Phong cách của giới trẻ hiện nay:

Hiện nay, xã hội phát triển hội nhập, con người tiếp thu được nhiều nền tinh hoa văn hóa khác nhau tạo nên những phong cách riêng biệt, những cá tính, màu sắc khác nhau làm cho cuộc sống thêm đa dạng hơn.

Các bạn trẻ ngày nay với tư duy sáng tạo, khả năng nhạy bén nên đã có thể bắt kịp và hòa nhập với nền văn hóa của nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu roc và có ý thức giữ gìn nền văn hóa của đất nước mình.

Dù chúng ta có thay đổi hay có phong cách, cá tính như thế nào đi nữa thì chúng ta hãy luôn giữ phong cách sống giản dị, chân thật, giàu tình yêu thương để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.

3. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, nêu suy nghĩ về phong cách của giới trẻ ngày nay) và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

8 tháng 9 2023

Cho mk hỏi cái này yêu cầu viết đoạn thôi hay cả bài ạ?

8 tháng 9 2023

đoạn văn bạn ạ

 

18 tháng 11 2021

đoạn trích nào?

21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ chịu

 

29 tháng 1 2023

Nội dung trên nào vậy bạn, đưa lên luôn nhé.

3 tháng 4 2016
Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mất ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết tui nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông củ.Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi vừa nhận được một cái gì đó của ông.(Theo Tuôc-ghề-nhép)

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

A. Về kĩ năng

- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nêu rõ quan điểm đánh giá về vấn đề cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội thông qua nội dung câu chuyện.

- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điếm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.

B. Về kiến thức

 

I. Mở bài

- Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện: ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Mỗi người có một cách ứng xử riêng. Nhưng làm thế nào để có cách ứng xử lịch sự, hài lòng người đối diện là vẫn đề không phải dễ.  

- Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài

1. Suy nghĩ về văn hoá ứng xử trong cuộc sống

- Cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với nhau trong cuộc sống thể hiện rõ nhân cách, bản chất của từng người.

2. Thực trạng vãn hoá ứng xử trong cuộc sống

a. Ứng xử có văn hoá:

- Đó là cách ứng xử khéo léo, tế nhị, phù hợp với đối tượng giao tiếp.

- Người đối diện cảm thấy dễ chịu hài lòng và quý mến mình.

(Học sinh lấy dẫn chứng từ nội dung câu chuyện hoặc từ thực tế cuộc sống…).

b. Ứng xử thiếu văn hoá:

- Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác.

- Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp. 

(Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dân chứng trong học đường).

3. Liên hệ bản thân

- Đã có lúc nào em thiếu bình tĩnh dẫn đến ứng xử thiếu tế nhị với người khác? Sau những lần ấy em rút ra được kinh nghiệm gì?

- Ý kiến của bản thân: Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.

- Từ câu chuyện em rút ra bài học gì? Liên hệ với thái độ ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay?

III. Kết bài

- Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.

4 tháng 4 2016

 “Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Nững câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép. 
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có. 
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác. 
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống. 
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy. 
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội. 
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi. 
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.