ca dao thiên nhiên xứ xở Đồng Nai
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cái xứ sở lạ lùng trong câu ca dao trên đã chỉ ra sự khác biệt đến kinh ngạc so với những vùng đất quê hương Thuận Quảng: địa hình, địa thế cảnh quan tự nhiên cũng khác; mưa nắng, khí hậu thủy văn cũng lạ và đặc biệt là thú dữ - nhất là cọp và sấu lềnh khênh. Họ phải tiêu diệt sấu tiêu diệt cọp để làm chủ khai hoang.Nhưng họ sợ sấu sợ cọp. Họ tôn thờ gọi sấu là thần còn coi hổ là ông.
Sự có mặt của lưu dân Việt trước năm 1698 ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định là cơ sở quan trọng cho việc các chúa Nguyễn thực hiện những kế hoạch của mình khi mở mang quốc gia về phía Nam.
Trong những lớp di dân đến khai khẩn, người Việt đến Đồng Nai khá sớm. Trong vốn văn hóa dân gian của người Việt, vùng đất Đồng Nai được nhắc đến trong nhiều ca dao. Tùy thuộc vào nội dung bài hay câu ca dao mà những thế hệ di dân thuở đầu phản ánh vùng đất Đồng Nai qua nhiều góc nhìn khác nhau, gắn liền với những sự kiện, chuyện tích liên quan...
Có lẽ, câu ca dao quen thuộc nhất, được nhiều người hay nhắc đến là:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Câu ca dao này nhắc đến địa danh Nhà Bè - chuyện tích cảm động về nhân vật Thủ Huồng xưa làm bè ở ngã ba sông để làm từ thiện, tích đức. Nơi ngã ba sông ấy chia đôi đường để đi đến Gia Định hay Đồng Nai. Đất Đồng Nai như mời gọi những ai muốn đến, muốn về.
Xứ sở Đồng Nai của một thời, muôn ngàn khó khăn đối với những người di dân thuở khai khẩn, được thể hiện trong câu ca:
Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um.
Thế nhưng, vùng đất rộng người thưa ấy qua một thời được khai khẩn đã trở thành vùng đất mới đầy hứa hẹn. Người di dân đến đây tìm được nguồn lợi và mưu cầu về một cuộc sống tốt hơn. Không những thế, xứ sở này được họ khai phá trở thành một nơi danh tiếng:
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
hay:
Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô.
hoặc:
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.
Vùng Đồng Nai trở nên danh tiếng khi trở thành vùng có nước ngon, gạo nhiều. Đồng Nai trở thành một nơi sản xuất lúa gạo lớn của cả vùng đất phương Nam, được nhắc đến trong câu: "Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang". Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (năm 1820) có viết: "Bà Rịa là đầu trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa đứng đầu...".
Đồng Nai có con sông lớn, nước ngọt, trong xanh. Phát tích từ cao nguyên Langbian, sông Đồng Nai vượt qua bao thác ghềnh, núi đồi để hòa biển Đông. Những nơi dòng sông đi qua để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú từ Cát Tiên đến thác Trị An, làng Tân Triều...
Đồng Nai nguồn mọi cao sang
Chảy xuống hai hàng, hàng Đại, hàng Sâm.
Hàng Sâm là một địa danh của thác Trị An, ngọn thác cuối cùng trên dòng chảy sông Đồng Nai. Thác Trị An gắn liền với những truyền thuyết lý thú.
Danh xưng Đồng Nai còn được nhắc đến như một đối sánh với đất kinh kỳ "Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai". Hình ảnh của sông Đồng Nai đi với chùa Thiên Mụ vang danh xứ Huế như một điều thề hứa vững chắc:
Bao giờ cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Hơn ba trăm năm có lẻ, Biên Hòa xưa - Đồng Nai nay, trải qua bao biến thiên lịch sử đã ghi lại nhiều dấu ấn trong diễn trình hình thành và phát triển. Trên vùng đất này, nhiều địa danh, di tích, vùng đất, con sông, bến nước, làng quê, cù lao... với tên gọi, đặc điểm riêng được nhắc đến nhiều trong những bài ca dao thân thuộc.
- Nước Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi.
- Ngó lên Châu Thới có đám mây bạch
Ngó xuống Rạch Cát thấy con cá trạch đỏ đuôi.
- Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá buôi sầu huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An...
Những bài ca dao ấy là một phần trong di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này giúp chúng ta hiểu biết thêm về Đồng Nai hiện nay.
Câu hỏi khá rời rạc và có phần không hợp lí, em có ghi đúng đề không nhỉ
Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh ( Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế:
+ Liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
+ Từ láy “lờ đờ”
+ Hình ảnh “bóng ngả trăng chênh”, “tiếng hò xa vọng”, …
- Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.
câu ca dao nói về thiên xứ ở đồng nai:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về