Lập dàn ý cho đề bài học tập là cuốn vở không có trang cuối
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gương mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
1.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
Đề 1 :
Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích
Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế
Đề 2 :
Dàn bài:
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)
– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.
– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)
2. Thân bài
– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.
– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…
– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?
3. Kết bài
– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.
– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển."Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
Tham khảo:
1. Mở bài- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo:
- Bút bi trong bài thuyết minh chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
d. Bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
f. Ý nghĩa của cây bút bi:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
3. Kết bài
Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
1. Giải thích
2. Phân tích – chứng minh
3. Đánh giá – mở rộng
4. Bài học
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.
Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,... được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,... để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
"Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại
Nghị luận Học tập là cuốn vở không có trang cuối - Mẫu 2
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế nên có ý kiến cho rằng: "Học tập là cuốn vở không có trang cuối".
Thật vậy! Học tập là một công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Học tập là quá trình tiếp thu tri thức của nhân loại. Học tập là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Chúng ta có thể học bằng nhiều hình thức, học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và ở bất cứ ai. Ai đó đã nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Bởi kiến thức của nhân loại là biển cả mênh mông, còn những gì mà chúng ta biết và tiếp thu được chỉ là những hạt cát. "Học tập là cuốn vở không trang cuối" là một cách nói ẩn dụ. "Cuốn vở không trang cuối" là hình ảnh tượng trưng cho sự rộng lớn, mênh mông của tri thức. Cuộc sống luôn vận động, mỗi ngày lại có thêm vô số những phát minh mới, kiến thức mới... làm cho chân trời tri thức càng thêm rộng mở. Câu nói "Học tập là cuốn vở không trang cuối" vừa khẳng định tầm quan trọng của học tập, vừa nhắc nhở mỗi chúng ta cần có ý thức phấn đấu vươn lên, vượt qua những giới hạn để phát triển không ngừng, chạm đến những bậc cao hơn trong quá trình chinh phục đỉnh cao tri thức.
Học tập là một công việc phải làm suốt đời không ngừng nghỉ. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Chúng ta không chỉ học từ trường lớp, thầy cô, bạn bè, qua sách báo, tivi, internet... mà còn qua mỗi người mà chúng ta gặp. Học ở họ cách sống và cả tri thức, những vốn sống cần có, quý giá của mỗi con người. Học để tồn tại, để khẳng định chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn không thôi ngưỡng mộ những tấm gương say mê và thành công trên con đường học vấn, nhưng học chưa bao giờ dừng lại.
Chúng ta hãnh diện và tự hào, ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu – người Việt Nam được vinh danh thế giới với giải thưởng toán học Fields danh giá, chứng minh bộ đề cơ bản Langland. Không dừng ở đó, ông còn cố gắng học tập, nghiên cứu để vươn cao, vươn xa hơn, cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.
Chúng ta có thể tự hào về một chàng trai người Việt được vinh danh tại Úc - Nguyễn Trọng Nghĩa. Từ học sinh xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nghĩa đã đạt danh hiệu danh giá "sinh viên quốc tế của năm". Nhưng không dừng lại ở đó, bạn còn nuôi khát vọng được cống hiến cho nền giáo dục, luôn trau dồi học tập và rèn luyện.
"Học tập là cuốn vở không có trang cuối". Lênin cũng đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Học tập là một quá trình vận động không ngừng, là một công việc phải làm suốt đời. Thế nhưng "học phải đi đôi với hành" và học phải có chọn lọc. Chúng ta cần phải chủ động tìm kiếm và mở mang tri thức. Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng, sẽ có lắm khó khăn và thử thách. Ngay từ bây giờ, cần tạo cho mình một động lực phấn đấu, xác định ước mơ và vạch định kế hoạch để phấn đấu không ngừng. Những kẻ sống mà không biết phấn đấu, chỉ nói không làm hay gặp khó khăn mà chùn bước sẽ mãi là những kẻ vô danh, bị thời gian làm cho quên lãng. Nhất là tuổi trẻ: "Đời người chỉ có một, phải sống làm sao để không phải hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí".