hãy tả lại góc học tập của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
TÌNH BẠN GIỮA C.MÁC VÀ PH.ĂNG GHEN
Cuộc sống là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- Tình bạn ( hay gọi là tình bằng hữu) là một trong những mối quan hệ cơ bản nhất của xã hội.
Trong lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau mà có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình bạn, Tình bạn bắt nguồn từ cảm tính, ở trực giác, tác động của các giác quan (ánh mắt, nụ cười...) thông qua sự tiếp xúc gần gũi (cùng học tập, lao động, vui chơi…), ở sự đồng điệu về sở thích, tâm hồn và lối sống. Từ cảm tính mà có cảm tình với nhau, rồi từ cảm tình người ta tiến tới những sự gắn kết về lí trí. Tình bạn chân chính, sâu sắc, lâu bền bao giờ cũng đi từ sự bồng bột, sôi nổi, đôi khi say đắm rồi đến yêu thương, quý trọng và đồng điệu tâm hồn, về tư tưởng, hành động tới mức có thể sẵn sàng hi sinh vì nhau. Khi ấy lí trí soi sáng, dẫn dắt đường đi cho tình cảm; và tình yêu thương gắn kết làm cho lí trí có linh hồn. đỉnh cao của tình bạn là tình đồng chí, sự phát triển tình bạn sang tình đồng chí là một quy luật chuyển hóa tự nhiên.
Trong xã hội phong kiến, tình bạn được xem là một trong những yếu tố tạo nên “Ngũ Thường” Tình bạn không giới hạn ở tuổi tác, địa vị và luôn cần thiết cho cuộc sống. Tình bạn là nền tảng để chúng ta xây dựng những mối tương quan khác, tình bạn làm chúng ta lớn lên và được trở nên chính mình nhiều hơn. Alessandro Manzoni, một nhà văn người Ý đã từng nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín”. Trong xã hội loài người, từ cổ chí kim, từ đông sang tây có rất nhiều câu chuyện sáng chói về tình bạn như Lưu Bình và Dương Lễ, như Quản Trọng và Bảo Thúc Nha... song tình bạn nào đẹp hơn, sáng chói hơn tình bạn giữa K.Marx và Ăngghen, cái tình bạn mà ở nơi đó người ta đã thấy được một không phân biệt đẳng cấp, thể hiện đức hy sinh lớn lao của con người vì mục tiêu của nhân loại mà cống hiến: “Những chuyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sĩ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”1.
Ph.Ăngghen sinh ngày 28-11-1820 tại thành phố Bác-men, tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình tư sản sùng tín tôn giáo. Từ một học sinh đầy mơ mộng, một chàng trai giàu lòng nhân đạo, nồng nhiệt yêu tự do đã dùng thi ca làm vũ khí biểu lộ sự đồng tình với nhân dân và khát vọng tương lai. Tốt nghiệp tú tài, Ph.Ăngghen vâng lời cha thôi học, theo nghề kinh doanh thương mại. Những quan sát xã hội và hoạt động thực tiễn đã làm biến chuyển thế giới quan và tư duy chính trị của ông. Từ con đường tự học, học trong sách báo, trong các câu lạc bộ bác học, trong tổng kết thực tiễn và trong sự phẫn nộ với xã hội đương thời, Ph.Ăngghen đã trở thành một nhà bác học. Trên con đường học tập và nghiên cứu, Ph.Ăngghen đã gặp K.Marx một cách gián tiếp thông qua đọc các tác phẩm của K.Marx. Dần dần từ việc nghiên cứu triết học, kinh tế chính trị học, hai ông đã tìm đến nhau rồi trở thành những người đồng chí - những người đồng sáng lập nên một học thuyết cách mạng dẫn đầu thời đại.
K.Marx sinh ngày 15-5-1818 ở thành Tơ-ri-a thuộc tỉnh Ranh (nước Đức) trong một gia đình trí thức (cha ông là luật sư). Từ nhỏ ông đã được giáo dục và hun đúc trong tinh thần khai sáng của chủ nghĩa tự do, nhân đạo và lý tính. Ông tốt nghiệp tú tài rồi vào học khoa Luật tại trường Đại học Tổng hợp Bon, sau chuyển sang học trường Đại học Béc-lin, một trung tâm nghiên cứu về triết học. Mác đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ triết học, rồi vừa nghiên cứu vừa tổng kết thực tiễn, ông cùng với Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Hai con người xa lạ, từ những hoàn cảnh xuất thân, môi trường giáo dục và quá trình đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi sau trở thành hai người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện tình đồng chí sắt son chung thuỷ tới mức mà sau khi K.Marx qua đời Ph.Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như những công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết K.Marx.
