Các bạn ơi giúp mik nhé
Đề bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
Nhanh nhé mai mik cần rồi
Rồi mik tick cho
( Môn Tập làm văn, trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hoa là hàng xóm của gia đình em. Năm nay, bác bốn mươi tuổi. Bác là y tá của bệnh viện thành phố. Bác là một người rất tốt bụng. Thỉnh thoảng, em sang nhà bác chơi. Bác lại cho em bánh kẹo. Nhiều khi có bài tập khó, em còn nhờ bác giảng giúp nữa. Bác giảng cho em rất cẩn thận. Em rất yêu quý bác Hoa.
HT
Con người sống vốn không chỉ để tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn luôn có sự chung sức của những người xung quanh. Bởi vậy mà tình làng nghĩa xóm vốn là một truyền thống quý giá của ông cha ta tự bao giờ. Em rất yêu quý những người hàng xóm của em, nhưng trong tất cả, em vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho cô Vi – người họ hàng xa và cũng là người hàng xóm thân thiết của nhà em.
Cô năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người cô nhỏ bé, có khi còn thấp bé hơn cả chính em nữa. Cô Vi có một làn da rám nắng, là minh chứng của những mệt nhoài sau những buổi làm đồng dưới ánh nắng gắt gao của mùa hè rực nắng. Tóc cô mỏng nhưng rất dài được cô búi gọn ra đằng sau đầu. Mỗi khi cô xõa tóc xuống lại thoang thoảng hương bưởi thơm ngan ngát. Cô thích gội bồ kết với hoa bưởi, vì thế mà cái hương thơm dịu dàng truyền thống kia vẫn luôn vương trên mái tóc cô.
Cô không đẹp, nhưng lại mang một vẻ gì đó rất cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ Việt Nam. Đôi mắt cô cứ có một vẻ gì đó buồn buồn nhưng cùng ánh lên một vẻ dịu dàng đến lạ. Em ấn tượng nhất vẫn là đôi bàn tay của cô. Đôi tay ấy, chẳng mịn màng hay trắng bóc. Đôi tay ấy in hằn những vết chân chim, những dấu vết của một cuộc đời vất vả, lo toan. Đôi bàn tay không đẹp nhưng cần cù, chăm chỉ, đã chăm sóc biết bao nhiêu loài cây sinh sôi, đã vun được bao nhiêu mảnh ruộng thành hạt thóc thơm cho đời. Đôi tay ấy làm việc không biết mệt nghỉ: cô ra đồng vào sáng sớm tinh sương và về nhà lúc bóng tối đã bắt đầu lan đến. Có thể nói cuộc đời cô có một cuộc đời đầy vất vả.
Cô sống có một mình, bởi thế, em hay thấy cô trở đi rồi trở về một cách rất lặng lẽ. Thế nhưng người phụ nữ ấy không có một vẻ gì yếu đuối mà luôn luôn mạnh mẽ để tự mình làm chủ cuộc sống của chính mình. Biết cô như thế nên nhà em rất hay sang trò chuyện với cô, có khi là cho đi một bát canh, một đĩa thức ăn để cô khỏi phải nấu nướng khi trời đã tối. Cô cũng rất quý gia đình em: khi thì cô biếu gia đình một mớ cua mới bắt, lúc lại cho một rổ tép cô mới xúc ở ngoài đồng. Tỉnh cảm làng xóm cứ thế phát triển qua ngày ngày tháng tháng. Lúc em còn bé, chính cô là người hay sang giúp đỡ bế bồng, chăm sóc. Nay em đã khôn lớn, cô vẫn hay giúp đỡ nhà em mỗi khi khó khăn. Em càng lớn lên thì tấm lưng cô lại càng còng xuống bởi những buổi làm đồng hết sức vất vả. Chỉ có một mình mà cô cấy đến hai mẫu ruộng. Em rất khâm phục sức mạnh của người phụ nữ ấy.
**Tham khảo**
Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
Chúc bạn học tốt
Nhớ tick nha
1. Chị Hạnh là hàng xóm của em. Năm nay, chị hai mươi tuổi. Hiện tại, chị là một sinh viên. Chị học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Mọi người trong xóm rất quý mến chị. Em thường sang nhà chị chơi. Những lúc đó, em còn được chị dạy đánh đàn. Chị Hạnh cũng rất khéo tay. Những món ăn do chị nấu rất ngon. Chị cũng có rất nhiều sách truyện hay. Em hay sang nhà mượn chị sách về đọc. Em rất quý mến chị Hạnh.
2. HS trình bày.
Dù đã là học sinh lớp Ba nhưng kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học vẫn còn in đậm trong trái tim em. Hôm ấy vào một buổi sớm cuối thu, lá vàng rụng xuống như lót thảm trên đường em tới trường, mẹ dắt tay em âu yếm, bầy chim hót líu lo trên bầu trời . Khi tới trường em hồi hộp, nắm chặt lấy tay mẹ, bỡ ngỡ nhìn ngôi trường mới mà mình sẽ học. Thế rồi tiếng trống trường đột nhiên vang lên. Thấy em không muốn vào lớp nên cô giáo đã ra ngoài và dẫn em vào cửa lớp. bàn tay ấm áp của cô giúp cho em đỡ sợ. Thế rồi em vào lớp ngồi và bắt đầu tiết hoc của mình. Ngày đầu tiên đi học của em là như vậy đó.
Đã hơn 7 năm rồi mà hình ảnh về ngày đầu tiên đi học của e vẫn không phai mờ . Đó là một buổi sớm thu e dậy sớm hơn mọi khi vì trong tâm trạng của e bây giờ rất hồi hộp. Sau khi ăn sáng xong bố mẹ đưa e đến trường .Cảm thấy con đường làng thân thộc bỗng lạ lẫm quá đúng 6 h 30 phút sáng e đã có mặt tại trường ....Sân trường ngay trước mắt em nó to và rộng hơn cả cái đình làng những lá cờ đuôi neo thẳng hàng ở cổng trường .bố dẫn em lên cầu thang và tới lớp 1A . Cô giáo tươi cười bước ra từ trong lớp mỉm cười chào hai bố con em .Sau đó bố vỗ vai em và bảo " con vào lớp học nhé , bố đến cơ quan đây .Tan trường bố sẽ đến đón con". Và tự nhiên giọt nước mắt lăn trào hai bên má , cảm giác vui buồn dâng trào lên e . buổi đầu tiên e đi học là như vậy đó
Các từ láy trong bài tập đọc Sầu riêng là:
- không khí, ngào ngạt, hao hao, li ti, lủng lẳng, khẳng khiu, ngạt ngào.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Nhà bác Hoa ở ngay cạnh nhà tôi.Bác rất hiền và yêu trẻ con .Đôi lúc bác đi chơi xa lại mua cho tôi quyển truyện hay cái bút.Có lần tôi sang nhà bác chơi thấy lọ hoa đẹp quá nên tôi đã cầm nó lên bỗng :"Choang,bác chạy vào thấy bình hoa đã vỡ bọn trẻ con sợ hãi riêng tôi cũng vậy.Bác hỏi nhẹ nhàng:"Ai đã làm vỡ cái bình hoa này?".Tôi liền xin lỗi bác và bác đã tha thứ cho tôi nhưng tôi thì tự nhủ:'Lần sau khi chưa có sự đồng ý thì không nên đụng vào đồ của người khác'
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Hok tốt