K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

tham khảo : Cây tre Việt Nam (tv 6 tập 1) Thép Mới!

5 tháng 8 2018

“Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương… Không là hoa của những buồn đau, tôi là hoa của những nụ cười” (Trích “Sống như những đóa hoa”). Dẫu đến từ nơi nào, ở đâu, bạn đều có quyền được tỏa sáng và cống hiến. Hoa sen đã, vẫn sống để chứng minh điều đó.

Bạn sẽ không thể tìm thấy hoa sen ở những nơi đô thị ồn ào và tấp nập, hoa sen ưa những nơi thanh bình, yên ả ở đồng quê, nơi ao hồ tĩnh lặng. Tôi luôn tự hào vì làng mình có một hồ sen đẹp như thế.

Những búp sen bắt đầu nở theo tiếng gọi của mùa hạ. Những lá sen xanh thẫm, xòe ra như những chiếc nón che rợp cả mặt nước. Những đường gân nối nhau, đẩy nhau lan tỏa ra mặt lá. Thân sen vươn cao làm bệ đỡ cho phần tinh hoa nhất của nó. Bông sen kiêu hãnh, vươn mình lên đón ánh mặt trời. Những buổi sớm hạ, những cánh sen trong hình dài những giọt nước khổng lồ từ từ hé mở để hứng lấy ánh nắng sớm bình minh. Dần dần, nhụy hoa e lệ lộ ra, hòa mình với nắng mới bằng màu vàng tươi của mình. Khi chàng gió lướt qua nhẹ nhàng trêu ghẹo, cánh hoa khẽ khàng rung rinh như cái e lệ của người con gái mới lớn.

Hương thơm nương theo gió lan tỏa khắp không gian. Không phải cái nồng nàn của hoa sữa, hương hoa sen nhẹ nhàng, mát lạnh dễ đi vào lòng người. Cũng không rực rỡ như hoa phượng, sen nhẹ nhàng, tao nhã mà thu hút biết bao nhiêu ong bướm bay lượn khắp mặt hồ. Dưới nước, từng tiếng cá quẫy nước bì bõm mà không thấy hình, tiếng ếch nhái văng vẳng gần đâu đây. Nhìn sao cũng thấy giống như một ngày hội của các loài vật vậy. Đông vui quá! Bức tranh có hài hòa về màu sắc, mùi hương và cả âm thanh. Có phải là “sơn thủy hữu tình” mà người xưa vẫn nói hay không?

Lũ trẻ chúng tôi thích nhất là đi chơi vào mùa sen. Đứng bên hồ, chúng tôi với theo, chỉ trỏ bông sen to nhất, về chiếc thuyền nhỏ đang rẽ lá để hái sen. Chiếc thuyền trông mới uyển chuyển và nhẹ nhàng làm sao! Rồi người đến ngắm hoa, đến thưởng thức và chụp ảnh rất nhiều. Rồi hết mùa, lá sen rụng dần, hồ sen chỉ còn trơ trọi những thân sen khẳng khiu và mặt hồ xanh lục, cùng những tiếng ếch xa xa.

Sen đi vào cuộc sống chúng tôi từ những từ những bát chè với hạt sen, ngó sen; trong những hạt cốm đồng nội ủ trong lá sen thơm ngát. Sen in trong tâm trí lũ trẻ là những trưa hè chơi đùa trong nắng. Sen sống trong lòng người từ những câu ca dao, dân ca mẹ hát ru con. Và rồi, sen bất tử, là biểu tượng của con người Việt Nam giản dị, bình tâm mà thanh cao, trang nhã, cho những con người vượt lên “bùn đất” để “tỏa ngát hương thơm đời”, tự viết lên câu chuyện của riêng mình.

