vì sao nói Lục Văn Tiên cứu Kiều nguyệt nga đã thể hiện rõ netd tính chất dân gian
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.
Em tham khảo:
Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa một cách sinh động, chân thực, đặc biệt là thông qua đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Trong chuyến đi về miền Hà Khê, Kiều Nguyệt Nga đã phải đối mặt với một mối nguy hiểm lớn từ đám “ bớ đảng hung đồ”. Thân gái yếu ớt không thể làm gì hơn nên khi bị bọn hung đồ chặn cướp thì nàng đã rất hoảng loạn, sợ hãi. Tuy nhiên, khi được những hành động nghĩa hiệp, nhân nghĩa của Lục Vân Tiên cứu giúp thì những lời nói, hành động sau đó của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ được phẩm chất đoan trang, dịu dàng, có học thức của một tiểu thư khuê các. Ta thấy nàng là một người con gái hết mực đoan trang, dịu dàng; một người con có hiếu, luôn vâng lời cha “ làm con đâu dám cãi cha”. Và để làm theo mong muốn của cha là “tiện bề nghi gia” thì nàng cũng ngại thân con gái phải ngàn dặm xa xôi mà “ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.Như vậy, ta có thể thấy, hình tượng Kiều Nguyệt Nga có thể coi là một hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến xưa, nết na, hiền thục, có học thức và cũng là một người con có hiếu. Trước ơn cứu mạng của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga tha thiết muốn được đền ơn và tỏ mong muốn mời Vân Tiên về nhà cùng mình để tiện bề báo đáp “Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”. Qua lời nói của Nguyệt Nga ta cũng thấy một con người đầy chính nghĩa, đề cao tư tưởng “đền ơn, tạ nghĩa “đối với người “ân nhân” của mình. Vốn là một tiểu thư đài các, nhưng Nguyệt Nga tự xưng mình là “tiện thiếp”, thể hiện sự chuẩn mực, nề nếp, cũng thể hiện được sự khiêm nhường, từ tốn. Cũng trong cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga thể hiện được tài năng văn thơ hết mực tài hoa, tinh tế.
Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hai câu thơ: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Nội dung của câu thơ là: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ta nhận thấy Vân Tiên thấy Nguyệt Nga bị nạn đã khẩn trương mau lẹ đánh tan bọn cướp. Và chàng đã đánh chúng bằng sự quả cảm giải nguy cho Kiều Nguyệt Nga. Đến khi Nguyệt Nga tỏ ý muốn được trả ơn thì chàng lại khẳng khái từ chối, đến một cái lạy của Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không nhận. Rõ ràng Vân Tiên đã xả thân vì nghĩa, không chút so đo tính toán. Từ hành động đó của Vân Tiên, ta hiểu được quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu: người anh hùng phải là người có tài trí phi thường để thấy hoạn nạn thì sẵn sàng cứu giúp vô tư đem lại điều tốt đẹp cho mọi người, người anh hùng phải là người hành động vì nghĩa, vì lẽ phải, vì lẽ công bằng.
Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm viết theo thể lục bát, một thể thơ dân tộc. Truyện mang tính chất là một chuyện kể chú trọng đến hành động hơn là nội tâm nhân vật. Vào dân gian, truyện biến thành hình thức “nói thơ Vân Tiên”, một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian một thời khá phổ biến ở Nam bộ.
Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
đây bn nhé
ko bt