VIẾT MỘT BÀI VĂN TỰ SỰ VỀ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG.
:>
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự việc chính | Lời văn của em |
Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng | Câu chuyện ấy xảy ra từ đời Hùng Vương thứ sáu". Ở làng Gióng có hai ông bà già nổi tiếng là sống phúc đức. Hai ông bà rất mong có một đứa con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ vẻ nhà bà mang thai. Điều kì lạ là mãi 12 tháng sau bà mới sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ hơn nữa là đứa trẻ đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. |
Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi | Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu. Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà mẹ cùng dân làng cuống cuồng chạy ngược xuôi lo cơm cà phục vụ cậu Gióng. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ |
Gióng ra trận đánh giặc | Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận. Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết |
Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa dắt bay về trời | Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. |
Vừa ghi nhớ công ơn Thánh Gióng | Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, cho làng có xóm Ban nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng. |
Gióng còn để lại dấu tích | Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau. |
Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng Vương thứ sáu. Thủa ấy, giặc Ân thường xuyên sang xâm chiếm bờ cõi nước Việt. Nhân dân phải chịu nhiều đau thương. Nỗi thống khổ của nhân dân Lạc Việt vang lên tận trời xanh. Ngọc Hoàng thương xót muôn dân trăm họ nên đã cử ta xuống trần giúp dân đánh giặc giữ nước. Tuân lệnh Người, ta lập tức lên đường. Nhìn khắp nhân gian, từ nơi này sang nơi khác mà ta vẫn chưa tìm thấy gia đình ưng ý để đầu thai. Một hôm, đến làng Phù Đổng, ta may mắn gặp được một cặp vợ chồng ông lão phúc hậu và rất chăm chỉ trong làng trong xóm ai ai cũng yêu mến và kính trọng. Ấy vậy mà hai vợ chồng vẫn chưa có được một mụn con. Ta quyết định chọn gia đình ông lão. Biết mỗi sáng bà lão thường ra đồng làm việc nên ta đã hoá phép thành một dấu chân to in trên mặt đất. Đúng như ta tiên đoán. Hôm sau, bà lão ra đồng, trông thấy vết chân dị thường, không khỏi tò mò, bà liền đặt chân mình lên ướm thử. Sau buổi đó bà thụ thai. Mười hai tháng sau, bà lão sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô và bụ bẫm. Đứa trẻ đó chính là ta. Tất cả mọi người trong làng ai cũng vui lây cho gia đình bà lão. Do mệnh trời ban xuống nên từ khi lọt lòng đến lúc ba tuổi ta không nói không cười và cũng không biết đi. Mẹ ta lo buồn lắm.
Bấy giờ giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước Việt. Thế giặc mạnh và hung ác. Đi đen đâu chúng lại gieo tai ương đến đó. Nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khăp nơi rao tim người tài giỏi cứu nước, cứu dân. Nghe được tiếng sứ giả, ta biết là thời điểm mình ra giúp dân đã tới. Ta bèn cất tiếng nói: “Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con thưa chuyện.” Mẹ ta ngạc nhiên và mừng rỡ, bà bèn chạỵ ngay đi gọi sứ giả. Gặp đựợc sứ giả, ta mừng lắm, bèn nói: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sẳt và một tấm áo giáp sẳt, ta sẽ phá tan nát lũ giặc này.”
Nghe ta nói xong, sứ giả lấy làm kinh ngạc và mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua cho là điềm trời giúp mình nên ngay lập tức sai người làm gấp những thứ ta dặn.