Lần đầu tiên, K.Marx gặp Ph. Ăngghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. Ăngghen đến thăm K.Marx ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “cuộc gặp mặt lịch sử” của hai vĩ nhân.Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử. Bằng cả cuộc đời, hai ông đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn cả cuộc đời. Họ đã dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tôn trọng và quý mến nhau hơn cả chính bản thân mình. K.Marx kể rằng: Ăngghen luôn đi trước K.Marx trên nhiều lĩnh vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở Ăngghen và K.Marx bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính những nghiên cứu phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho K.Marx nảy ra ý tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị. Không ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với K.Marx khi hoàn thành tác phẩm đó. Hơn thế nữa, Vì lý do vật chất, trong lúc gia đình K.Marx phải bôn ba từ nơi này đến nơi khác do sự truy lùng của chính quyền đương thời, chính Ăngghen là người đứng ra lo chu toàn thu xếp gia đình để K.Marx phần nào yên tâm nghiên cứu, Ăngghen đã phải làm nghề thư ký hãng buôn trong gần 20 năm. Và cũng vì thế, có lần K.Marx chỉ vào bộ Tư bản và nói rằng: Chính đây là của Ăngghen.
K.Marx cũng cho biết rằng Ăngghen chắc còn có thể sáng tạo thêm bao công trình đồ sộ, nếu gần hai mươi năm ấy ông được tự do, không bị cái nghề thư ký hãng buôn cầm tù khổ sai. Bởi lẽ, Ăngghen là người có khối óc bách khoa, sắc sảo, với sự hiểu biết phong phú lạ thường và khả năng làm việc kỳ diệu. K.Marx ngưỡng mộ, tự hào và lấy làm thảo mãn về đạo đức, tài trí của Ăngghen. K.Marx yêu mến Ăngghen hơn cả bản thân mình. K.Marx luôn luôn lo cho sức khoẻ của Ăngghen và sẵn sàng quên cả bản thân mình để bảo vệ Ăngghen.
Còn Ăngghen, suốt cả cuộc đời đã hy sinh, giúp đỡ cho cả gia đình K.Marx về vật chất lẫn tinh thần. Nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của Ăngghen thì K.Marx khó có điều kiện vật chất để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ của mình. Ăngghen luôn luôn chăm lo cho K.Marx về mọi mặt, không những về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Do điều kiện tài chính khó khăn và do làm việc quá sức, Mác khó tránh khỏi bị ốm đau. Mỗi lần K.Marx ốm, Ăngghen sốt sắng sưu tầm các loại sách báo nói về bệnh tật và phương thức điều trị và tự mình trở thành bác sĩ điều trị cho K.Marx. Ăngghen đã trở thành linh hồn của gia đình K.Marx và luôn đóng vai trò trung tâm hoà giải những mâu thuẫn, là trọng tài trong các cuộc vui gia đình. Ăngghen nuôi hầu hết các con của K.Marx và được họ xem như người cha thứ hai của mình. Nhưng không chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa học. K.Marx đã dành cho bộ Tư bản bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, bao nhiêu sức lực và tâm huyết của mình. “Tư bản” là một tác phẩm biểu hiện trí tuệ tuyệt vời với trình độ hiểu biết phi thường. Chính K.Marx trước khi xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối. Sau khi K.Marx mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăngghen soạn thảo hai tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, bộ tác phẩm đó vẫn mang tên K.Marx mà liền mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn khoăn hỏi Ăngghen sao không lấy tên mình, ông tuyênbố: “Phần ông đóng góp như thế nào thì tuỳ độc giả nhận xét nhưng tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn ông K.Marx”.
Khi K.Marx qua đời, có người từng hỏi Ăngghen, ông có thể nói tư tưởng chủ đạo của học thuyết Mác là gì? Ăngghen đã không ngần ngại trả lời “sự tự do của mỗi người là là điều kiện tạo nên sự do của xã hội”
Sau khi K.Marx qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền công bố những tác phẩm của K.Marx nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về K.Marx - Ăngghen đã đề xuất rằng những công trình sáng tạo riêng cũng như công trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với K.Marx - Ăngghen luôn tự cho mình chỉ là vai phụ. Còn bất cứ ở đâu và bất kỳ trong vở diễn nào, K.Marx bao giờ cũng là kép chính. Tên tuổi của Ăngghen vang lừng khắp thế giới vì nó luôn gắn liền với tên tuổi của K.Marx. Để đánh giá về công lao của Ăngghen, V.I. Lênin viết: “Sau bạn ông là Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác với Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ph.Ăng-ghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Các Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”
K.Marx và Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khối lượng tri thức khoa học khổng lồ mà các ông còn để lại một tấm gương sáng chói về nhân cách, một tình bạn-tình đồng chí vĩ đại đáng để chúng ta học hỏi.
Câu 2 :
Nhà bố mẹ em nằm trong khu tập thể công nhân Sở Điện lực Hải Phòng. Nhà cấp 4 , có hai phòng nhỏ. Bố em là công nhân điện, mẹ em làm y tá. Đồ đạc quý nhất của gia đình em là cái ti vi và chiếc xe máy của bố mẹ em đi làm hằng ngày. Nhà tuy nhỏ hẹp nhưng rất sạch sẽ và ngăn nắp. Bố mẹ đã dành cho em một góc học tập cạnh cửa sổ, một nơi sạch sẽ, sáng sủa nhất trong ngôi nhà.
Chiếc bàn gỗ dầu có ba ngăn kéo là bàn học tập. Chú Xuân di chuyển vào Vũng Tàu công tác đã tặng bố mẹ em chiếc bàn này. Bố em mới thuê thợ đánh véc- ni lại, cái bàn bóng lên trông rất đẹp. Trên bàn phía trái là một chồng sách, phía phải là cái đèn bàn Trung Quốc, chao đèn màu đỏ. Ánh sáng dịu ngọn đèn, đêm đêm vẫn chiếu sáng trang sách và tỏa sáng tâm hồn em. Chiếc đồng hồ bàn bằng nhựa xanh hình vuông, dì em tặng năm em lên 9 tuổi. Chiếc kim giây chuyên cần chuyển động. Chỉ đêm khuya mới nghe nó kêu “ tích ! tích !). Nó như thầm nhẹ nhắc em : “ Cố lên! Ngoan lên! Chăm học chăm làm. Thì giờ là vàng bạc. Trôi qua nhanh lắm!”. Phía sát mép bàn cạnh tường, em để lọ hoa nhỏ, cắm ba bông hoa giấy đủ màu sắc rực rỡ do em làm.
Nhiều gia đình như gia đình bạn Lý, bạn Mùi, bạn Quế…đều có tủ sách, với hàng trăm hàng nghìn cuốn sách quý, dày và đẹp , trông rất mê. Em vẫn mơ ước có một tủ sách như thế. Trong số tài sản quý báu của em là ba cuốn sách : cuốn Truyện cổ dân gian Việt Nam, cuốn Từ điển tiếng Anh, cuốn Tục ngữ , ca dao. Đó là phần thưởng thi học sinh giỏi lớp Một, lớp Hai. Bìa dày, giấy trắng, chữ in đều tăm tắp có nhiều hình vẽ. Mỗi lần mở ra đọc, trang sách như một rạng đông làm bừng sáng tâm hồn em.
Em còn có một con lợn bằng gốm Bát Tràng. Đôi mắt đen nhánh ngây thơ. Cái mõm nở ra như đòi ăn. Nó không ăn cám mà chỉ thích ăn một, hai nghìn đồng bạc. Lúc thì nó nằm ngủ trong ngăn kéo. Lúc thì nó nằm chơi trên bàn, lặng lẽ ngắm em học bài. Bà, các dì, các cậu, bố mẹ vẫn cho em ít tiền để nuôi lợn đấy. Cái hộp bút đã cũ lúc nào cũng gợi ý em chăm bẵm con lợn cho béo để sang năm lên lớp Bốn mà mổ thịt…
Đồ đạc trên bàn học của em chỉ có thế. Còn đơn sơ lắm. Nhưng em rất yêu quý. Cái đèn bàn, sách vở, đồng hồ, lọ hoa, con lợn…là gia tài của em đấy.
