K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.

6 tháng 2 2023

- Các cấp độ tổ chức sống: phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển.

- Mối quan hệ thứ bậc giữa các cấp độ tổ chức sống: Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có. 

22 tháng 3 2023

- Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.

Ví dụ:

- Các cá thể tương tác với các cá thể khác và với môi trường vật lí dựa trên cơ sở các hoạt động truyền tin ở cấp độ tế bào.

- Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.

- Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống cùng với sự chuyển hóa của vật chất.

- Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:

+ Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 
+ Là những hệ mở và tự điều chỉnh.

+ Liên tục tiến hóa.

- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống mở vì:

+ Mọi cấp độ tổ chức sống đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường; sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

+ Các cấp độ tổ chức sống cũng là hệ thống luôn tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường, đồng thời truyền thông tin trong hệ thống cũng như giữa các hệ thống sống.

- Các cấp độ tổ chức sống là hệ thống tự điều chỉnh vì: Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh, duy trì các thông số bên trong hệ thống một cách ổn định, nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa cân bằng động trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

- Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ bậc cấu trúc nhỏ hơn là các bào quan, phân tử, nguyên tử.

- Cơ thể là cấp độ tổ chức sống có các bậc cấu trúc không gian là mô, cơ quan, hệ cơ quan.

- Quần thể là cấp độ tổ chức sống tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.

- Quần xã là cấp độ tổ chức gồm các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lí ở cùng một thời điểm.

- Các quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.

22 tháng 3 2023

Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp tổ chức sống là:

- Cung cấp những hiểu biết về mối quan hệ trong giữa các cấp độ tổ chức sống.

- Hiểu được vai trò của mỗi cấp độ tổ chức sống trong thế giới sống và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng để có phương án sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật.

6 tháng 2 2023

Mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người được thể hiện ở hình 3.2:

- Quan hệ thứ bậc về cấu trúc: Các cấp độ tổ chức tạo nên hệ tiêu hóa trong cơ thể người có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc trong đó tế bào biểu mô ruột → biểu mô ruột → ruột non → hệ tiêu hóa → cơ thể.

- Quan hệ thứ bậc về chức năng: Tế bào biểu mô ruột thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hóa thực hiện được chức năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người. 

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
17 tháng 10 2021

- Tế bào gồm nhiều mô có chức năng giống nhau 

- Mô, cơ quan, hệ cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách độc lập

17 tháng 10 2021

- Tế bào gồm nhiều mô có chức năng giống nhau - Mô, cơ quan, hệ cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách độc lập

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là? "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào ?Câu 2. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố đại lượng là những nguyên tố nào?Câu 3. vai trò của các nguyên tố đại lượng?. Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể?Câu 4. Thiếu một lượng nhỏ Iốt, Fe chúng ta có thể...
Đọc tiếp

Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là? "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chức sống nào ?

Câu 2. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố đại lượng là những nguyên tố nào?

Câu 3. vai trò của các nguyên tố đại lượng?. Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể?

Câu 4. Thiếu một lượng nhỏ Iốt, Fe chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?

Câu 5. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là? Các nguyên tố ... tạo nên mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid.

Câu 6. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì?

Câu 7. Thức ăn cung cấp chủ yếu cacbohydrat cho con người là?

Câu 8. Chức năng chính của lipid là gì?Chức năng chính của phospholipid trong tế bào là gì?

Câu 9. điểm cấu trúc chung của cả ba loại RNA, DNA?

Câu 10. Những sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính?

0
13 tháng 12 2021

Tk:

+ Tổ chức thế giới sống: 

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.

+ Các cấp độ tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.