Không ai biết hoa sen có từ bao giờ và họ cũng không biết khi nào không có sen. Và chắc sẽ không bao giờ. Từ trong câu ca của mẹ, trên những mái chùa cổ kính, sen đã vươn xa ra thế giới, năm châu:

  • “Sen đi vào chiêm bao
  • Trắng tinh chiều hương lạ
  • Đất cố đô, mùa hạ
  • Sông hoá làn nhung rêu”
  • (Xuân Hoàng)
5 tháng 8 2018

bài văn mạng lm s cho vào bài kiểm tra dc hả tr

8 tháng 11 2018

Tôi đã mắc 1 lỗi lầm nên ông trời ko tha thứ nên bị biến thành một loại ây......................................

8 tháng 11 2018

tôi xin giới thiệu tôi là 1 loại cây,đó là cây gậy.

1 hôm đang có người cầm tôi để đánh nhau thì tôi bị gãy,tôi ko thể viết nốt nhưng lời trăn trối của tôi là:tích và cày rank pubg cho tôi

24 tháng 4 2016

19/10/2013

24 tháng 4 2016

khánh thành vào ngày cây cầu của tỉnh bén tre khánh thành

vì bạn có nói rõ tên 10 cây cầu đâu mà biết được

chung quá đấy

Tham khảo

   Mỗi loại cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre. Dáng tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

16 tháng 3 2022

Cảm ơn bạn nhiều nhavui

9 tháng 12 2017

bn có thể lập dàn ý và dựa theo đó làm

VD: - Em còn nhớ em đi chơi với mẹ ..............................?????

       - Mẹ em tên là gì?

      - Mẹ là người thế nào?

      - Kỉ niệm in sâu nhất ở đâu?

       - Mẹ và em vui buồn như thế nào ở đó?

       - Lúc đó em thấy thế nào?

       - Bày tỏ cảm xúc với mẹ????

       

9 tháng 12 2017

Trong gia đình, ai cũng yêu thương, chăm sóc cho em rất chu đáo. Tuy vậy, người em yêu quý, kính trọng nhất đó là mẹ của em.

Mẹ em năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Dáng người mẹ cân đối. Mái tóc màu đen dài ngang lưng, mẹ thường búi tóc lên khi làm việc, trông lúc đó mẹ thật trẻ trung, đi cùng với mái tóc là khuôn mặt dịu hiền nhưng nghiêm khắc của mẹ. Đôi mắt mẹ đen thăm thẳm như có thể nhìn thấu mọi thứ. Làn da rám nằng càng khiến cho nụ cười mẹ thêm tỏa sáng. Mỗi lần thấy mẹ cười, lòng em lại thấy rộn ràng.

OK nha

21 tháng 3 2019

 Ám chỉ cách thức mà cỏ cây và động vật vượt thoát tính hữu hạn của cuộc sống. Đối với con người, vì bản chất xã hội, sự sinh tồn không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả chủng loại. Để trường tồn, thế hệ trước phải dọn đường cho thế hệ sau tiếp nối và vươn lên.

ok

21 tháng 3 2019

Ý nghĩa của cụm từ " Tre già măng mọc " :

- Thế hệ đi trước đào tạo thế hệ đi sau tiếp bước thế hệ đi trước để sự nghiệp được trường tồn . Không có người tiếp tục thì sự nghiệp bị gián đoạn nêm tre già rồi sẽ có măng mọc.

_ Hok Tốt _

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy...

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.

31 tháng 10 2021

Bạn ơi bài văn nhà chứ ko phải đoạn văn đâu bạn

5 tháng 7 2018

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

5 tháng 7 2018

Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng thì lão đã nghĩ ra một kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành:

- Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.

Anh nông dân thật thà tin ngay vào lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão ta rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.

Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo:

- Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.

Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre.

Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình.

Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, sước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:

- Làm sao cháu khóc?

Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:

- Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.

Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:

- Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần câu “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. Cháu hãy bó lại và đem về nhà.

Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.

Về tới nơi, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẳng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào nhà gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy tre, mà chỉ thấy toàn là đốt tre. Lão cười bảo anh:

- Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu?

Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn “Khắc nhập, khắc nhập”, lão nhà giàu bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Thấy vậy mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn lại bị dính hết vào cây tre. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.

3 tháng 3 2020

bạn phải làm ra  cho mình hiểu chứ