yếu tố hoàn đuongưf có ý nhgiax gì trong truyện cổ tich
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ken ngoi nha vat trong truyen keu ta phai biet song tot luong thien
(1) giải thích
- Cổ tích là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam, nhằm phản ánh đời sống xã hội và ước vọng của người nông dân xưa. Tuy đã ra đời từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhưng truyện cổ tích vẫn được lưu truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác.
- Truyện cổ tích thần kỳ là tập hợp những câu chuyện cổ tích được người dân Việt Nam sáng tạo và lưu truyền từ hàng trăm năm nay. Trong đó, có nhiều truyện đã trở nên quen thuộc với mỗi người.
- Yếu tố thần kỳ là gì?
- Cốt truyện là gì? Cốt truyện đóng vai trò như thế nào trong truyện cổ tích?
- Như thế nào là chi tiết hư cấu kì ảo?
( Xem lại kiến thức sách giáo khoa để trả lời, tránh thô- khô khan nhé)
- => Ý cả câu:
- Đánh giá chung:
+ Ý kiến trên nhằm đề cao vai trò của của các yếu tố kì ảo và chi tiết hư cấu trong truyện cổ tích
+ Nhờ các chi tiết , yếu tố đó làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, cũng giúp cho nhân vận trong truyện thay đổi được số phận của mình, hướng tới những cái tốt đẹp , để đạt tới hạnh phúc của mình
+ Nhưng cũng không thể khẳng định được câu nói trên hoàn toàn đúng, chi tiết hư cấu, yếu tố kì ảo chỉ là yếu tố, không phải là cái quyết định hành trình thay đổi số phận của của nhân vật trong truyện mà cái căn bản là con người, chính sự nỗ lực của họ mà ra
(2) Bình luận, chứng minh
(1) các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận
- Từ số phận ngèo khổ, bất hạnh. Chịu sự hành hạ của người khác , các nhân vật bất hạnh như cô em út, người mồ côi, con chồng.......đều được nhân dân sáng tạo ra các yếu tố kì ảo nhằm giúp họ thay đổi số phận. Đó là sự xuất hiện ông bụt- hiền lành, nhân hậu, tốt bụng . Luôn đi giúp đỡ những con người bất hạnh
- Trong truyện cổ tích mô- típ những người ngèo khổ được sự ủng hộ của nhân dân là một điều vô cùng tất yếu. Bởi tuè trước tới nay, xã hội phong kiến đã chà đạp, vùi dập người nôpng dân xuống tận vũng bùn nhơ nhớp
- Chứng minh: ( Chú ý các tác phẩm lớp 10 bạn đã học sau đó mở rộng ra các tác phẩm ngoài. Theo mình thì ít nhất phải lấy ra 3 vd)
+ Truyện cổ tích tấm cám: Ông bụt luôn xuất hiện mỗi khi tấm cần. Luôn giúp đỡ nàng khi nàng bị mẹ con cám bắt nạt và hành hạ. Bao lần, nàng chỉ biết ngồi một mình rồi khóc, nàng chỉ biết câm nén, dấu kín vì nagf ý thức được thân phận mình. Thời điểm này chỉ có ông bụt mới có thể giúp tấm. Giúp nàng có con cá bống tâm sự, bầu bạn, giúp nàng có thể đến lễ hội và gặp được vua...
+ Truyện cổ tích cây tre trăm đốt: Một lần nữa trong truyện cổ tích lại có sự xuất hiện của bụt, giúp chàng trai nghèo thực hiện đc ước muốn và trừng trị tên phú ông tham lam
+ Truyện cổ tích cây khế : Yếu tố thần kỳ xuất hiện khicậyu em biết sống đúng với mình, không lam tham=>thay đổi số phận bản thân
(2)sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc
- Nhờ các chi tiết hư câu, những nhân vật bất hạnh luôn tìm được hạnh phúc cho riêng mình
CM:
+ Cô tấm được trở lại, sống hạnh phúc với nhà vua sau bao nỗ lực
+ Chàng nông dân lấy được con gái của phú ông , khiến cho phú ông không còn tham lam như trước
+ Cậu em được sống hạnh phúc, người anh trai tham lam bị trừng trị thích đang
- Song, các chi tiết hư cấu chỉ đóng một vai trò nào đó trong một hành trình dài tìm đến hạnh phúc của một con người. Các nhân vật trong truyện cổ tích luôn ý thức được thân phận nhỏ bé, thiệt thòi của mình. Họ không dám đứng lên, dù bị hành hại đến đau khổ, tủi nhục. Nhưng nhờ có các yếu tố thần kỳ, họ trở nên mạnh mẽ hơn, quyết tâm giành lại những gì mình muốn. Dựa trên khả năng của mình, họ dám đương đầu, đấu tranh với cái ác ...........
