lấy VD 3 từ nhiều nghĩa và giải thích nghĩa của các từ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 . Tai
Nghĩa gốc : Tai người :Bộ phận ở hai bên đầu người và động vât , dùng để nghe .
Nghĩa chuyển: Tai ấm : Dùng để gắn chặt tai ấm với quai , giúp người ta cầm để rót nước được dễ dàng .
2 . Răng
Nghĩa gốc : Răng người : Phần xương cứng , màu trắng , mọc trên hàm , dùng để cắn , giữ và nhai thức ăn .
Nghĩa chuyển : Răng cào : Dùng để cào cỏ , càm rơm , cào thóc ,...
3 . Mái
Nghĩa gốc : Mái nhà :Phần che phủ phía trên cùng của ngôi nhà .
Nghĩa chuyển : Mái tóc : Phần tóc ở trên đầu .
* Hok tốt !
Quả :qua tim,quar ổi
Hoa :bông hoa,hoa tay
Thân: thân cây,thân người
MÌNH ĐANG BẬN NÊN CHỈ LÀM NHƯ THẾ NÀY THÔI.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ 😁😁😁😁
B :2.1/ Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)
Ví dụ :
- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc
- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.
Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.
Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.
Ví dụ: Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.
Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)
Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )
Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).
Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:
* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.
Ví dụ: Mũi1 ( mũi người) và Mũi2( mũi thuyền):
- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .
Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt2 (cắt quan hệ )
+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.
Ví dụ: đau1 (đau vết mổ) và đau2 (đau lòng)
* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:
+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.
Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)
+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.
Ví dụ: Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)
Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)
Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa
b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh
Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA
Bài làm
1. - Từ " Xuân "
Nghĩa:
+ " Xuân " : Tuổi xuân, tuôi thanh xuân.
+ " Xuân " : Mùa xuân
+ " Xuân " : Tên một người.
2. - Từ " Thiên "
Nghĩa
+ " Thiên " : Trời
+ " Thiên " : Rời
3 - Từ " Sắc "
Nghĩa
+ " Sắc " : Dấu sắc
+ " Sắc " : sắc nhọn
+ " Sắc " : Màu sắc.
# Chúc bạn học tốt #
từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa
2 kiểu đó là từ đơn và từ phức
phức tạo bởi từ ghép và từ láy
từ đơn :ăn, học,vui,....
từ phức :nhiều lắm
lỗi lặp từ
...
Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật , tính chất, hoạt động ,quan hệ,...) mà từ biểu thị
có 2 cách giải nghĩa của từ : trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .
Nghĩa gốc là nghĩa của từ ấy lúc ban đầu . Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau.
Vd:chân theo nghĩa gốc tức là chân người,1 bộ phận cơ thể.
Nghĩa chuyển là từ ban đầu đã bị chuyển nghĩa với 1 thứ gần giống với nó.VD:chân theo nghĩa chuyển tức là chân bàn,chân ghế...
nghĩa của từ là( sự vật, tinh chât,...) nội dung mà từ biểu thị
có 2 cách giải thích nghĩa của từ
trình bày khái niệm mà từ biểu thị
nêu ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu, lầy cơ sở để hình thành các nghĩa khác
nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở của ngĩa gốc
vd nghĩa gốc :tay
nghĩa chuyển tay áo, tay lái
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên, không bao chứa nhau
Mỗi cụm C-V của câu ghép có deajng một câu đơn và đc gọi chung là một vế của câu ghép
VD: trời mưa to, nước sông dâng cao.
Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
- DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…
- DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ;nắm, mớ, đàn,…
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .
- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :
+ Danh từ cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).
+ Danh từ trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,… )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng :
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên ( cơn mưa,ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…) nói trên.
+ DT chỉ khái niệm :
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ :con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD :lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…
- DT chỉ đơn vị thời gian: Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái....
VD: xinh xắn, khỏe , to, cao, thấp, bé,...
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
VD:vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm,....
Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý
Ví dụ: Thường thì những câu ca dao,tục ngữ, văn thơ hay sử dụng từ trái nghĩa.
“Lá lành đùm lá rách”. Ta thấy cặp từ trái nghĩa là “lành” và “rách”.
“Chân ướt, chân ráo”, cặp từ trái nghĩa là “ướt” và “ráo”.
“Chân cứng đá mềm” 2 từ trái nghĩa là “cứng” và “mềm”.
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Từ đồng âm là gì ?
– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.
Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”
– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:
+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.
.
+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.
Ví dụ:
– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”
=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.
– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
- Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm ( về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD:Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp.Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa .
VD2: Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.
- Ăn ảnh : Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
- Tàu ăn hàng : Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
- Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.
- Sơn ăn mặt : Làm huỷ hoại dần từng phần.
…..
Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa .
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
==> dùng để xưng hô : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
+ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,...
+ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, ...
+ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...
==> dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?...
==> dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế
Học tốt
Với từ “Ăn’’:
- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).
- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.
- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.