K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

dưới ánh trăng vàng cùng cả làng cách li .

21 tháng 9 2021

Sáng nay xét nghiệm lần hai

Hơi đau mà lại giả nai quá thường

Ngày ngày vui vẻ có phường

Nên đi xét nghiệm bình thường không đau

Uy tín vc, link: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/-thu-thach-lam-tho-dong-vien-nhau-trong-mua-dich-1491879843

HT~

5 tháng 3 2023

a) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “của Hồ Xuân Hương” đặt không đúng quan hệ ngữ pháp trong câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “của Hồ Xuân Hương” về sau cụm từ “là một trong những bài thơ” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ của Hồ Xuân Hương cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền.”.

b) - Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu không lô gích, không chặt chẽ. Định ngữ “nổi tiếng” đặt sai vị trí, làm cho câu trở nên mơ hồ.

- Cách sửa: Đưa từ “nổi tiếng” về sau cụm từ “chùm thơ thu” làm định ngữ trong cụm danh từ “chùm thơ thu nổi tiếng” thành câu tường minh về ngữ nghĩa:

“Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng

của Nguyễn Khuyến.”.

c)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Cụm từ “như răng, mắt” đặt không đúng trật tự từ trong câu và thiếu quan hệ từ “về” gây mơ hồ cho nghĩa của câu.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “như răng, mắt” về sau cụm từ “dụng cụ chuyên khoa” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như về răng, về mắt cho các trạm y tế xã.”.

d)

- Phân tích nguyên nhân lỗi: Trật tự từ trong câu đặt không đúng lô gích của trình tự thông thường, gây mơ hồ cho nghĩa của câu. Trật tự này phi lí ở chỗ hành động “úp nón lên mặt” lại diễn ra trước hành động “nằm xuống ngủ”.

- Cách sửa: Đưa cụm từ “nằm xuống” lên trước cụm từ “úp cái nón lên mặt” thành câu tường minh về ngữ nghĩa: “Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.

d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.

6 tháng 9 2023

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có những điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ.

Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cảnh quê hương. Bài thơ mang đến cảm giác ấm áp, yên bình và gợi lên những kỷ niệm về quê nhà.

Trong khi đó, bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng hơn. Bài thơ tập trung vào tình cảm của người viết và miêu tả một cảnh quan mùa thu lãng mạn. Ngôn ngữ của bài thơ mang đến cảm giác thơ mộng và lãng mạn.

Tuy hai bài thơ có điểm khác biệt trong ngôn ngữ và cảm nhận, nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu và nhớ nhà, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và ấm lòng.

8 tháng 1 2023

Bạn tham khảo nhé !

Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên.