K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2018

chỗ mưa động lại thì sửa cho mik là mưa đọng lại nhé ^_^

13 tháng 10 2018

Hình ảnh “hố bom và khoảng trời”  đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc ViệtNam. Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam  sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà  chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.

Em đã ra đi mang theo ‘khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Nhưng chính hành động thiêng liêng của em đã làm cho nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên, của cuộc sống.

" Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom... Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên... Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng...
Đọc tiếp

" Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau"

( Trích " Khoảng trời, hố bom" - Lâm Thị Mỹ Dạ).

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

b, Người con gái trong đoạn thơ trên hi sinh như thế nào? Hãy tìm câu thơ chứa chi tiết đó.

c, Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về con người và dân tộc Việt Nam.

Anh/ chị/ các bạn hocj24h ơi, giúp em bài này với ạ.

0
31 tháng 10 2023

Biện pháp so sánh "em nằm dưới đất" - "khoảng trời đã nằm yên trong đất". 

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Nỗi tiếc thương vô hạn dành cho những tuổi trẻ của đất nước đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc. 

- Nhắc nhở chúng ta sống cần có lòng biết ơn hướng về những người anh hùng đã hi sinh vì hòa bình ngày hôm nay. 

31 tháng 10 2023

câu trả lời là làm gợi hình ảnh người con gái  giống như khoảng trời to lớn thể hiện công lao của người con gái cao cả trừng nào có được không vậy

13 tháng 1 2018

Mk nghĩ là b:vắng đất ra nước,thay trời làm mưa

13 tháng 1 2018

C. chắc chắn nhà bn nhớ k mk đó nha ihi

16 tháng 5 2018

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

19 tháng 1 2017

Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn. Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. Những câu thơ tả thực tới từng điểm diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.

a;Phân tích bài thơ sau Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu...
Đọc tiếp

a;Phân tích bài thơ sau

 

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b:Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung có trong bài thơ trên

c; Phân tích câu thơ cuối của bài thơ

d:Đừng chép sách hay chép mạng

3
27 tháng 10 2017

a) Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:

Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng dã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa như ùa vào buồng lái.

Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

      Bụi phun tóc trắng như người già

Không có kính, ừ thì ướt áo

        Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Và:

   Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:

     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cấn trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.



 

5 tháng 11 2017

Giải như sau.

(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y

⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn ! 

5 tháng 12 2021

Tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa. Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ trong bài thơ. Cảnh đèo ngang hiện lên thật đơn sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buốn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng thêm sâu đậm. Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.

5 tháng 12 2021

 thanks bn nha

1 tháng 8 2018

Những câu thơ trên trích trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

    - Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường chiến lược.

    - Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.