- Các truyện cổ tích luôn có kết cục có hậu. Thể hiện ước mơ của nhân dân thời xưa
(3) Mở rộng:
- Ảnh hưởng đến văn học trung đại:
- Khả năng tồn tại của truyện cổ tích
Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Code : Breacker
Việc sử dụng các yếu tố này có tác dụng là:
+ Làm câu chuyện trở nên hay hơn và thú vị hơn
+ Người đọc thêm yêu thích câu chuyện
+ Thể hiện được hình dáng, ngoại hình của các nhân vật
Em tham khảo:
Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:
Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.
Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.
Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.
Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.
Vai trò của các yếu tố thần kì:
Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn trong vẻ xấu xí bên ngoài, giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa tiên lên một trang mới: chăn bò rất giỏi, gặp được con gái phú ông và cưới làm vợ.
Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống (bố mẹ của Sọ Dừa hiếm muộn nhưng hiền lành, chịu khó đã được có con; Sọ Dừa dù hình dạng xấu xí nhưng lấy được người vợ hiền lành, nhân hậu; vợ Sọ Dừa đã thoát khỏi hoạn nạn).
Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.
tham khảo
Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "
+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.
+ Thanh gươm sáng rực.
+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "
=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.
+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.
=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi
tham khảo
Các chi tiết kì ảo trong truyện " Sự tích Hồ Gươm "
+ Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm.
+ Thanh gươm sáng rực.
+ Trên gươm có khắc 2 chữ " Thuận Thiên "
=> 2 chữ " Thuận Thiân " khắc trên gươm có nghĩa là thể hiện tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến hợp trời, hợp lòng người.
+ Sau khi đánh xong, Rùa Thần đòi gươm.
=> Có nghĩa là khi hào bình, chúng ta ko cần tới gươm giáo. Dân tộc ta chỉ cần tới gươm khi chống giặc thôi
Nó giúp câu truyện thêm lì kì thú vị và giúp nổi bật nhân vật được tả ! hj !
Việc sử dụng các yếu tố này có tác dụng là:
+ Làm câu chuyện trở nên hay hơn và thú vị hơn
+ Người đọc thêm yêu thích câu chuyện
+ Thể hiện được hình dáng, ngoại hình của các nhân vật
Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu…
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.
@};- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
@};- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
rẻ con lớn dần lên, và cần biết thêm nhiều kiến thức. Vậy là trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo à những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh.
Với giọng thơ hồn nhiên, Xuân Quỳnh đã đem đến một lí giải thú vị về nguồn gốc loài người. Nhà thơ cũng gửi gắm tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em của mình.
ko bik đúng chưa
1. Làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
2.Là yếu tố phù trợ(giúp đỡ) cho nhân vật.
3.Thể hiện ước muốn của nhân dân về cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.,
- nếu không có yếu tố hoang đường thì truyện sẽ không hấp dẫn thu hút người đọc, không làm nổi bật được các nhân vật trong truyện . đặc biệt làm mất đi dáng dấp của truyện cổ tích
thạch sanh không có cung tên vàng cây đàn thần thì chàng sẽ không thể thoát khỏi ngục tù, không cứu công chúa khỏi câm, rạch mặt lí thông....
Mong sẽ giúp được bạn
GOOD LUCK !
Ý nghĩa hoang đường là ý nghĩa không có thật trong truyện cổ tích