Sau nhà tôi là cả một khu vườn rộng lớn, một thế giới đầy ắp niềm vui kì diệu. Mỗi khi mở tung cánh cửa sổ, tôi lại thấy trước mắt mình là cả một thiên đường. Những khóm hoa xinh đẹp khoe sắc tô điểm cho khu vườn đã đẹp lại càng đẹp thêm. Nào là hoa hồng kiều diễm, kiêu sa, nào là hoa ly xinh đẹp , đài các, rồi đến hoa nhài thanh tú, dịu dàng.... Tôi yêu lắm cái nắng vàng như rót mật xuống bãi cỏ xanh mơn, yêu biết bao cái màu xanh thăm thẳm từ bầu trời yên ả, dịu dàng như nước hồ thu. Mỗi lần tung cánh cửa sổ, làn gió mát lại lùa vào tóc tôi, mang theo cái hương thơm dịu nhẹ vẩn vương đâu đó trên lọn tóc đen nhánh như muốn cất lên lời chào thầm lặng từ "thế giới thiên đường". Ngắm nhìn cái thế giới nhỏ bé, đáng yêu đằng sau khung cửa sổ kia, lòng tôi lại cảm thấy yên bình, ấm áp lạ kì. Có ai ngờ được một "thiên đường" như trong những câu chuyện cổ tích chẳng phải tìm đâu xa mà lại ở ngay gần trước mặt chúng ta. Đúng vậy, "thiên đường" cũng chỉ cần thế thôi, nhỏ bé nhưng đáng yêu, xinh xắn, có thể khiến cho người ta cảm thấy bình yên, ấm áp.
Đầu năm học, bố đóng cho em một chiếc giá sách mới.
Toàn bộ giá sách đều được làm từ gỗ nên khá nặng và rất chắc chắn. Bố đặc biệt sơn một lớp sơn màu nâu đỏ bên ngoài để giá trông thêm xinh. Chiếc giá có hình vuông, cao đến vai của em.. Nó chia thành chín ô vuông nhỏ có kích thước bằng nhau trông rất đẹp. Mỗi hàng ngang sẽ có ba ô. Ở thành của giá, bố còn gắn thêm những chiếc móc để em treo áo khoác, mũ và balo.
Càng nhìn chiếc giá sách em càng thấy thích. Em nhờ bố để giá bên phải bàn học. Ở ngăn trên cùng, bố giúp em đặt những chú gấu bông, hộp quà đã được tặng và những cuốn sách, báo sưu tầm được. Ở hàng ngang thứ hai, em để sách và vở học của mình. Ngan dưới cùng, em cất những món đồ lặt vặt thường sử dụng, như hộp mô hình, hộp cờ vua, quả cầu địa lí.
Em thích chiếc giá sách của mình lắm. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà mà bố tặng cho.
Mỗi lần tới lớp, đồ dùng không thể thiếu với em là chiếc cặp sách. Đó là món quà bố tặng em nhân dịp sinh nhật vừa qua. Chiếc cặp hình chữ nhật, màu xanh dương, in hình siêu nhân thật ngộ nghĩnh. Em thích nhất là chiếc cặp có nhiều ngăn, có thể đựng được nhiều sách vở. Đồng thời, mỗi ngăn đi kèm là một cái khoá kéo tiện lợi. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận.
Tham khảo
tham khảo
Góc học tập là nơi gắn kết với bạn trung bình cũng là 15 năm trong đời. Vậy thì bạn phải làm sao để nó là nơi thích thú, bắt mắt, thoải mái khi ngồi vào đó. Ngồi thôi, còn làm gì là tùy bạn.
Góc học tập phải sáng sủa, thoáng mát, gần cửa sổ là tốt nhất. bài trí luôn gọn gàng, sạch sẽ, tùy điều kiện của từng người, nhưng tốt hơn là nên có vài họa tiết trang trí, bắt mắt, có những bức tranh, hình mình thích, vài thần tượng của mình, quà lưu niệm hay 1 bình bông khô chẳng hạn...
Máy nghe nhạc, dùng cho những lúc cần thư giãn...
Ngày còn đi học, góc học tập của mình rất phong phú, phải nói là quá đẹp. nói chung là mọi thời gian rãnh rỗi mình đều ở đó. Học thì ít thôi, mà đọc sách, vẽ vời thì nhiều. Buồn mình cũng hay chui vào đó ngồi cả ngày, không tiếp xúc với ai nữa... .thỉnh thoảng , nó còn xan xẻ vs e mọi nỗi buồn . Góc học tập như một người bạn của chúng ta .
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Một thói quen xấu của tôi bị mọi người phê phán đã nhiều lần đó là bừa bộn. Đi học về tôi thường bỏ cặp sách bừa bộn, tối học xong tôi thường để luôn sách vở trên bàn, nhìn cũng bừa bộn nhưng tôi thấy bình thường. Thế rồi một hôm tôi nghe được cuộc trò chuyện giữa các dồ dung học tập của tôi, tôi thấy xấu hổ và đã thay đổi cách sống của mình.
Đó vào một đêm hè, tôi đang ôn thi, khi ấy đã 1h đêm, tôi để nguyên sách vở trên bàn rồi tắt đèn đi ngủ, mắt đang lim dim thì bỗng có tiếng nói chuyện thì thào phát ra từ góc học tập. Tôi nằm tim và lắng nghe, thì ra đó là cuộc tâm sự của các đồ dùng học tập của tôi. Đầu tiên là cặp sách tâm sự:
- Mọi người ơi tôi thấy buồn lắm, trong các thứ của cô chủ, tôi là người khổ nhất. Cặp thì nhét bao nhiêu là thứ sách, sách vở thì không nói làm gì, đằng này có cả truyện tranh, quà vặt. Nhiều lúc mấy thứ quà ấy rơi vãi, cô chủ không lấy ra làm tôi mốc meo cả lên. Hồi xưa tôi đẹp đẽ bao nhiêu thì bây giờ tôi xấu xí, tàn tạ bấy nhiêu. Nhìn cặp của các cô chủ khác mà tôi xấu hổ, them được trân trọng giống như họ.
Hộp bút ở góc bàn cũng bức xúc lên tiếng:
- Ối giời, cậu tưởng rằng chỉ có mình cậu bị nản hả? Tôi nói cho các cậu biết nhé: Tôi nè, trong mình nhét bao nhiêu là bút, thước, tẩy, còn cả mấy thứ linh tinh của con gái nữa, làm cho tôi bao giờ cũng căng phồng lên như người béo phì. Có lúc tưởng nứt toác ra rồi ấy chứ!, ngòi bút nhiều khi cô chủ không đóng lại, làm mực giây ra đầy tôi, vừa bẩn vừa xấu, làm tôi mất hết tự tin với mọi người.
Mấy quyển sách vừa học xong tôi còn đang để trên bàn, cũng nhao nhao cất tiếng nói:
- Chúng tôi thì có hơn gì đâu, tối nào học xong cô chủ cũng để nguyên chúng tôi trên bàn, bụi bặm rơi đấy vào. Có khi cô cầm cả chúng tôi lên giường, vừa nằm vừa học, rồi ngủ luôn, sang dậy thì chúng tôi nhàu nát hết cả. Những cái áo bọc của chúng tôi thì nhàu nát hết, thi thoảng cô chủ còn vẽ lên chúng tôi nữa.
Bác tủ đựng sách vở cũng bức xúc không kém, kể mọi chuyện:
- Ôi thôi, chúng ta gặp cô chủ này thì cùng chung số phận rồi, tôi cũng giống các bạn thôi. Tôi đựng đồ dung cho cô chủ, nhưng có khi cô mở tủ lấy đồ mà có đóng vào đâu, cứ mở tênh hênh ra, bụi bẩn bay bám đầy lên người tôi mà có bao giờ cô lau đâu. Nhiều khi mở lấy thì cô kéo cảnh cửa âm ầm, làm tôi đau đớn.
Tôi thấy trằn trọc không ngủ được, thấy xấu hổ vô cùng. Từ trước đến nay tôi đã không gọn gang, không biết quý trọng những người bạn than thiết của mình. Tôi không ngủ nữa mà dậy bật đèn, dọn dẹp sách vở ngăn nắp gọn gang, lau tủ sạch sẽ. Từ hôm đó tôi đã tụ có ý thức chăm sóc và bảo vệ đồ dùng của mình hơn.