Để có đủ sức đánh tan giặc Ân, kể từ đó ta ăn rất khoẻ. Ta ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ. Mẹ nghèo không đủ sức nuôi ta, bà con hàng xóm biết chuyện bèn cùng nhau góp sức mong ta sớm đánh đuổi giặc Ân, cứu nhân dân khỏi biển khổ. Người cho gạo, người cho vải, người cho cà. Nhờ công sức của tất cả mọi người, ta lớn nhanh như thổi. Chẳng mấy chốc ta đã vươn vai biến thành một tráng sĩ khôi ngô tuấn tú, thân hình vạm vỡ, chân tay rắn chắc. Đúng khi ấy thì sứ giả đem các thứ ta cần đến. Ta liền mặc ngay áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, chân bước lên ngựa rong ruôi ra sa trường sau khi đã từ biệt quê hương.
Cuỡi trên mình ngựa sắt oai dũng, ta xông thẳng vào trận địa. Đem hết sức mạnh trời ban, ta đánh thẳng vào hàng ngũ của địch. Chúng kinh hồn bạt vía, dẫm đạp lên nhau mà chết. Giặc chết như rạ, tướng giặc kinh sợ bèn tìm đường tháo chạy. Ta vội thúc ngựa đuổi theo, bỗng nhiên roi sắt gãy. Nhìn thấy bụi tre gần đó, ta bèn nhổ chúng quật vào đám giặc. Chỉ một lát sau, giặc tan vỡ. Ta đuổi đến tận chân núi Sóc cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào. Nhiệm vụ đã hoàn thành, ta bèn phóng ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cưỡi ngựa sắt về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.
Nhà vua nhớ công ơn của ta bèn phong ta làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại ngôi làng mà ta sinh ra - làng Gióng. Hiện nay, tháng tư hàng năm, ngựời dân nơi đậy lại tưng bừng mở hội đón ta về thăm lại quê xưa và cũng để khăc ghi mãi chiến công này. Những bụi tre trước kia ta dùng làm vũ khí đánh giặc vi bị ngựa phun lửa cháy nên trở nên vàng óng, những vết chân ngựa để lại giờ đã trở thành những hồ ao liên tiếp.
k cho mình nha
Em tham khảo:
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Thành ngữ+ Từ láy: In đậm nghiêng
TK+++
Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước.
Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Đó cũng là tiếng nói mong được mang tài năng, sức mạnh của mình ra để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần.
Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Ta nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, bà con dân làng đều góp gạo nuôi cậu bé với mong ước cậu sẽ dẹp yên giặc Ân. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại.
Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.
Tôi và sống sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.
Một hôm, tôi ra đồng làm việc thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Về nhà, tôi thấy trong người khác lạ. Bụng lớn dần lên. Đến mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Kì lạ là, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo lắng sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Đến làng Gióng, nghe tiếng sứ giả rao, thằng bé bỗng cất tiếng nói:
- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!
Tôi nghe vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.
Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.
Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
Đánh tan quân giặc, thằng bé một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Dù đau lòng vì không được gặp lại con, nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Học tốt!!!
Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng bên tả ngạn sông Cái (sông Hồng ngày nay) có một người đàn bà nghèo khổ, cô đơn. Sau một đêm mưa to gió lớn, bà ra đồng hái cà. Bà vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy trên luống cà cỏ một lốt chân người rất to, bà bèn đưa chân ướm thử. Kì lạ thay, bà thụ thai, sau đúng một năm trời, bà sinh ra một đứa con trai kháu khỉnh. Nhưng bà rất buồn vì đứa con đã lên ba mà chẳng biết nói, biết cười.
Bấy giờ nước ta bị giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược. Lũ giặc tham lam tàn bạo, ra sức hoành hành. Chúng giết người, cướp của, đốt phá tan hoang. Khói lửa mịt mù sông núi. Thế giặc mạnh lắm. Vua Hùng vô cùng lo sợ, sai sứ giả đi khắp mọi nơi tìm người hiền tài ra đánh giặc để cứu dân, cứu nước.
