Câu 1: (1,5 điểm)Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56).Câu 2: (0,5 điểm)Tìm những từ ngữ...
Đọc tiếp
Câu 1: (1,5 điểm)
Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56).
Câu 2: (0,5 điểm)
Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng:
“Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra”
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196)
HELP
a. Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm lịch sự. Vì đứa trẻ nói không có từ ngữ xưng hô, nói trống không với người lớn.
b. Có sự vi phạm đó vì nhân vật "con bé" không chịu nhận anh Sáu là ba. Vì người cha đi đánh trận từ khi con bé còn trong bụng mẹ nên con bé chỉ nhìn thấy cha qua tấm ảnh. Người cha đi đánh giặc có vết thẹo dài trên má nên con bé không nhận ra cha mình.