Bài 1: Chỉ ra những việc mà các nhan vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm.
- Vua Hùng:..........
- Mị Nương:.........
- Sơn Tinh:...........
- Thuỷ Tinh:.........
Mk cần gấp. CẢM ƠN
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ
- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na
- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi
- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh
a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm
b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:
Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.
c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:
+ Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian
+ Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai
+ Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện
* Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
- Vua Hùng: Nhân vật phụ, nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
- Mị Nương: Nhân vật phụ, nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như thế.
- Thủy Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều. Hình ảnh thần thoại hóa sức mạnh của lũ bão ở vùng châu thổ sông Hồng.
- Sơn Tinh: Nhân vật chính, đôi lập với Thủy Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
Vai trò của Sơn Tinh và Thủy Tinh : phản ánh tới hiện tượng mưa lũ thường xuất hiện trong năm .
Ý nghĩa _____________________: _________________________________________________
Vai trò của Vua Hùng và Mị Nương: thêm phần nội dung cho truyện .
nếu đổi tên cho truyện thì không được vì những người viết ra chuyện thường lấy sự việc cũng như nhân vật chính để đặt tên cho câu truyện của họ
vì vua hùng nghĩ rằng sơn tinh ở trên cạn sẽ giúp cuốc sống của mị nương con gái của ngài thuận lợi hơn còn thủy tinh sống dưới nước mà mị nương không thể sống dưới nước cho nên ngài chọn những thứ ở trên cạn để giúp cho sơn tinh thắng.
> . < theo tớ nghĩ là như thế
vì vua hùng đã có ý chọn sơn tinh nhưng sợ mất lòng thủy tinh
Câu 1. Sự việc trong văn tự sự (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.
b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?
Đáp án:
a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Sự việc khởi đầu là (1).
– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)
– Sự việc cao trào là (6)
– Sự việc kết thúc là (7)
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.
– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.
– Kết thúc: (7)
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.
Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.
Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
Câu2. Nhân vật trong văn tự sự (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:
– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
– Được gọi tên, đặt tên;
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;
– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;
– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?
Đáp án:
a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)
– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)
b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.
Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…
Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…
Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.
Refer
Ta là Sơn Tinh, vị thần cai quản núi Tản Viên hùng vĩ. Hôm nay ngồi ngắm cảnh Phong Châu xanh tươi trù phú với những cánh đồng bát ngát, những vườn cây hoa trái tỏa hương ngào ngạt ta bỗng bồi hồi nhớ lại câu chuyện năm xưa…
Hồi đó, vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái tên là Mị Nương xinh đẹp nết na. Vua rất thương con nên muốn kén cho nàng một tấm chồng xứng đáng.
Được tin vua mở hội kén rể, ta nhanh chóng cưỡi bạch hổ đến thành Phong Châu xin cầu hôn công chúa.
Khi ta bước chân vào cung điện thì cùng lúc đó cũng có một vị thần đến cầu hôn. Vị thần này cưỡi trên một con rồng uy nghi. Vua truyền ta và vị thần đó vào. Vị thần đó xưng là Thủy Tinh và xin đươc trổ tài trước. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm giông bão, sấm chớp nổi đùng đùng, cây cối nghiêng ngả. Vua Hùng và các vị Lạc hầu có vẻ khiếp sợ. Đến lượt ta trổ tài, ta vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi và hiện ra những cánh đồng bát ngát, những khu vườn sai trĩu quả.
Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Một lúc sau vua ra bảo ta và Thủy Tinh: Các thần đều ngang tài ngang sức, trẫm không biết chọn ai cả, vậy ngày mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho. Ta và Thủy Tinh hỏi sính lỗ cần những gi, vua bảo: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Mờ sáng tinh mơ ngày hôm sau, khi ánh bình minh của một ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn chìm trong màn sương huyền ảo thì ta và đoàn tùy tùng đã hối hả lên đường. Khi đến thì Thủy Tinh vẫn chưa tới, ta dâng sính lễ cho vua Hùng và vui mừng được rước Mị Nương về núi.
Đạng đi chợt ta thấy mây đen ùn ùn kéo tới. Gió mạnh quật những cành cây đổ ngổn ngang. Chớp loang loáng như những con rắn trắng trên nền trời đen kịt. Sấm đùng đùng như muốn làm nổ tung trời đất. Trong giông tố ta thấy Thủy Tinh hiện ra. Thủy Tinh cười rồng đen, theo sau là một đoàn thủy quái nhe răng gào rú. Thủy Tinh dâng nước lên cuồn cuộn thành những cột sóng lớn làm ngập nhà cửa, ruộng vườn. Ta biết Thủy Tinh muốn đòi cướp Mị Nương.
Nhìn cảnh dân kéo nhau chạy lên núi lòng ta đau đởn vô cùng. Ta gọi hổ vằn, gọi xám, gấu nâu đến giúp sức chống lại Thủy Tinh. Ta dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng quả núi dựng thành đất ngăn dòng nước lũ đang ào ào ập đến. Nước dâng cao bao nhiêu thì núi cao lên bấy nhiêu. Quân của ta và Thủy Tinh giao chiến hàng tháng trời mà vẫn không phân thắng bại.
Dần dần sức của quân Thủy Tinh suy kiệt mà đoàn quân của ta vẫn vững vàng. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức nên phải rút quân về.
Sau đó, ta lại dùng phép làm cho cây cối nghiêng ngả đứng thẳng lại. Những cánh đồng trở lại xanh tươi. Nắng vàng trải khắp thành Phong Châu.
Từ đó, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lên đòi cướp Mị Nương nhưng năm nào cũng thua ta.
Bây giờ Thủy Tinh càng ngày càng có vẻ ghê gớm hơn xưa, nhưng ta tin rằng các con cháu của vua Hùng sẽ cùng ta tiếp tục trừng trị hắn, bảo vệ cuộc sống cho dân lành…
không thích hợp vì :chi tieetds này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở nước ta
ko thích hợp vì tên quá dài dòng
thích hợp vì đây cũng nói lên chiến công vang dội của sơn tinh
Gọi tên truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là Vua Hùng kén rể không thích hợp vì :chi tiết này chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt ở nước ta
Gọi tên truyện là Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh ko thích hợp vì tên quá dài dòng
Gọi tên truyện là Bài ca chiến công Sơn Tinh thích hợp vì đây cũng nói lên chiến công vang dội của sơn tinh
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, vẫy tay làm đất nổi cồn núi, - dùng phép lạ bốc đồi, dời núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió, hô mưa, dâng nước sông cuồn cuộn lên đánh Sơn Tinh., hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.