viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm: Phê phán thói ham mê cờ bạc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Có một thực tế không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay, đó là cùng với mức sống ngày càng cao, lớp trẻ dễ dàng bị cuốn vào những thói quen, lối sống không tốt. Trong đó, thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay rất đáng chú ý.
Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? “Thói” là lối, cách sống hay hoạt động có chiều hướng tiêu cực, được lặp đi lặp lại, lâu ngày thành quen khó bỏ. “Ăn chơi đua đòi” chỉ hành động a dua, tụ tập thành một đám đông để làm gì đó theo ý muốn, sở thích cá nhân. Thói ăn chơi đua đòi là lối sống có xu hướng bắt chước, học theo, đua theo người khác và thể hiện nó một cách tự tin thái quá. Thói ăn chơi đua đòi trái ngược với sống giản dị, hài hòa.
Thói ăn chơi đua đòi là tình trạng phổ biến trong xã hội, có ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng thường nghiêm trọng hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ nước ta mắc phải “căn bệnh” này. Nó biểu hiện ở việc đua nhau mặc “mốt” mới, học nhau xài đồ hiệu, hút thuốc lá cho thật “ngầu”, xăm trổ thật “nghệ thuật”, phì phèo điếu shisha nhả làn khói trắng cho “đúng điệu”… rồi khoe khoang, đo xem ai “hoàng gia” hơn. Đa phần những thói quen đó không chỉ tiêu tốn nhiều tiền của mà còn tạo nên những “phong cách” vô cùng dị hợm, quái thai, kệch cỡm và mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thói xấu này là do cám dỗ. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai bộ mặt: thiên thần và ác quỷ. Chính mặt ác quỷ khiến cho con người luôn bị cái xấu hấp dẫn, cám dỗ. Trong khi đó tuổi trẻ luôn tò mò, ham thú cái mới, cái lạ, lòng tự trọng cao luôn muốn khẳng định bản thân. Cùng với đó là một nền giáo dục chưa đủ sát sao trong vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng sống cần thiết cho học sinh, sinh viên. Do đó, giới trẻ rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thói quen xấu. Phụ huynh học sinh phải chịu một phần trách nhiệm khi không có sự quan tâm đúng mức, chỉ lo làm ra thật nhiều tiền rồi về cho con vài đồng tiêu “vặt”. Nói là tiêu vặt nhưng số tiền đó không hề ít một chút nào. Tuy nhiên, tôi tin rằng, bản thân mỗi người vẫn là nguyên nhân chính. Bởi bộ phận nhóm trẻ không hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, không tự rèn luyện lối sống hợp lí cho bản thân cũng là nhóm mắc phải thói ăn chơi đua đòi.
Và hậu quả mà thói xấu này không hề nhỏ. Thói ăn chơi đua đòi làm suy đồi thuần phong mỹ tục tốt đẹp của Việt Nam, làm tha hóa bản chất giản dị, thanh cao của người Việt, khiến chúng ta trở nên xấu xí, tầm thường, thảm hại trong con mắt của bạn bè quốc tế. Thậm chí, nó không chỉ còn là vấn đề đạo đức, văn hóa đơn thuần mà còn vấn đề về tính mạng của con người. Thói đua xe là một thí dụ điển hình. Không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra dẫn tới cái chết của bản thân những thanh niên tham gia và cả thương vong không đáng có của những người đi đường.
Thí dụ trên là lời cảnh tỉnh với các bạn trẻ hãy thực hiện nghĩa vụ học tập thật tốt, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống cần thiết để luôn tỉnh táo và cẩn trọng trước mọi điều trong cuộc sống. Tri thức mới là sức mạnh thực sự chứ không phải ở điện thoại “xin” trên tay hay chiếc xe “sang” bạn ngồi mỗi sáng đến trường.
Tóm lại, ăn chơi đua là một hiện tượng xấu cần loại bỏ trong xã hội. Mặc dù nó thuộc về bộ phận nhỏ song không ngăn chặn sớm nó sẽ thành “bệnh dịch” lây lan ra toàn xã hội. Câu hỏi đặt ra là bản thân giới trẻ cũng như các phụ huynh, nhà trường và Nhà nước cần làm gì để ngăn chặn và loại bỏ căn bệnh đó mà thôi. Câu trả lời có ở tự thân mỗi người.
Tham khảo nha em:
Bao trùm tác phẩm Hịch tướng sĩ là lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng, ý chí căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc. Ôi, đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân! Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.
ThamKHẢO
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-voi-luan-diem-trong-hich-tuong-si-long-yeu-nuoc--faq271997.html#:~:text=Vi%E1%BA%BFt%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20v%C4%83n,s%C4%A9%20d%C6%B0%E1%BB%9Bi%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bng.
Game onl có rất nhiều tác hại cho người chơi. Khi mà thời đại hiện nay, internet hay mạng xã hội trở nên phổ biến rộng rãi, ai mà không biết đến game còn bị gọi là quê mùa, hai lúa. Có thể nói rằng cái gì cũng có hai mặt, các trò chơi giải trí trên mạng không hẳn là có hại hết. Nếu dùng game để xả street sau việc học hành hoặc việc gì áp lực trong 1 thời gian vừa phải chuẩn mực thì điều đó hoàn toàn là đúng. Nhưng ở chiều khác, nếu quá nghiện game thì thật sự là sẽ sinh ra nhiều tác hại. Trước tiên, ta giải thích "nghiện game" là gì ?. Nghiện game là đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ về các trò chơi, hoạt động hay những gì liên quan ở trong trò chơi đó, luôn muốn chơi game, không bao giờ muốn ngừng việc chơi mà làm điều gì khác. Tình trạng đó cực kỳ phổ biến hơn ở lứa tuổi giới trẻ hiện nay, nguyên nhân cũng là do không biết kiểm soát bản thân, ham mê ham chơ. Và điều đó là không hề tốt!. Khi chơi game quá nhiều sẽ có hại về sức khỏe, lo chơi mà không hoạt động ăn uống lành manh và hại nhất là về mắt của mình. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng điện thoại, máy tính quá nhiều thì ta sẽ bị nhức mắt, mỏi mắt và việc mắt phải làm việc quá nhiều như vậy sẽ dẫn đến cận thị ở độ nặng sớm. Bằng chứng là cứ đi ra đường gặp học sinh, 5 người thì có 1 người đeo mắt kính. Chơi game quá nhiều làm cho người chơi sinh ra ảo giác khi sống trong thế giới ảo quá nhiều, không phân biệt được đâu là ngoài đời đâu là trong game dẫn đến một số sự việc đáng tiếc xảy ra về tính mạng con người. Game làm cho người chơi bị mệt mỏi, bị kiệt sức không còn ham thú với học hành, công việc của bản thân. Ngoài ra, khi quá mê game thì điện thoại sài trong mấy tiếng sẽ hết pin, khi đó người chơi không có máy dẫn đến việc vừa sạc vừa chơi. Và qua sự việc đó, có một số người đã bị nổ, cháy tay mắt. Game online còn khiến cho tương lai ta mờ mịt đi, thử hỏi chơi game suốt ngày thì liệu con người ta làm sao có thể thành công?. Trên đời không có việc vô lý như vậy. Giải pháp cho tình trạng này là chuyển chữ online thành chữ lành mạng. Tức trò chơi lành mạnh, tức những trò chơi cần đến hoạt động tay chân, đầu óc. Hoặc chúng ta có thể thử tìm thú vui mới lành mạnh mà không phải là game, quản lý thời gian chơi game và hạn chế lại. Khép lại đoạn văn, chơi gam online không xấu mà không biết cách quản lí mình mới xấu.
✿T.Lam ☕
Thói quen lười biếng trong học tập không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là một vấn đề đáng lo ngại đối với học sinh hiện nay. Hậu quả của thói quen này không chỉ làm suy giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, việc lười biếng khiến cho họ thiếu lòng tự giác và sự trách nhiệm với việc học. Thay vì chủ động tìm kiếm kiến thức mới và nâng cao kỹ năng, họ thường lạc quan vào con đường thuận lợi và thoải mái.
Thói quen lười biếng còn tác động tiêu cực đến tinh thần và tâm lý của học sinh. Những người này thường trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng khi đối mặt với những bài kiểm tra và deadline. Tình trạng này không chỉ làm giảm động lực mà còn ảnh hưởng xấu đến tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của họ.
