BÀI 1: Viết một đoạn văn chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong trường hợp sau:
a, Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao.
( Hạ Chi Trương)
b, Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người các ấp tưng bừng đi chợ Tết.
( Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
HELP ME!!! Mik cần gấp giúp mik với, mình sẽ tick cho bạn nào có câu trả lời nhanh và hay nhất!!!
Bài 1:
a) Đó là phép đối : Trẻ- Già
Tác dụng:
Chứng tỏ nhà thơ đã xa quê rất lâu đi lúc chỉ còn rất trẻ mà về đã già như ông cụ. Dùng phép đối để làm rõ sự chênh lệch về tuổi tác
b)
Bổ sung câu b:
Dựa theo các gợi ý, bạn chuyển thành đoạn văn nhé!
+ So sánh : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
=> Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Bài làm:
Trong bài thơ chợ Tết của Đoàn Văn Cừ, tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ''sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa'', qua bptt, ta thấy được vẻ đẹp của sương trắng,nógiống như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời. Hay bptt nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang tâm hồn như con người. Tác giả cũng sử dụng nhiều tính từ ,động từ:'' trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...'' Tất cả các bptt được t/g sử dụng thật khéo léo tạo nên một bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê...
Cre:Liana