Em tham khảo nhé !!!
“Tùng tùng tùng”, tiếng trống vào lớp vang lên cũng là lúc chúng em biết sẽ vào giờ tập làm Văn. Đây là giờ kiểm tra một tiết mà chúng em đã được cô báo từ tuần trước. Chắc hẳn mọi người ai cũng rất mong chờ tiết kiểm tra này.
Hôm đó cô giáo bước vào lớp. Cả lớp đứng lên chào cô và ngồi trật tự, không nhốn nháo như đầu những tiết học khác. Có thể thấy ai cũng rất coi trọng giờ kiểm tra này. Cô bước vào lớp phổ biến mọi quy tắc trong giờ kiểm tra. Cô giáo bắt đầu viết chữ lên bảng thật to: Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn, thời gian 45 phút. Cô đi phát đề kiểm tra cho từng bạn. Mới phát đến bàn đầu mà bàn cuối chờ đợi với tâm trạng đầy háo hức, không biết sẽ vào đề như thế nào đây.
Lúc tất cả đã có đề bài trong tay tất cả đều bắt tay vào làm bài ngay. Trong lớp không khí thật im ắng. Ai ai cũng ngồi ngắn và làm bài thật nghiêm túc. Lúc đó chỉ nghe thấy thở, tiếng bút viết và tiếng lật tờ giấy kiểm tra. Vì lớp học quá im ắng có thể nghe thấy cả tiếng giảng bài của các cô ở lớp bên cạnh. Tiếng chim hót ríu rít trên những vòm cây trong sân trường khiến chúng em thấy có động lực làm bài.
Trong lúc làm bài có bạn rất chăm chú viết, không hề bị mất tập trung. Có bạn lại trầm tư suy nghĩ, đôi lông mày chau lại rất tập trung rồi chợt đặt bút viết có vẻ như đã nghĩ ra một ý tưởng nào đó. Đã hết hai phần ba thời gian, cô giáo nhắc tất cả các bạn làm bài thật cẩn. Có những bạn làm nhanh đã gần hoàn thành, có bạn vẫn cố gắng viết thật nhanh cho kịp thời gian. Thỉnh thoảng cô lại đi một vòng để nhìn bao quát lớp. Cô đi qua nhắc nhở một số bạn ngồi cho thẳng lưng lên hay nhắc làm bài cẩn thận, không phải vội vàng vì còn khá nhiều thời gian.
Một lúc sau cô nhắc cả lớp: “Chỉ còn năm phút nữa các em nhé!”. Nghe xong lời nhắc của cô có bạn đã đặt bút xuống để soát lại bài. Có bạn vẫn cố gắng tăng tốc thật nhanh để viết cho xong kết bài. Em nhớ nhất là cái Linh, nó cuống cuồng cả lên vì mải viết quá nhiều, quá dài nên đến lúc đó vẫn chưa xong thân bài. Mặt bạn rất căng thẳng, lúc đó em ngồi bên cạnh thấy vậy đã khuyên Linh bình tĩnh, hoàn thành nốt phần thân bài rồi chuyển sang kết bài để có bài văn hoàn thiện. Tiếng trông hết giờ lại dõng dạc vang lên lần nữa “tùng tùng tùng”. Vậy là đã hết giờ. Cô giáo hô: “Đã hết thời gian làm bài, tất cả các em dừng bút lại”. Cuối cùng Linh cũng đã xong kịp khi cô thu bài. Bạn Phương Thảo lớp trưởng đã đi thu bài của từng bạn và nộp lại cho cô. Xong bài nhìn mặt bạn nào cũng bớt căng thẳng hơn, thở phào nhẹ nhõm sau bốn mươi lăm phút tập trung cao độ. Trong lớp lúc đó xôn xao những tiếng trao đổi về bài văn vừa viết.
Bài viết văn hôm đó em cũng cảm thấy tương đối hài lòng vì mình đã viết được những đoạn văn, câu văn thật ưng ý, thể hiện được ý tưởng của mình. Em thích những giờ tập làm văn bởi lúc ấy là lúc em được thể hiện cảm xúc, ý tưởng của mình.