Hậu quả của thói quen lười biếng không chỉ giới hạn trong thời kỳ học sinh mà còn kéo dài đến tương lai nghề nghiệp. Những người có thói quen này thường khó có thể tự lập, tự quản lý công việc và gặp khó khăn khi đối mặt với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đồng thời, sự thiếu kiên thức và kỹ năng cần thiết cũng là những thách thức lớn khi họ bước vào thế giới công việc.
Do đó, để xây dựng một tương lai tích cực, học sinh cần phải nhận thức về hậu quả tiêu cực của thói quen lười biếng và hành động để khắc phục. Tự chủ, đặt mục tiêu cụ thể, và xây dựng lịch trình học tập có thể là những bước khởi đầu để vượt qua thói quen lười biếng, từ đó giúp họ phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống.
Thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Trước tiên, nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của chúng ta. Khi chúng ta lười biếng và không chịu cố gắng, kết quả là chúng ta không thể hoàn thành bài tập, làm bài kiểm tra hoặc hiểu bài giảng một cách tốt nhất. Điều này có thể dẫn đến việc điểm số kém, thiếu kiến thức và cảm giác tự ti. Hơn nữa, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cá nhân của chúng ta. Khi chúng ta không có đủ động lực hoặc ý chí để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chúng ta không học cách vượt qua khó khăn, không rèn luyện sự kiên nhẫn và không phát triển kỹ năng tự quản lý thời gian. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của chúng ta trong tương lai và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu cá nhân. Một hậu quả khác của thói quen lười biếng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức. Khi chúng ta không chịu cố gắng và làm việc chăm chỉ, chúng ta không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao và không đáp ứng được các kỳ vọng của người khác. Điều này có thể dẫn đến sự mất lòng tin, mất động lực và thậm chí là sự mất mát mối quan hệ xã hội. Cuối cùng, thói quen lười biếng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi chúng ta không hoạt động đủ và không duy trì một chế độ sống lành mạnh, chúng ta có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như béo phì, yếu đuối và căng thẳng. Điều này có thể làm giảm khả năng tập trung và gây rối cho quá trình học tập.Tóm lại, thói quen lười biếng đối với học sinh hiện nay có nhiều hậu quả tiêu cực. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, sự phát triển cá nhân, trách nhiệm và đạo đức, cũng như sức khỏe. Chúng ta cần nhận thức về các hậu quả này và cố gắng vượt qua thói quen lười biếng để đạt được thành công và sự phát triển bản thân.
Tham khảo
Sách là người bạn tốt của chúng ta. Bạn biết không, mỗi cuốn sách đều mang những tri thức mà nhân loại đã đúc kết, những tri thức ấy không chỉ mới mẻ mà còn rất hữu ích trong học tập và cuộc sống nữa đấy. Khi bạn đọc sách, bạn sẽ bồi đắp thêm cho mình nhiều kiến thức hơn, biết thêm nhiều điều mới mẻ hơn. Khi bạn đọc sách, bạn sẽ được khám phá chính bản thân mình, có khi còn thấy suy nghĩ, cảm xúc của mình ngay trong chính từng nhân vật, từng câu chuyện. Khi bạn đọc sách, bạn sẽ thấy tâm hồn mình được thanh lộc, thêm yêu cuộc sống, biết đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu hơn. Đọc sách còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi mỗi khi gặp những áp lực trong cuộc sống. Hãy nên dành cho mình một khoảng thời gian trong ngày để đọc những cuốn sách hay nhé, bạn sẽ nhận được nhiều điều hữu ích từ nó đấy.
#Hơi dài chút bạn thông cảm
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh...
Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc "Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 - 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 - 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại" Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực "chiêu mộ" người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và "nhử" họ bằng những phần thường hấp dẫn... Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.
Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện... Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung... Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.
Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.
Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.
Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.
Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.
Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…
Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.
Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất đinh, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các ems a vào là điều bình thường.
Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.
Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trở thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực ‘chiêu mộ’ người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và ‘nhử’ họ bằng những phần thưởng hấp dẫn.. Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp để chơi. Và theo như Qui định của Bộ Gíao Dục thì đó là một trong 5 điều câm kỵ nhất.Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phải trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè, liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp của mỗi chúng ta.Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khóet xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Để thõa đựoc sự ham múôn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện.. Rồi các núơc láng giềng sẽ nghĩ sau về đất nứớc ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lơn cho nền kinh tế nước nhà.Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung.. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạcbằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.