Sáng tinh mơ, chú bé làng Gióng lắng tai nghe tiếng rao của sứ giả. Lần đầu chú cất tiếng gọi mẹ. Mẹ hiền cảm động, tay run run ôm con vào lòng, nước mắt ứa ra khi nghe con nói: “Mẹ ơi! Xin mẹ cho con được gặp người của nhà vua”. Sứ giả vào nhà, em bé bảo: "Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, rèn cho ta một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này". Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng chẳng no. Áo vừa may, mặc đã chật. Dân làng nô nức đem cơm gạo và vải vóc để nuôi chú. Gióng càng lớn càng tuấn tú, đôi mắt sáng như sao, tiếng nói vang như sấm. Gióng là người Trời:
''Ăn bảy nong cơm, ba nong cà.
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông".
Giặc đã tràn tới chân núi Trâu Sơn. Cả một vùng quê náo động. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé làng Gióng vô cùng mừng rỡ, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Gióng mặc áo giáp, tay cầm roi sắt, cúi đầu lạy tạ mẹ hiền và dân làng rồi nhảy lên mình ngựa sắt. Ngựa hí vang trời, phun lửa phóng lên như bay. Gióng phingựa xông thẳng vào lũ giặc, vung roi sắt giết giặc. Xác giặc ngổn ngang trên bãi chiến trường. Gióng xông đến đâu, giặc tan đến đấy. Cuộc chiến đang diễn ra dữ dội và ác liệt thì bỗng roi sắt bị gãy. Gióng bình tĩnh nhổ tre làm vũ khí quật vào lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ. Tướng giặc bạt vía kinh hồn, gục ngã:
"Đứa thì sứt mũi, sứt tai,
Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà".
Giặc Ân thảm bại. Thánh Gióng phi ngựa truy kích giặc Ân đến tận chân núi Sóc Sơn. Giặc tan,ThánhGióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, ngoái nhìn lại quê mẹ lần cuối, rồi cùng ngựa sắt bay lên trời biến mất.
Vua Hùng sai lập đền thờ và phong người anh hùng làng Gióng là Phù Đổng Thiên Vương để đời đời ghi nhớ công ơn. Hiện nay, tre đằng ngà, làng Cháy, những ao đầm - dấu chân ngựa sắt... ở huyện Gia Bình thuộc tỉnh Bắc Ninh là những dấu tích thiêng liêng trong chiến trận mà Thánh Gióng còn để lại. Đã hàng ngàn năm nay, hội Gióng là một lễ hội tưng bừng ở nước ta.
Đề 2. Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyền thuyết Thánh Gióng
Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn tuyệt vời, Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện có một sắc thái riêng, ý vị riêng, thật đáng yêu và đáng nhớ.
"Thánh Gióng" là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh dân tộc vào đời Hùng Vương thứ 6. Đúng như có ý kiến đã cho rằng:
"Thánh Gióng là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước và hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp".
1. Truyện "Thánh Gióng" tràn đầy tinh thần yêu nước - Đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá. Nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi các bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên 3 tuổi, Gióng đã ngồi dậy ứng nghĩa,đáp lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
"Nhà ngươi hãy về tâu với Đức rua đúc cho ta một con ngựa săt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!".
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc vào đã chật. Nhà mẹ Gióng rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào 10 giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía! Như câu ca còn lưu truyền:
"Đứa thì sứt mũi, sứt tai,
Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà".
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhổ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gốc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt quân xâm lược.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Sự việc ấy nói lên Thánh Gióng là một anh hùng bất tử được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là mội anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện "Thánh Gióng" mãi mãi là bài ca yêu nước thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
2. ''Thánh Gióng" là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ cái dấu chân người khổng lổ trên ruộng cà đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện hào hùng bước đi lên của lịch sử dân lộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây. Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng ấy rất thần kì, tuyệt đẹp nói lên trí tưởng tượng kì diệu ca ngợi tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện "Thánh Gióng" không chỉ có hình tượng tuyệt đẹp, mà còn tràn đầy tinh thần yêu nước. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sực mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện "Thánh Gióng" bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp, như Tố Hữu đã viết:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng.
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”.
chọn mình nhé mình viết mệt lắm