Trong đời học sinh ai chẳng phải làm những bài kiểm tra. Nào là kiểm tra miệng, kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra một tiết rồi kiểm trạ học kì và cả những đợt thi học sinh giỏi nữa. Tất cả các giờ kiểm tra đều mang lại một cảm giác hồi hộp cho học sinh dù đó là học sinh giỏi hay kém. Đối với tôi, hồi hộp nhất là giờ kiểm tra Ngữ văn. lớp tôi trước mỗi giờ kiểm tra Ngữ văn, không khí ôn tập có vẻ ghê gớm hơn bình thường một chút. Tôi nhớ nhất buổi kiểm tra Ngữ văn vừa rồi. Hôm đó, khi cô giáo dạy nhạc vừa ra khỏi lớp, cả lớp tôi đã nhao nhao lên. Hầu như các bạn đều không xuống sân chơi. Đứa thì vội vội vàng vàng lôi mấy quyển vở ra “tụng”, đứa lại quay xuống bàn dưới ôn bài cùng bạn, đứa thiếu cẩn thận thì chạy ngược chạy xuôi xin tờ giấy kiểm tra. Trống vào lớp, bầu không khí lớp tôi đang xôn xao bỗng im ắng hẳn đi. Khi cô giáo văn bước vào lớp, cả lớp ai cũng im re như sợ nếu mất trật tự sẽ bị cô cho đề khó hơn. Cô cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu đọc đề bài. Cả lớp im lặng lắng nghe, cắm cúi ghi lại đề bài và bắt đầu làm bài. Một vài bạn nam tinh nghịch còn chưa tập trung quay ngang quay ngửa. Cô nhắc nhở nghiêm khắc làm các bạn trật tự ngạy lập tức.Đề kiểm tra này có hai phần: Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt cũng không có gì là khó mà toàn là câu hỏi trắc nghiệm nên tôi làm xong khá nhanh chóng. Tranh thủ nghỉ một lát, tôi ngước lên nhìn xung quanh: Không khí im ắng làm lớp học dường như cao hơn, rộng hơn. Ánh sáng từ ngoài cửa sổ chiếu vào lớp chan hòa kì lạ. Chỉ còn nghe tiếng bút đưa sột soạt trên giấy, tiếng mở giấy và tiếng quạt quay đều đều. Cô giáo ngồi trên bàn giáo viên, có vẻ như đang chấm bài. Đôi lúc cô ngẩng lên nhìn xuống khắp lớp. Cô “tăm” rất kĩ càng một học trò nào đó có ý định nhấp nhổm nhìn bài hay nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết một học trò cóp bài. Bởi sự nghiêm khắc và tinh tường đó của cô mà lớp tôi ai cũng ngoan ngoãn khác thường. Bạn thì im ru cắm cúi làm bài, bạn thì vừa viết vừa chau mày suy nghĩ, có bạn chắc đang bí nên cứ ngồi cắn cắn vào đầu bút như thể đang cố nhớ lại một điều gì đó. Tôi cũng tiếp tục đọc lại bài kiểm tra của mình một lượt xem có chỗ nào còn sai sót và tiếp tục làm bài.Còn khoảng mười phút nữa là hết giờ, bài của tôi cũng đã xong và đã được kiểm tra kĩ càng. Lúc này tôi mởi thở phào và ngước mắt nhìn xung quanh. Cả lớp tôi vẫn im phăng phắc. Ai cũng cặm cụi với bài làm của mình, không còn những gương mặt ngó nghiêng ra ngoài cửa sổ như trong những tiết học bình thường khác. Những bạn học khá môn Ngữ văn hay chăm chỉ trong lớp có vẻ đã làm bài xong và hài lòng với bài làm của mình. Bạn thì cặm cụi làm nốt phần cuối, bạn thì đang đọc lại bài viết của mình. Riêng có một số bạn mà tôi biết là không chăm chỉ cho lắm đang ngó ngoáy, hình như gặp khó khăn trong bài làm. Gương mặt các bạn có vẻ rất lo lắng. Tôi nghe thấy có đôi ba tiếng xì xào ở chỗ các bạn ấy nhưng rồi các bạn lại im bặt khi gặp cái nhìn “nảy lửa” của cô. Sau buổi hôm nay, chắc chắn các bạn ấy sẽ rất hối hận vì sự lười nhác của mình. Cô giáo đi xuống và tiếp tục quan sát khắp lớp. Nhìn qua bài của mấy bạn làm xong ánh mắt của cô ánh lên nét tin tưởng, khích lệ rõ rệt. Còn khi nhìn mấy bạn đang bắng nhắng, ngó nghiêng, cô lại lộ vẻ buồn buồn nhưng cũng khá nghiêm khắc. Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường giòn giã vang lên kết thúc hai tiết kiểm tra. Cô yêu cầu các tổ trưởng đi thu bài, trong khi đó, lớp dần yên ả trở lại. Mấy bạn tổ trưởng vừa thu bài vừa hỏi han, so sánh kết quả bài làm. Các bạn khác cũng bàn tán sôi nổi. Có bạn ngồi bàn một còn quay xuống, hỏi bài bạn ngồi tận bàn cuối. Có vài bạn khôn lanh vội vã sửa lại đôi chỗ ở bài làm của mình. Bài thu rồi, lớp còn ồn hơn, tiếng hỏi bài, tiếng kều chán nản khi làm sai một câu nào đó và cả tiếng hét lên sung sướng khi làm bài khá hoàn chỉnh. Mấy bạn ngó ngoáy trong giờ nay có vẻ chán nản ghê gớm. Nhưng rồi những điều đó cũng qua đi sau khi cô giáo thu bài và bước ra khỏi lớp. Cả lớp tôi không ai ngồi lại phòng, tất cả đều ùa xuống sân để được chơi sau những giây phút làm bài căng thẳng.Một giờ kiểm tra Ngữ vãn như thế đấy, có cả những niềm vui và nỗi thất vọng. Sau mỗi giờ kiểm tra như thế, cô giáo có thể biết được học lực và mức độ chăm chỉ của mỗi học sinh, , còn chúng tôi cũng có thể tự đánh giá được năng lực học tập môn học của bản thân.
- Em sẽ xếp sách vở gọn gàng, sách giáo khoa riêng, vở trên lớp riêng và sách vở học thêm, bổ trợ riêng. Để khi tìm sách vở học bài em không mất thời gian.
- Em thấy góc học tập của mình rất sạch sẽ, khoa học
- Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp em muốn có thêm một chiếc giá sách nhiều ngăn để em phân loại được nhiều sách hơn và gọn gàng, ngăn nắp hơn.
- Trao đổi với các bạn cách sắp xếp góc học tập.
- Sách vở xếp ngăn nắp.
- Bút để vào hộp.
- Bàn học lau sạch sẽ.
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu?". "Tớ cũng xong rồi!". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Chúc bạn học tốt!!!
Câu 1:
Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.
Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.
Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.
Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.
Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.
Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.
Câu 3:
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp! Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim họa mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.
Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hòa lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hòa quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Nhà bố mẹ em ở làng Chùa. Nhà có 3 gian 2 chái lợp ngói, tường xây. Gian giữa đặt bàn thờ cụ và bàn thờ ông bà. Gian bên phải kê hai cái giường. Gian bên trái là góc học tập của em.
Cái bàn học của em bằng gỗ ép màu cà-phê sữa, bóng mịn rất đẹp. Mặt bàn hình chữ nhật, có chiều rộng 60cm, dài 120cm, chiều cao 75cm. Có 2 ngăn để đựng sách vở hoặc các thứ đồ dùng khác rất tiện lợi. Cho đến nay, em vẫn ngồi học trên cái ghế nhựa màu mận chín.
Trên bàn học là hai chồng sách: sách giáo khoa lớp Hai, sách truyện đọc tham khảo và giải trí. Cái đồng hồ báo thức bằng nhựa. Cái đèn bàn cũng bằng nhựa. Một con lợn nhựa khi nào cũng há mõm đòi ăn. Cái tượng gỗ con trâu đen nhánh, sừng nhọn hoắt, mắt thao láo. Nhà em nghèo nên bàn học của em còn thô sơ lắm.
Lớp một, em chỉ là học sinh tiên tiến. Lớp hai, em đã cố gắng đạt học sinh giỏi. Tối nào cái bàn học cũng thủ thỉ trò chuyện vói em. Nó nói với em: “Lan ơi, chúng mình là đôi bạn thân, cùng chăm chỉ học hành, tiến bước nhé!”.