K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Truyện ngắn ''Tôi đi học "Được kể ở ngôi nào ?Ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ cuat nhân vật?Tình huống trong truyện này có gì đặc biệt. Bài 2:Thủ pháp hồi tưởng đã được sử dụng khá hiệu quả trong văn bản ''Tôi đi học "=1 đoạn văn diễn dịch 12 đến 15 câu hãy phân tích ví dụ đó để thấy rõ diều đó .Trong đoạn văn có sử...
Đọc tiếp

1.Truyện ngắn ''Tôi đi học "Được kể ở ngôi nào ?Ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả gì trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ cuat nhân vật?Tình huống trong truyện này có gì đặc biệt.

Bài 2:Thủ pháp hồi tưởng đã được sử dụng khá hiệu quả trong văn bản ''Tôi đi học "=1 đoạn văn diễn dịch 12 đến 15 câu hãy phân tích ví dụ đó để thấy rõ diều đó .Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép 1 câu hỏi tu từ

3 Văn bản "Tôi đi học " gợi cho em nhớ đén văn bản nào của (Sgk/7).Chỉ ra điểm giông và khác nhau của 2 van ban

4Trong bai văn Trong Lòng Mẹ co nhiều hình ảnh thấy bé hồng khóc so sánh khác nhau về cảm xúc được thể hiên qua 2 chi tiết: +Tôi cười dài trong tiếng khóc

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở

3
14 tháng 9 2018

Mk đang cần gấp giúp mk nhe hihi

17 tháng 9 2018

ko ai giúp mk à

Chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả, kết hợp hài hòa giữa kể tả và bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

 
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Độ dài văn bản: ngắn gọn, xúc tích.

- Cốt truyện đơn giản, chỉ xoay quanh cuộc nói chuyện của bốn vị quan.

- Truyện chỉ bao gồm 4 vị quan và 1 anh lính.

15 tháng 9 2023

- Em đã đọc truyện ngắn Tôi đi học

- Theo em, ý kiến trên chính xác vì: Thanh Tịnh thuộc loại nhà văn viết không nhiều. Tác phẩm của ông không gây ra những choáng váng, đột ngột mà nhẹ nhàng thấm sâu. Chừng nào con người còn yêu thương cảm xúc, còn nặng lòng gắn bó với quê hương, đồng loại thì còn tìm thấy trong những trang viết của Thanh Tịnh mối dây đồng cảm và niềm an ủi.

21 tháng 7 2021

1) 

a.  Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."

b. Tham khảo:

    Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 

2)  Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

* Cách kể chuyện:

 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

 - Bé Đản ngây thơ

 - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

 - Vũ Nương yêu thương chồng con.

* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

21 tháng 3 2020

Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm.Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông'“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo:

Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước cách mạng. Các tác phẩm của ông sáng tác trên hai đề tài lớn là người trí thức và người nông dân, nhưng thành công hơn cả là khi ông viết về đề tài người nông dân. Viết về người nông dân, nhà văn có khuynh hướng khám phá, phát hiện những vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong con người họ. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy.

Trước hết về nhân vật lão Hạc, lão có số phận bi thảm nhưng ẩn sau đó là những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho người nông dân. Số phận lão Hạc cũng là số phận chung của biết bao người nông dân trước cách mạng. Vợ lão chết sớm, lão ở vậy gà trống nuôi con. Đứa con lớn lên vì không lấy được người mình yêu nên phẫn chí bỏ nhà ra đi. Lão ở vậy một mình với cậu Vàng – kỉ vật người con trai để lại. Nhưng cuộc đời lão càng ngày lại càng bi đát hơn, lão bị ốm, lão tiêu tốn nhiều tiền dành dụm cho con, bởi vậy lão đành bán cậu Vàng – người bạn đã ở bên giúp lão vơi bớt nỗi buồn khi phải xa con. Khi bán cậu Vàng lão vô cùng đau đớn, ân hận. Nỗi ân hận đó được thể hiện qua đoạn văn miêu tả đặc sắc: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc. Tình cảnh của lão thật đáng thương, lão luôn sống trong sự day dứt, dằn vặt bản thân.

Nhưng ẩn đằng đó chính là những phẩm chất cao đẹp của người nông dân lương thiện. Lão là một người giàu tình yêu thương, tình yêu thương đó được thể hiện ngay cả với một con vật: lão gọi chó là cậu Vàng, gọi nịnh như gọi một đứa trẻ, ông chăm sóc cậu Vàng chu đáo: cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu, không chỉ vậy ông còn trò chuyện, mắng yêu cậu vàng, cậu Vàng làm lão bớt cô đơn, vơi đi nỗi nhớ con. Tình cảm sâu nặng của ông với cậu Vàng có nguồn gốc sâu xa từ tình yêu thương con của lão Hạc, con chó là kỉ vật thiêng liêng mà người con để lại cho ông trước khi đi đến đồn điền cao su.

Tình phụ tử ở lão Hạc cũng vô cùng sâu sắc, thiêng liêng. Vì cảnh nghèo không cưới được vợ cho con, lão vô cùng đau đớn, bởi vậy bao nhiêu tiền của làm được lão đều dành dụm cho con, lão chịu kham khổ, để người đời chửi mắng chứ nhất định không chịu tiêu lạm vào tiền của con. Sau khi bị bệnh nặng, lão chỉ ăn khoai, hết khoai lão ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc, rau má, củ ráy, nghĩa là vớ được thứ gì lão ăn thứ ấy,… Và cuối cùng lão lo lắng sẽ tiêu hết tiền cho con nên lão đành chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con trai mình. Cái chết đau đớn của lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao.

Mặc dù nghèo khổ nhưng lão luôn giữ lòng tự trọng. Lão không nhận bất cứ sự giúp đỡ của ai, ngay cả khi ông giáo đề nghị giúp, lão từ chối một cách hách dịch, bởi lão hiểu hoàn cảnh gia đình ông giáo cũng nghèo túng chẳng khác gì gia đình mình. Lòng tự trọng đó còn được thể hiện trong cách thức tìm đến cái chết của ông. Trước khi chết ông để lại tiền nhờ bà con lo ma chay, không muốn phiền hà đến hàng xóm. Lão chết bằng cách ăn bả chó, cái chết đau đớn, dữ dội như một lời tạ tội với cậu Vàng. Cái chết của lão Hạc chính là sự khẳng định cho sức sống bất diệt của nhân cách trong ông.

Ngoài nhân vật lão Hạc trong tác phẩm ta còn thấy nổi bật lên hình ảnh của một ông giáo nghèo, người bạn thân thiết của lão Hạc. Ông giáo có sự đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của lão Hạc: an ủi, động viên khi lão bán chó, chia sẻ nỗi buồn với lão Hạc, luôn tìm mọi cách làm cho lão khuây khỏa, lạc quan. Ông còn là người am hiểu tường tận nhất vẻ đẹp nhân cách của lão hạc: “Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nghĩa khác ấy chính là con người có nhân cách cao đẹp nhưng lại phải chết vật vã, đau đớn và cái chết ấy lại càng làm sáng hơn nhân cách cao đẹp của lão.

Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc: câu chuyện được kể bởi nhân vật tôi (ông giáo) người luôn bên cạnh lão Hạc, bởi vậy khiến câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi, ngoài ra khiến mạch kể trở nên tự nhiên, linh hoạt, tạo điều kiện kết hợp tả, kể với bình luận một cách tự nhiên, sinh động. Giọng văn đa dạng, thay đổi linh hoạt. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, những bước ngoặt của truyện giúp bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn của văn bản: nhân vật được khắc họa qua diện mạo, ngôn ngữ đối thoại, diễn biến tâm trạng và qua lời nhận xét, bình luận của các nhân vật khác, bởi vậy chân dung nhân vật hiện lên chân thực, sinh động hơn.

Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, lôi cuốn Nam Cao đã cho người đọc thấy chân dung số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng, họ bị đẩy đến bước đường cùng phải tìm đến cái chết. Nhưng đằng sau đó còn là chân dung tinh thần đẹp đẽ: giàu tình yêu thương và nhân cách cao đẹp.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhan đề gợi lên sự tò mò và mong muốn được đọc truyện để thấy được bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng thiên nhiên khi rừng kết muối.

8 tháng 5 2016

HELP ME!

8 tháng 5 2016

ngu bo ma hoi cai deo j